Bảo hiểm tai nạn lao động hạch toán vào đâu năm 2024

Theo điều 1 của Thông tư số 151/2014/TT-BTC thì các khoản chi phúc lợi có tính trực tiếp cho người lao động được coi là chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Công ty chúng tôi có mua bảo hiểm tai nạn, ốm đau cho nhân viên. Giá trị 3 triệu đồng/người/năm. Công ty có ký hợp đồng, có hóa đơn chứng từ đầy đủ. Bảo hiểm này không được quy định trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể. Tuy nhiên chính sách này được nêu quy định nội bộ của công ty. Vậy chúng tôi xin hỏi: Chi phí mua bảo hiểm nêu trên có được coi là chi phí được trừ để tính thuế thu nhập doanh nghiệp không?

Cục Thuế TP.Hồ Chí Minh:

Căn cứ Thông tư số 78/2014/TT-BTC; Căn cứ Thông tư số 151/2014/TT-BTC; Trường hợp Công ty có mua bảo hiểm tai nạn, ốm đau cho người lao động không phải là bảo hiểm bắt buộc, không phải là khoản chi phúc lợi cho người lao động nên không được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho người lao động của doanh nghiệp về tiền lương, tiền công, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội và các khoản phải trả khác thuộc về thu nhập của người lao động.

2. KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 334 – PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bên Nợ:

- Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác đã trả, đã chi, đã ứng trước cho người lao động;

- Các khoản khấu trừ vào tiền lương, tiền công của người lao động.

Bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương, bảo hiểm xã hội và các khoản khác phải trả, phải chi cho người lao động;

Số dư bên Có: Các khoản tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất lương và các khoản khác còn phải trả cho người lao động.

Tài khoản 334 có thể có số dư bên Nợ. Số dư bên Nợ tài khoản 334 [nếu có] phản ánh số tiền đã trả lớn hơn số phải trả về tiền lương, tiền công, tiền thưởng và các khoản khác cho người lao động.

3. PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

  1. Tính tiền lương, các khoản phụ cấp theo quy định phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ các TK 154, 241, 631, 642

Có TK 334- Phải trả người lao động.

  1. Tiền thưởng phải trả cho người lao động:

- Khi xác định số tiền thưởng phải trả người lao động từ quỹ khen thưởng, ghi:

Nợ TK 353- Quỹ khen thưởng, phúc lợi[]

Có TK 334- Phải trả người lao động.

- Khi xuất quỹ chi trả tiền thưởng, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có TK - Thuế TNCN [nếu có]

Có các TK 111, 112

  1. Tính tiền bảo hiểm xã hội [ốm đau, thai sản, tai nạn,…] phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, người nộp khác []

Có TK 334- Phải trả người lao động.

  1. Tính tiền lương nghỉ phép thực tế phải trả cho người lao động, ghi:

Nợ các TK 154, 642

Nợ TK 335 - Chi phí phải trả [đơn vị có trích trước tiền lương nghỉ phép]

Có TK 334- Phải trả người lao động.

đ] Các khoản phải khấu trừ vào lương và thu nhập của người lao động của doanh nghiệp như tiền tạm ứng chưa chi hết, bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, tiền thu bồi thường về tài sản thiếu theo quy định xử lý… ghi:

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có TK 141 - Tạm ứng

Có TK 338 - phải trả, phải nộp khác

Có TK 138 - Phải thu khác.

  1. Tính tiền thuế thu nhập cá nhân của công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp phải nộp Nhà nước, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước [].

  1. Khi ứng trước hoặc thực trả tiền lương, tiền công cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có các TK 111, 112.

  1. Thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có TK - Thuế TNCN [nếu có].

Có các TK 111, 112.

  1. Trường hợp trả lương hoặc thưởng cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp bằng sản phẩm, hàng hóa, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng không bao gồm thuế GTGT, ghi:

Nợ TK 334- Phải trả người lao động

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK - Thuế GTGT phải nộp [].

  1. Xác định và thanh toán các khoản khác phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp như tiền ăn ca, tiền nhà, tiền điện thoại, học phí, thẻ hội viên…

- Khi xác định được số phải trả cho công nhân viên và người lao động của doanh nghiệp, ghi:

Nợ các TK 154[631], 642, 241

Có TK 334- Phải trả người lao động.

- Khi chi trả tiền lương và các khoản khác cho công nhân viên và người lao động khác của doanh nghiệp, ghi:

Bảo hiểm tai nạn lao động hạch toán vào đầu?

Theo đó, chi phí điều tra tai nạn lao động [TNLĐ] được hạch toán như sau: - Đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động: Chi phí điều tra TNLĐ từ người sử dụng lao động được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh và là chi phí hợp lý để tính, nộp thuế thu nhập doanh nghiệp.

Phí bảo hiểm xe ô tô hạch toán vào đầu?

Lúc này, ta dễ dàng định khoản mua bảo hiểm xe ô tô như sau: Chi phí mua bảo hiểm xe ô tô lớn, hạch toán vào Nợ 142/ Nợ 1331 ; Có 331 và 1121. Chi phí mua bảo hiểm xe ô tô không lớn, hạch toán vào Nợ 154/ Nợ 1331 ; Có 331/ Có 1111/ Có 1121.

Bảo hiểm hạch toán vào đầu?

Hạch toán bút toán khi nộp tiền Bảo Hiểm Dựa vào giấy nộp tiền và kết quả bảo hiểm xã hội gửi, kế toán hạch toán như sau: Nợ TK 3383: BHXH – theo tổng tỷ lệ chi phí doanh nghiệp + tỷ lệ trừ vào lương NLĐ Nợ TK 3384: BHYT – theo tổng tỷ lệ chi phí doanh nghiệp + tỷ lệ trừ vào lương NLĐ]

Hạch toán lương vào đâu?

Tài khoản 334 – Hạch toán lương. Tài khoản được dùng để hạch toán tiền lương là tài khoản 334 – Phải trả người lao động. Trong tài khoản 334, chúng ta có TK 3341 – Phải trả cho công nhân viên và TK 3348 – Phải trả cho người lao động khác.

Chủ Đề