Bài tập thực hành dự toán doanh nghiệp năm 2024

Bài 1: Giám đốc ngân hàng của bạn cho biết sau khi xem một số các báo cáo tài chính, bà ta không phân biệt được sự khác nhau giữa các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh, đó là lãi thuần và tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh

Yêu cầu:

Cho một vài giao dịch hay sự kiện tài chính dưới đây, với mỗi giao dịch hay sự kiện, chỉ ra liệu nó sẽ mang lại sự tăng [+] hay giảm [-] hay không ảnh hưởng [NE] đến một trong hai chỉ tiêu đó.

Hoạt động Ảnh hưởng của các giao dịch hay sự kiến đến Lãi thuần Tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh Bán chứng khoán dễ bán lấy tiền mặt tại mức cao hơn giá trị ghi sổ của chúng Bán hàng hóa trả chậm [một nửa trả trong 1 năm, còn lại trả trong năm sau đó] Phân loại các khoản phải thu dài và ngắn hạn Thanh toán 1 phần nợ dài hạn đến hạn trả bằng tiền mặt Thu được các khoản phải thu khách hàng Tính giá vốn hàng bán để XĐ KQKD Mua chịu hàng tồn kho Xác định tiền hoa hồng bán hàng [được trả vào một ngày sau đó] tính KQKD Thanh toán các khỏan phải trả [khỏan phải trả này từ việc mua hàng tồn kho] Trích lập khấu hao cho các thiết bị văn phòng Vay tiền mặt từ ngân hàng với thời hạn 90 ngày Cộng dồn lãi các khoản nợ ngân hàng tính KQKD Bán một phần trang thiết bị giảm giá với giá thấp hơn giá trị ghi sổ, thu về tiền mặt Lụt lội gây thiệt hại cho hàng hóa tồn kho [không được bảo hiểm đền bù] Tuyên bố và trả cổ tức cho cổ phiếu ưu đãi Bán chịu hàng hóa trong 90 ngày Xác định khoản Dự phòng các khoản phải thu khó đòi Tính thuế thu nhập doanh nghiệp [trả trong tháng sau] Chi tiền mua một máy móc [tài sản cố định]

Bài 2: Bảng cân đối kế toán của công ty Y ngày 31/12/N có số liệu [đvt: tỷ đồng]:

Khoản mục Giá trị Khoản mục Giá trị Tiền Nợ ngắn hạn Phải thu ngắn hạn Nợ dài hạn 600 Hàng tồn kho Phải trả người bán ngắn hạn 400 Đầu tư tài chính ngắn hạn 1900 Vốn chủ sở hữu Tài sản cố định

- Tìm các thông tin còn lại trên bảng cân đối kế toán biết hệ số nợ bằng 60%, kỳ thu tiền bình quân bằng 24 ngày, doanh thu thuần bằng 6000 tỷ, hệ số khả năng thanh toán nhanh bằng 0,5.

Bài 3: Cô Hằng mới được tuyển dụng là nhân viên mới của công ty AP chuyên phân phối mặt hàng đồ trang sức cho hệ thống các cửa hàng bán lẻ trong nước. Những năm trước đây, công ty ít quan tâm tới dự toán kinh doanh và tại một số thời điểm, công ty đã từng bị thiếu hụt tiền mặt. Cô Hằng được đào tạo bài bản về kỹ thuật lập dự toán và cô quyết định tiến hành lập dự toán tổng thể cho quý 2 sắp tới để chỉ ra cho ban điều hành công ty thấy được các lợi ích của chương trình dự toán tổng thể. Để thực hiện điều đó cô đã làm việc với bộ phận kế toán và các phòng ban để thu thập số liệu liên quan. Công ty AP bán rất nhiều chủng loại đồ trang sức nhưng tất cả đều được bán chung một mức giá là 10$/sp. Sản lượng tiêu thụ thực tế trong quý I vừa qua và sản lượng tiêu thụ ước tính cho 6 tháng tới như sau [đvsp]:

Tháng 1 [thực tế] 20.000 Tháng 2 [thực tế] 26.000 Tháng 3 [thực tế] 40.000 Tháng 4 [dự toán] 65.000 Tháng 5 [dự toán] 100.000 Tháng 6 [dự toán] 50.000 Tháng 7 [dự toán] 30.000 Tháng 8 [dự toán] 28.000 Tháng 9 [dự toán] 25.000

Sản lượng tiêu thụ tháng 5 là cao nhất vì tháng 5 có ngày lễ của mẹ. Công ty cần duy trì lượng hàng tổn kho dự trữ cuối tháng là 40% sản lượng tiêu thụ tháng kế tiếp.

Công ty mua hàng của nhà cung cấp với giá 4$/sp. 50% tiền mua hàng được thanh toán trong tháng phát sinh, 50% còn lại được thanh toán trong tháng kế tiếp. Công ty hiện đang áp dụng chính sách bán chịu và theo báo cáo công ty chỉ thu được 20% tiền bán hàng trong tháng phát sinh, 70% thu được trong tháng tiếp theo và 10% còn lại thu được trong tháng kế tiếp. Giả định công ty không có nợ xấu.

Chủ Đề