Bắt buộc hợp pháp hóa lãnh sự không năm 2024

Hợp đồng là một trong những căn cứ quan trọng khi giữa các bên có sự thỏa thuận thực hiện giao dịch, công việc cụ thể. Những hợp đồng ghi nhận giao dịch trên thị trường quốc tế sẽ cần đáp ứng một số điều kiện nhất định theo pháp luật của từng quốc gia có liên quan.

Theo quy định, các giấy tờ, tài liệu từ nước ngoài khi đưa về Việt Nam cần thông qua thủ tục hợp pháp hóa lãnh sự để được công nhận giá trị sử dụng, trừ các trường hợp được miễn hoặc không bị bắt buộc. Vậy có bắt buộc phải hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng hay không?

Hợp đồng quốc tế thường sẽ được viết dưới dạng song ngữ để các bên tham gia vào quan hệ giao dịch có thể hiểu được chi tiết hơn về các thỏa thuận. Việt Nam không ràng buộc các bên phải quy định hợp đồng như thế nào mà chỉ yêu cầu các bên thỏa thuận các điều khoản không vi phạm các điều cấm của pháp luật.

Bản chất hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên giao dịch nên thường không cần đến sự tham gia của nhà nước. Nên không phải trường hợp đều bắt buộc hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng thì mới được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Ví dụ như hợp đồng lao động giữa người nước ngoài và người sử dụng lao động tại Việt Nam cần tiến hành hợp pháp hóa lãnh sự để làm hồ sơ xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam một cách hợp pháp.

Cũng chính bản hợp đồng lao động đó sau khi xin được giấy phép lao động thì các bên chỉ cần giữ bản hợp đồng đã được thảo thuận không cần hợp pháp hóa lãnh sự. Hợp đồng lúc này chỉ để phục vụ cho mối quan hệ lao động giữa người lao động và người sử dụng lao động nên không cần thiết phải hợp pháp hóa lãnh sự.

Tóm lại, để xem xét tính bắt buộc hợp pháp hóa lãnh sự của hợp đồng thì cần đặt vào một hoàn cảnh cụ thể, trường hợp cụ thể. Nếu như bạn đang có bản hợp đồng nước ngoài và không biết nó có bắt buộc phải hợp pháp hóa hay không thì hãy liên hệ ngay cho PNVT nhé!

Trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng

Ngoài những trường hợp không bắt buộc thực hiện, các bạn cũng cần lưu ý đến những trường hợp miễn hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng, cụ thể như sau:

  • Hợp đồng được miễn chứng nhận lãnh sự/hợp pháp hóa lãnh sự [CNLS/HPHLS] theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.
  • Hợp đồng được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền nước ngoài.
  • Hợp đồng được miễn CNLS/HPHLS theo quy định của pháp luật Việt Nam.
  • Hợp đồng mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải CNLS/HPHLS phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Lệ phí để hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng

Lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự được công bố chính thức tại thông tư 157/2016/TT-BTC. Khi bạn cần hợp pháp hóa lãnh sự thì bạn phải nộp lệ phí, trừ các trường hợp được miễn. Cụ thể như sau:

  • Lệ phí để hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng là 30.000 đồng/lần/bản.
  • Chi phí để cấp bản sao giấy tờ, tài liệu từ bản gốc là 5.000đồng/lần/bản.

Thủ tục chứng nhận và hợp pháp hóa lãnh sự ở Việt Nam sẽ do Bộ ngoại giao thực hiện. Đây cũng là cơ quan có thẩm quyền thu phí hợp pháp hóa lãnh sự. Ở TPHCM, bạn có thể gửi hồ sơ hợp pháp hóa tại Sở Ngoại vụ TP. HCM. Còn tại TP. Hà Nội, bạn gửi hồ sơ đến Bộ ngoại giao.

Bên cạnh lệ phí hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam thì để được công nhận giá trị sử dụng hợp đồng tại Việt Nam/nước ngoài bạn cần bỏ thêm chi phí hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của quốc gia đó.

Tóm lại, việc hợp pháp hóa lãnh sự hợp đồng phụ thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể mà bạn sử dụng. Nếu bạn không biết mình thuộc trường hợp nào, hay cần phải tiến hành thủ tục hợp pháp hóa ra sao thì vui lòng liên hệ ngay cho PNVT để được hỗ trợ nhé!

Hợp pháp hóa lãnh sự là một thủ tục hành chính với chức năng xác nhận giá trị của một văn bản công nước ngoài, kiểm tra tính xác thực của chữ ký trên văn bản và tư cách của người ký văn bản đó​

Khi các công dân của một nước muốn một văn bản công được cấp bởi các nhà chức trách của nước đó có hiệu lực tại một nước khác, hoặc ngược lại, một văn bản được cấp bởi các nhà chức trách của nước khác, ví dụ nước nơi công dân đó cư trú, muốn có hiệu lực tại nước đó. Trong các trường hợp này văn bản đó cần được công nhận bởi các nhà chức trách của Quốc gia nơi văn bản này có hoặc muốn có hiệu lực pháp lý.

Theo quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ – CP quy định về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

+ Thông tư Số: 01/2012/TT-BNG, hướng dẫn thực hiện một số quy định của Nghị định số 111/2011/NĐ-CPngày 5/12/2011 của Chính phủ về chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự.

Hợp pháp hóa lãnh sự: là việc cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu của nước ngoài để giấy tờ, tài liệu đó được công nhận và sử dụng tại Việt Nam.

Việc chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự chỉ là chứng nhận con dấu, chữ ký, chức danh trên giấy tờ, tài liệu, không bao hàm chứng nhận về nội dung và hình thức của giấy tờ, tài liệu.

Các giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

2. Giấy tờ, tài liệu được chuyển giao trực tiếp hoặc qua đường ngoại giao giữa cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam và cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

3. Giấy tờ, tài liệu được miễn chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.

4. Giấy tờ, tài liệu mà cơ quan tiếp nhận của Việt Nam hoặc của nước ngoài không yêu cầu phải hợp pháp hóa lãnh sự, chứng nhận lãnh sự phù hợp với quy định pháp luật tương ứng của Việt Nam hoặc của nước ngoài.

Các giấy tờ, tài liệu không được chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự

1. Giấy tờ, tài liệu bị sửa chữa, tẩy xóa nhưng không được đính chính theo quy định pháp luật.

2. Giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị chứng nhận lãnh sự, hợp pháp hóa lãnh sự có các chi tiết mâu thuẫn nhau.

Chủ Đề