Bao nhiêu sinh viên ra trường thất nghiệp 2023

Công ty Cổ phần Đầu tư và Cung ứng Nhân lực Năm Châu [Nam Chau IMS] là một trong những đơn vị đầu ngành trong lĩnh vực tư vấn du học & xuất khẩu lao động.

Liên kết với nhiều thị trường tiềm năng như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc ...trong những năm qua chúng tôi đã đồng hành cùng rất nhiều học sinh và thực tập sinh, tiếp bước cho các em có thể học tập và làm việc thật tốt bên nước bạn.

Trong hơn 82.500 lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp 6 tháng đầu năm ở TP HCM có trên 27.800 người có trình độ từ đại học trở lên, chiếm 36%.

Thông tin được bà Nguyễn Văn Hạnh Thục, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM, cho biết ngày 31/7. Trong 6 tháng qua, số người nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp ở thành phố tăng 7% so với cùng kỳ, tương đương 5.000 người.

Tỷ lệ lao động trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp xếp thứ hai trong tổng số người nộp hồ sơ toàn thành phố. Đứng đầu là nhóm không có bằng cấp chứng chỉ chiếm khoảng 53%, thứ ba thuộc về nhóm có cao đẳng, chiếm gần 6%.

Tỷ lệ lao động trình độ từ đại học trở lên thất nghiệp ở TP HCM cao gấp 2,6 lần so với cả nước. Cụ thể, theo bản tin thị trường lao động của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 6 tháng đầu năm, toàn quốc có hơn 562.600 lao động đăng ký trợ cấp thất nghiệp, trong đó trình độ từ đại học trở lên chiếm 13,85%.

Theo bà Hạnh Thục, lao động thất nghiệp trên địa bàn tăng do các doanh nghiệp lớn trên địa bàn cắt giảm lao động, đơn cử như Công ty Pouyuen ở Bình Tân. Đối với nhóm có trình độ, một số cảm thấy công việc không còn phù hợp, không được tái ký hợp đồng mới nên mất việc.

Nhiều trường hợp xem đây là giai đoạn "nghỉ xả hơi", dừng lại một thời gian để tìm cơ hội việc làm hơn. Với nhóm lao động có trình độ, mức hưởng trợ cấp cao nhất là 23,4 triệu đồng mỗi tháng.

Liên quan lao động có trình độ mất việc, trong báo cáo xu hướng nhân sự nửa đầu năm 2023 được Anphabe công bố mới đây cho thấy nhóm ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề bởi "sóng thần sa thải" là công nghệ thông tin, phần mềm, thương mại điện tử [cắt giảm trung bình khoảng 25% nguồn nhân lực], bất động sản [22%]; tiếp theo là các ngành bảo hiểm [18%], điện tử, công nghệ cao [16%] và du lịch, ẩm thực, nghỉ dưỡng [16%].

Người dân làm thủ tục hỗ trợ thất nghiệp tại Trung tâm dịch vụ việc làm TP HCM, sáng 26/7. Ảnh: Thanh Tùng

Từ tháng 9/2022 đến tháng 5/2023, trung bình cứ 10 doanh nghiệp tại Việt Nam thì có 3 doanh nghiệp buộc phải cắt giảm nguồn nhân lực với quy mô khác nhau để giảm thiểu chi phí. Điều này khiến cho 13% người đi làm tại chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi làn sóng giảm lao động.

Mặc dù ghi nhận làn sóng sa thải lao động vẫn còn tiếp tục kéo dài song báo cáo của Anphabe cũng chỉ ra nhiều điểm tích cực khi cứ 10 người bị cắt giảm, đã có 7 người tìm được công việc mới. Trong số này chỉ một người chấp nhận mức lương thấp hơn, ba người giữ nguyên và ba người có được mức thu nhập cao hơn với mức tăng bình quân 8,7%, tập trung ở các ngành bán hàng, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển.

Người lao động ở những ngành yêu cầu chuyên môn cao như kỹ thuật cơ khí, ngân hàng, vận tải – hậu cần, dược, kiến trúc xây dựng nếu bị cắt giảm vẫn sẽ dễ dàng tìm thấy việc ở các doanh nghiệp cùng ngành.

Một số ngành có xu hướng gia tăng tuyển dụng trong thời gian tới là ngân hàng, giáo dục, đào tạo, tư vấn, dược, thiết bị y tế, chăm sóc sức khỏe... Do đó, những lao động ở những ngành buộc phải thu hẹp vì khó khăn kinh tế có thể tìm thấy cơ hội ở các lĩnh vực khác nếu chịu chuyển đổi.

Từ mùa tuyển sinh năm 2018, Bộ GDĐT quy định, các cơ sở giáo dục đại học phải công bố công khai tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau ra trường của các năm trước. Đây là một trong những căn cứ quan trọng cho chỉ tiêu tuyển sinh hàng năm của các cơ sở đào tạo.

Từ ngày 13/6/2023, Thông tư 10/2023/TT-BGDĐT của Bộ GDĐT [sửa đổi, bổ sung thông tư cũ] quy định về việc xác định chỉ tiêu tuyển sinh đại học bắt đầu có hiệu lực.

Trong đó, có quy định chỉ tiêu tuyển sinh đại học của lĩnh vực không được tăng so với năm tuyển sinh trước liền kề với năm xác định chỉ tiêu và tổ chức tuyển sinh của lĩnh vực đó nếu tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm trong khoảng thời gian 12 tháng của lĩnh vực đó đạt dưới 80%.

Như vậy, số liệu thống kê tỉ lệ sinh viên sau tốt nghiệp có việc làm sẽ là căn cứ quan trọng để Bộ GDĐT giao chỉ tiêu tuyển sinh cho các trường.

Thí sinh tìm hiểu thông tin tuyển sinh của trường đại học.

Theo công bố tỉ lệ sinh viên có việc làm của nhiều trường đại học, con số này đạt rất cao, nhiều trường đạt trên 90%, thậm chí từ 98-100%.

Theo GS.TS Chúc Anh Tú - Trưởng ban Khảo thí và Quản lý chất lượng [Học viện Tài chính], tính đến 30/6/2022, tổng quy mô đào tạo của học viện trên 20.400 nghiên cứu sinh, học viên, sinh viên. Tỉ lệ sinh viên hệ đại học chính quy có việc làm trong 1 năm sau khi tốt nghiệp đạt bình quân trên 97%.

Tại lễ khai giảng hệ đại học chính quy khóa 59 của Học viện Tài chính, lãnh đạo nhà trường cũng thông tin về kết quả khảo sát hằng năm, tỉ lệ sinh viên của học viện có việc làm sau khi tốt nghiệp lên tới 98%.

Theo kết quả khảo sát của Học viện Nông nghiệp Việt Nam, trên 97% sinh viên tìm được việc làm sau khi tốt nghiệp tại các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp...

Theo "Bảng báo cáo tình hình việc làm của sinh viên" năm tốt nghiệp 2021 của Trường Đại học Ngoại thương, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm nằm ở ngưỡng rất cao: 95,65% - 99,29%.

Tỉ lệ sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân tốt nghiệp năm 2021 ra trường có việc làm dao động trong khoảng 84,24% - 97,73%, không hề kém cạnh so với Trường Đại học Ngoại thương. Ngành có tỉ lệ cao nhất là Khoa học máy tính là 97,73%. Ngành Kinh doanh quốc tế lại có tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm thấp nhất là 84,35%.

Tương tự, con số tỉ lệ sinh viên có việc làm ở nhiều trường đại học khác cũng rất ấn tượng. Ví dụ như: Trường Đại học Hoa Sen công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp năm 2021 có việc làm sau một năm của 4 khối ngành đều trên 94% [trong đó khối ngành III tỉ lệ 97,8%].

Đầu năm 2023, Trường Đại học Sư phạm kỹ thuật TP HCM công bố báo cáo kết quả khảo sát cựu sinh viên sau một năm tốt nghiệp đạt tỉ lệ 97,31% [số liệu đã bao gồm chưa có việc làm vì phải học nâng cao]; chỉ có 1,73% đã xin việc nhưng chưa có việc làm.

Trong số các trường đại học công bố tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm, đáng chú ý có trường đạt tỉ lệ 100%. Có thể nhắc đến như Trường Đại học Giao thông vận tải TP HCM, Trường Đại học Kiến trúc TP HCM.

Cần chứng minh rõ ràng

TS Lê Viết Khuyến - Phó Chủ tịch Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam cho rằng, tỉ lệ sinh viên ra trường có việc làm là con số biết nói thể hiện năng lực, chất lượng đào tạo của cơ sở giáo dục đại học đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Tuy nhiên, theo TS Lê Viết Khuyến, những số liệu đó không phải “bốc thuốc” mà được thống kê, khảo sát bài bản, khoa học và có đủ cơ sở tin cậy. Muốn vậy, các trường cần có minh chứng rõ ràng, thực chất để xã hội tin tưởng.

Trong khi theo thống kê của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính riêng trong quý 1/2023, số lao động nghỉ giãn việc của các doanh nghiệp trên cả nước là gần 294 nghìn người; số lao động mất việc làm là 149 nghìn người thì số liệu về sinh viên tốt nghiệp có việc làm sau khi ra trường 2 năm trở lại đây vẫn rất cao. Nhiều câu hỏi đã được đặt ra, liệu bao nhiêu phần trăm trong số đó là thống kê thực chất?

Đây cũng là băn khoăn của không ít người học khi mùa tuyển sinh năm 2023 đang cận kề bởi con số này là căn cứ quan trọng để người học quyết định việc chọn ngành nghề phù hợp.

TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp [Bộ GDĐT] cũng bày tỏ hoài nghi về con số thống kê của các trường đại học trong khi tỉ lệ người lao động mất nghiệp, không có việc làm hằng năm vẫn cao.

Đặt câu hỏi: “Trong tỉ lệ sinh viên có việc làm mà các trường công bố, không chỉ ra cụ thể việc làm ở đây là việc làm gì, có đúng chuyên ngành đào tạo hay không hay sinh viên ra trường làm xe ôm công nghệ cũng tính là có việc làm?”, từ đó TS Hoàng Ngọc Vinh phân tích, chỉ tiêu này tỉ lệ tốt nghiệp phụ thuộc nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Con số này chỉ nên tham khảo, để các trường tự soi, đánh giá hiệu quả, chất lượng đào tạo chứ không nên lấy đó là một động lực để tăng chỉ tiêu đào tạo.

TS Hoàng Ngọc Vinh lo ngại: “Quy định này sẽ như việc kiểm định, khi cần thì làm cho đủ thủ tục. Như vậy sẽ mang tính hành chính, quan liêu và không thực chất”.

Ông Vinh nhìn nhận, việc thống kê tỉ lệ sinh viên ra trường không thực chất nhằm mua lòng tin người học, sẽ rất nguy hiểm. Nhưng khi cơ quan quản lý nhà nước đưa ra chính sách thì các trường sẽ có đối sách là điều dễ hiểu. Nếu cơ quan quản lý không kiểm soát được thì như vậy sẽ không đảm bảo quyền lợi cho người học.

"Việc công khai tình hình việc làm của sinh viên tốt nghiệp là trách nhiệm của các trường, nhưng Bộ GDĐT phải có trách nhiệm kiểm chứng, không thể để các trường muốn nói sao cũng được.

Hơn nữa, bộ đã có quy định nếu tỉ lệ sinh viên tốt nghiệp có việc làm thấp sẽ không được tăng chỉ tiêu, do đó nếu không có sự kiểm chứng thì quy định này trở nên vô nghĩa. Có lẽ phải có giám sát bởi bên thứ ba và phải có chế tài nghiêm khắc nếu gian lận.

Trong điều kiện công nghệ và năng lực quản lý, giám sát hạn chế, tốt nhất nên bỏ điều này ra khỏi quy chế tuyển sinh và nên sử dụng tiêu chuẩn số sinh viên/giảng viên ngành học nào đó vừa đảm bảo chất lượng, vừa điều tiết cơ cấu quy mô theo ngành. Điều này được Luật GDĐH cho phép".

Việt Nam có bao nhiêu người thất nghiệp 2023?

Tính chung 9 tháng năm 2023, số người thất nghiệp trong độ tuổi lao động là khoảng 1,07 triệu người, giảm 13,7 nghìn người so với cùng kỳ năm trước. Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động 9 tháng năm 2023 là 2,28%, giảm 0,07 điểm phần trăm so với cùng kỳ năm trước.

Thế nào là người thất nghiệp?

Tỷ lệ thất nghiệp là phần trăm số người lao động không có việc làm trên tổng số lực lượng lao động của xã hội. Thất nghiệp là thuật ngữ thường được sử dụng trong kinh tế vĩ mô để chỉ tình trạng người đang trong độ tuổi lao động, có đầy đủ khả năng lao động và có nhu cầu tìm việc làm nhưng chưa có việc làm.

Mỗi năm có bao nhiêu sinh viên ra trường?

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, hàng năm có hơn 400.000 cử nhân ra trường. Tuy nhiên, con số thất nghiệp là gần 200.000 lao động [không có việc làm, làm các công việc ngoài chuyên môn, lao động cơ bắp…].

Việt Nam có bao nhiêu người lao động?

Theo Báo cáo Tổng chỉ số nguồn nhân lực năm 2022 của Tập đoàn ManpowerGroup, Việt Nam hiện có một lực lượng lao động dồi dào với khoảng 50,74 triệu người trong độ tuổi lao động.

Chủ Đề