Bài tập tính phí thi hành an dân sự

Khi kết thúc xét xử, Tòa án yêu cầu các đương sự nộp án phí thi hành án dân sự, người có quyền lợi có thể yêu cầu Cơ quan thi hành án tiến hành truy thu tài sản nhưng sẽ mất một khoản phí thi hành án dân sự tương đương với giá trị tài sản nhận được.

Xem thêm: Nguyên nhân doanh nghiệp không lựa chọn Thi hành án - Giải pháp của DFC


Phí thi hành án dân sự là gì? Cách tính phí thi hành án dân sự

Thi hành án là thủ tục phát sinh sau khi bản án, quyết định của Tòa hay những cơ quan có thẩm quyền tài phán có hiệu lực. Đây là hoạt động đảm bảo cho đương sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan có thể nhận được lợi ích chính đáng mà mình được pháp luật thừa nhận. Bài viết hôm nay Luật sư DFC sẽ giúp bạn đọc hiểu thế nào là phí thi hành án dân sự cũng như cách tính phí thi hành án dân sự là gì.

Căn cứ pháp lý

  • Luật thi hành án dân sự 2014
  • Thông tư 126/2016/TT-BTC

1. Phí thi hành án dân sự là gì?

Theo quy định tại khoản 7, Điều 3, Luật thi hành án dân sự hợp nhất năm 2014 thì phí thi hành án dân sự là khoản tiền mà người được thi hành án phải nộp khi nhận được tiền, tài sản theo bản án quy định.

Người được thi hành án trong trường hợp này là cá nhân, cơ quan, tổ chức được hưởng quyền và lợi ích trong bản án quyết định được thi hành án. Việc tổ chức thu phí thi hành án dân sự sẽ do chấp hành viên thực hiện sau khi có quyết định, bản án của Tòa án; quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc quyết định giải quyết của Trọng tài thương mại mà người có quyền lợi, nghĩa vụ yêu cầu cơ quan thi hành án tiến hành thi hành án dựa theo các văn bản kể trên.

2. Cách tính phí thi hành án dân sự

Theo quy định Điều 4, Thông tư 126/2016/TT-BTC, mức phí thi hành án dân sự sẽ phải nộp như sau:

STT Số tiền, giá trị tài sản thực nhận Phí thi hành án phải nộp 
1Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 05 tỷ đồng.3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận.
2Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 05 tỷ đồng đến 07 tỷ đồng.150 triệu đồng + 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 05 tỷ đồng.
3Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 07 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng.190 triệu đồng + 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 07 tỷ đồng.
4Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng.220 triệu đồng + 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10 tỷ đồng.
5Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15 tỷ đồng.245 triệu đồng + 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15 tỷ đồng.

Lưu ý những khoản tiền sau đây người được thi hành án có thể được cơ quan thi hành án truy thu mà không phải trả phí thi hành án dân sự:

+ Thứ nhất, Tiền cấp dưỡng, bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm danh dự, tiền lương, tiền công lao động các khoản tiền khác liên quan đến việc bị chấm dứt hợp đồng lao động không đúng quy định của pháp luật.

+ Thứ hai, khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa vùng đặc biệt khó khăn hoặc khoản tiền hỗ trợ chăm sóc sức khỏe giáo dục của người dân mà không nhằm mục đích kinh doanh

+ Thứ ba, hiện vật chỉ có ý nghĩa tinh thần gắn với người thân không có khả năng quy đổi thành tiền

+ Thứ tư, tiền hoặc hiện vật có giá trị không vượt quá hai lần mức cơ sở đối với công chức, viên chức nhà nước theo quy định của pháp luật thời điểm đó

+ Thứ năm, khoản thu hồi từ nợ vay của Ngân hàng chính sách xã hội với đối tượng vay là người nghèo và các đối tượng chính sách khác

+ Thứ sáu, bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí giá ngạch khi xét xử

+ Thứ bảy, tiền tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án theo điểm b, khoản 2, Điều 36 hoặc số tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành án theo khoản 1, Điều 45 Luật thi hành án dân sự.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư DFC liên quan đến vấn đề phí thi hành án dân sự. Trường hợp bạn đọc đang trong giai đoạn thi hành án mà gặp khó khăn trong việc đòi lại tài sản của mình hay vướng mắc hoặc câu hỏi cần giải đáp liên quan đến thủ tục này xin vui lòng liên hệ số 19006512 tổng đài tư vấn pháp luật của chúng tôi để được các chuyên viên DFC hướng dẫn, giải đáp trực tiếp.

Bài viết cùng chủ đề:

Xin miễn giảm chi phí cưỡng chế thi hành án như thế nào?

Bị đơn không chịu thi hành án phải làm thế nào?

Cưỡng chế thi hành án dân sự là gì? Thủ tục, biện pháp cưỡng chế?

LS. Lê Minh Công

26/04/2022

Mình tranh chấp tiền vay đã được trả, số tiền mình nhận là 300 triệu rồi cộng cả tiền lãi nữa là được 375 triệu, toàn bộ số tiền là do bên kia tự trả ngay sau khi có quyết định thi hành bản án. Mình phải đóng phí thi hành án là bao nhiêu? 

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của LawNet . Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email:


09:00, 02/11/2020

Người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh của Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh; phán quyết, quyết định của Trọng tài thương mại phải nộp phí thi hành án dân sự. Vậy mức phí thi hành án dân sự phải nộp là bao nhiêu?

Tất tần tật về phí thi hành án dân sự hiện hành [Ảnh minh họa]

1. Mức phí thi hành án dân sự

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 216/2016/TT-BTC, người được thi hành án khi nhận được tiền, tài sản theo bản án, quyết định của Tòa án sẽ phải nộp phí thi hành án với các mức như sau:

Mức

Số tiền, giá trị tài sản thực nhận

Phí thi hành án phải nộp

1

Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên hai lần mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang do Nhà nước quy định đến 05 tỷ đồng.

3% số tiền, giá trị tài sản thực nhận.

2

Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 05 tỷ đồng đến 07 tỷ đồng.

150 triệu đồng + 2% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 05 tỷ đồng.

3

Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 07 tỷ đồng đến 10 tỷ đồng.

190 triệu đồng + 1% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 07 tỷ đồng.

4

Số tiền, giá trị tài sản thực nhận từ trên 10 tỷ đồng đến 15 tỷ đồng.

220 triệu đồng + 0,5% số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 10 tỷ đồng.

5

Số tiền, giá trị tài sản thực nhận trên 15 tỷ đồng.

245 triệu đồng + 0,01% của số tiền, giá trị tài sản thực nhận vượt quá 15 tỷ đồng.

2. Những lưu ý khi tính phí thi hành án dân sự

Đối với vụ việc chia tải sản chung, chia thừa kế; chia tài sản trong ly hôn; vụ việc mà các bên vừa có quyền, vừa có nghĩa vụ đối với tài sản thi hành án [chỉ cần một trong các bên có yêu cầu thi hành án], thì người được cơ quan thi hành án dân sự giao tiền, tài sản thi hành án phải nộp phí thi hành án dân sự tương ứng với giá trị tiền, tài sản thực nhận.

Ví dụ: Tòa án xử ly hôn giữa ông A và bà B, trong phần chia tài sản ly hôn, bà B được nhận nhà trị giá là 500.000.000 đồng và phải thanh toán cho ông A 200.000.000 đồng. Trong trường hợp này, số phí thi hành án dân sự mà các bên phải nộp được tính trên giá trị tài sản thực nhận của từng người, cụ thể như sau:

- Số phí thi hành án dân sự ông A phải nộp là: 3% x 200.000.000 đồng = 6.000.000 đồng;

- Số phí thi hành án dân sự bà B phải nộp là: 3% x [500.000.000 đồng - 200.000.000 đồng] = 9.000.000 đồng.

Đối với trường hợp nhiều người được nhận một tài sản cụ thể hoặc nhận chung một khoản tiền theo bản án, quyết định nhưng chỉ có một hoặc một số người có yêu cầu thi hành án mà Chấp hành viên đã tổ chức giao tài sản, khoản tiền đó cho người đã yêu cầu hoặc người đại diện của người đã có yêu cầu để quản lý thì người yêu cầu hoặc người đại diện đó phải nộp phí thi hành án dân sự tính trên toàn bộ giá trị tiền, tài sản thực nhận.

Đối với trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã ra quyết định thi hành án nhưng chưa ra quyết định cưỡng chế thi hành án hoặc đã ra quyết định cưỡng chế thi hành án nhưng chưa thực hiện việc cưỡng chế thi hành án mà đương sự tự giao, nhận tiền, tài sản cho nhau thì người được thi hành án phải nộp 1/3 mức phí thi hành án dân sự tính trên số tiền, tài sản thực nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 8 Điều 6 Thông tư 216/2016/TT-BTC.

Trường hợp cơ quan thi hành án dân sự đã thu được tiền hoặc đã thực hiện việc cưỡng chế thi hành án thì người được thi hành án phải nộp 100% mức phí thi hành án dân sự tính trên số tiền, tài sản thực nhận.

3. Các trường hợp không phải nộp phí thi hành án dân sự

Theo quy định của pháp luật hiện hành, khi người được thi hành án nhận được các khoản tiền, tài sản sau đây thì không phải nộp phí thi hành án:

- Tiền cấp dưỡng; tiền bồi thường thiệt hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm; tiền lương, tiền công lao động; tiền trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thôi việc; tiền bảo hiểm xã hội; tiền bồi thường thiệt hại vì bị sa thải, chấm dứt hợp đồng lao động.

- Khoản kinh phí thực hiện chương trình chính sách xã hội của Nhà nước xóa đói, giảm nghèo, hỗ trợ vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, các khoản kinh phí trực tiếp phục vụ việc chăm sóc sức khỏe, giáo dục của nhân dân không vì mục đích kinh doanh mà người được thi hành án được nhận.

- Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.

- Hiện vật được nhận chỉ có ý nghĩa tinh thần, gắn với nhân thân người nhận, không có khả năng trao đổi.

- Khoản thu hồi nợ vay cho Ngân hàng Chính sách xã hội trong trường hợp Ngân hàng cho vay đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác.

- Bản án, quyết định của Tòa án xác định không có giá ngạch và không thu án phí có giá ngạch khi xét xử.

- Tiền, tài sản được trả lại cho đương sự trong trường hợp chủ động thi hành án.

- Tiền, tài sản mà đương sự tự nguyện thi hành trong thời hạn tự nguyện thi hành án.

Đức Thảo

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:

Video liên quan

Chủ Đề