Bài tập tình huống luật hình sự 1 năm 2024

Để được A cung cấp tiền bạc cho việc ăn chơi, B (16 tuổi 3 tháng) rủ K,N (đều 15 tuổi) tổ chức liên hoan. B lén bỏ thuốc ngủ vào cốc uống nước của K và N làm cho K,N ngủ say để A quan hệ tình dục với cả 2 người này. Vụ việc sau đó bị phát hiện, A và B bị bắt.

1. Xác định tội danh và khung hình phạt đối với hành vi phạm tội của A và B.

2. Hình phạt nặng nhất mà B có thể phải chịu là bao nhiêu năm tù?

3. Giả sử A vừa chấp hành xog hình phạt 03 năm tù về tội cướp giật tài sản (khoản 1 Điều 171) được 01 năm lại thực thực hiện hành vi phạm tội nêu trên thì trường hợp phạm tội cảu A là tái phạm hay tái phạm nguy hiểm?

4. Giả sử, khi A quan hệ tình dục với K,N; B đã dùng điện thoại chụp ảnh. Hai tháng sau A không chu cấp tiền bạc cho B nữa, B dùng nhưng bức ảnh này kèm theo yêu cầu A chuyển vào tài khoản cho B 20 triệu đồng nếu không muốn vụ việc bị phát hiện. A chưa kịp chuyển tiền thì B đã bị bắt. Hành vi này của B có phạm tội không? Tội gì? Tại sao Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm là người thực hiện hành vi phạm tội. Người phạm tội (chủ thể của tội phạm) phải là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi nhất định mà Bộ luật hình sự quy định đối với mỗi loại tội phạm.

Bài tập tình huống luật hình sự 1 năm 2024

Bài tập tình huống về luật hình sự

Tình huống 1: Xác định tội danh. X và P rủ nhau đi săn thú rừng, khi đi X và P mỗi người mang theo khẩu

súng săn tự chế. Hai người thoả thuận người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần, nếu

không thấy phản ứng gì sẽ bắn. Sau đó họ chia tay mỗi người một ngả. Khi X đi được khoảng 200 mét, X nghe

có tiếng động, cách X khoảng 25 mét. X huýt sao 3 lần nhưng không nghe phản ứng gì của P. X bật đèn soi về

phía có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về phía con thú. Sau đó, X chạy đến thì phát

hiện P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội đưa P đến trạm xá địa phương để cấp cứu, nhưng P đã chết

trên đường đi.

Câu hỏi:

  1. Xác định tội danh của X?
  1. Giả sử P không chết chỉ bị thương, tỷ lệ thương tật là 29%, X có phải chịu trách nhiệm hình sự

không? Tại sao?

1. Xác định tội danh của X?

Căn cứ vào tình huống đã cho thì X phạm tội vô ý làm chết người theo khoản 1 Điều 128 BLHS năm

2015 (sửa đổi, bổ sung 2017): “Người nào vô ý làm chết người, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03

năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm”.

Dấu hiệu pháp lý (cấu thành tội vô ý làm chết người)

* Khách thể của tội phạm:

Khách thể của tội vô ý làm chết người là quyền nhân thân, đây là một trong những khách thể quan trọng nhất

được luật hình sự bảo vệ. Đó là quyền sống quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Đối tượng của tội này

là những chủ thể có quyền được tôn trọng và bảo vệ về tính mạng. Đó là những người đang sống, những người

đang tồn tại trong thế giới khách quan với tư cách là con người – thực thể tự nhiên và xã hội. Như vậy, trong

tình huống trên X tước đoạt tính mạng của P, xâm phạm tới quan hệ nhân thân được luật hình sự bảo vệ.

* Mặt khách quan của tội phạm:

– Hành vi: Người phạm tội có hành vi vi phạm quy tắc an toàn. Đó là những quy tắc nhằm bảo đảm an toàn về

tính mạng, sức khỏe cho con người. Những quy tắc đó thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể đã được quy

phạm hóa hoặc có thể là những quy tắc xử sự xã hội thông thường đã trở thành những tập quán sinh hoạt, mọi

người đều biết và thừa nhận. Trong tình huống trên thì X và P rủ nhau đi săn thú rừng và hai người thỏa thuận

người nào phát hiện có thú dữ, trước khi bắn sẽ huýt sáo 3 lần nếu không thấy phản ứng gì thì sẽ bắn. Sau đó X

lên phía đồi còn P xuống khe cạn. Và khi X nghe thấy có tiếng động, đã X huýt sáo 3 lần nhưng không nghe

thấy phản ứng gì của P. X bật đèn soi về phìa có tiếng động thấy có ánh mắt con thú phản lại nên nhằm bắn về

phía con thú. Sau đó, X xách súng chạy đến thì phát hiện là P đã bị trúng đạn nhưng chưa chết hẳn. X vội vã

đưa P đi đến trạm xá địa phương nhưng P đã chết trên đường đi cấp cứu. Như vậy, hành vi của X do không cẩn

thận xem xét kỹ lưỡng trong khi đi săn nên đã để đạn lạc vào người P làm cho P chết.

– Hậu quả của tội phạm: Hành vi vi phạm nói trên phải đã gây ra hậu quả chết người. Hậu quả này là dấu hiệu

bắt buộc của CTTP. Trong tình huống trên thì hành vi của X đã gây ra hậu quả làm cho P chết.

– Quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm: QHNQ giữa hành vi vi phạm và hậu quả đã xảy ra

là dấu hiệu bắt buộc của CTTP. Người có hành vi vi phạm chỉ phải chịu TNHS về hậu quả chết người đã xảy

ra, nếu hành vi vi phạm của họ đã gây ra hậu quả này hay nói cách khác là giữa hành vi vi phạm của họ và hậu

quả chết người có QHNQ với nhau. Trong tình huống trên thì hậu quả chết người của P là do hành vi của X

gây ra. Đó là X nhằm bắn về phía con thú nhưng đã bắn sang P, hậu quả là làm cho P chết, như vậy nguyên

nhân P chết là do hành vi bắn súng của X vào người P.

* Mặt chủ quan của tội phạm:

- Lỗi: Trong trường hợp này, X phạm tội vô ý làm chết người với lỗi vô ý vì quá tự tin. Bởi vì X tuy thấy hành

vi của mình có thể ra hậu quả làm chết người nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra nên vẫn thực hiện và

đã gây ra hậu quả chết người đó.

– Về động cơ: X nhận thức tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở chỗ thấy trước hậu

quả làm chết người do hành vi của mình có thể gây ra nhưng đồng thời lại cho rằng hậu quả đó không xảy ra.

Như vậy, sự thấy trước hậu quả làm chết người ở đây thực chất chỉ là sự cân nhắc đến khả năng hậu quả đó xảy

ra hay không và kết quả người phạm tội đã loại trừ khả năng hậu đó quả xảy ra.