Bài tập cho người bị giãn tĩnh mạch chân năm 2024

Với nhiều người, giãn tĩnh mạch chân thực sự là một cơn ác mộng. Khi mà bệnh nhân giãn tĩnh mạch chân chiếm tới 70% là nữ giới, yếu tố thẩm mỹ và những bất lợi trong sinh hoạt khiến cho giãn tĩnh mạch chân trở nên đáng ghét hơn bao giờ hết. Nếu như để đến giai đoạn trầm trọng, phẫu thuật hoặc điều trị giãn tĩnh mạch chân đòi hỏi rất nhiều thời gian và chi phí thì việc chủ động thực hiện áp dụng những bài tập đơn giản sẽ giúp giải quyết được phần nào vấn đề.

Các bài tập cho người giãn tĩnh mạch chân

Nội dung video được tư vấn chuyên môn bởi BS Lê Đức Hiệp, - Bác sĩ Nội và Can thiệp tim mạch - BV Vinmec Times City

Giãn tĩnh mạch chân là một hội chứng khá phổ biến, xuất hiện ở vùng chân do hiện tượng sưng phồng, tổn thương thành phía trong của tĩnh mạch. Giãn tĩnh mạch chi dưới [hay giãn tĩnh mạch chân] là bệnh lành tính do sự rối loạn lưu thông dòng máu tĩnh mạch về tim, đa phần do sự bất thường cấu tạo thành mạch 2 chân, thường do nguyên nhân thứ phát như tuổi tác, cân nặng, thói quen đứng lâu 1 chỗ hoặc do mang bầu ở nữ giới.

2. Biến chứng của giãn tĩnh mạch chân

Thành mạch có tính đàn hồi nhất định nên khi bị giãn quá mức, tĩnh mạch rất dễ bị vỡ nếu va chạm mạnh hoặc chịu sức ép, bó từ các loại trang phục. Nếu thành mạch bị vỡ kết hợp với vết thương hở thì sẽ thực sự nguy hiểm vì vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp vào máu, gây ra nhiều hệ lụy như lở loét, viêm nhiễm tại vùng giãn tĩnh mạch, hoặc thậm chí gây nhiễm trùng máu.

Trong trường hợp chưa bị vỡ, giãn tĩnh mạch cũng dễ gây ra các cục máu đông tại vị trí suy giãn. Các cục máu đông này có thể trôi theo mạch máu đến phổi, tim, gây tắc mạch máu ở một số vị trí trên cơ thể. Tắc mạch máu đến tim và não, phổi... đều có nguy cơ gây tai biến, đột quỵ rất lớn nên nhìn chung, đây cũng là một loại bệnh tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với sức khỏe.

Ngoài ra việc suy giãn tĩnh mạch ở chân cũng thường sẽ gây đau nhức, tê, cảm giác nặng nề ở chân do máu không ngược chiều trọng lực bơm về tim mà bị ứ trệ ở vùng chi dưới, gây ra nhiều khó chịu và bất lợi trong sinh hoạt.

Thông thường tùy vào mức độ nặng nhẹ của tình trạng suy giãn tĩnh mạch, bác sĩ có thể chỉ định các phương pháp can thiệp thích hợp. Nếu như không cần can thiệp bằng máy móc như laser hoặc phẫu thuật, người bệnh cũng có thể áp dụng các bài tập để làm giảm các triệu chứng bệnh.

Tình trạng tĩnh mạch chân có thể cải thiện nhờ tập thể dục

3. Các bài tập dành cho người giãn tĩnh mạch chân

Do đặc điểm của suy giãn tĩnh mạch là sự ứ trệ máu ở tĩnh mạch nên bước đầu tiên bạn nên thực hiện là các bài tập lưu thông khí huyết ở vùng này.

Dưới đây là 1 số bài tập bạn có thể tham khảo:

  • Bài tập Buerger Allen
  • Bài tập nhón gót
  • Nâng chân phía ngang hông
  • Xoay cổ chân

Các bài tập trên đều cực kỳ đơn giản, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà hoặc tại văn phòng. Không chỉ mang lại nhiều cải thiện rõ rệt đối với hội chứng suy giãn tĩnh mạch, các bài tập này còn mang lại rất nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số hoặc đặt lịch trực tiếp . Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

  • Khi nào cần mang vớ y khoa trị suy giãn tĩnh mạch?
  • Điều trị giãn tĩnh mạch ở bà mẹ sau khi sinh con
  • Thực hiện siêu âm mạch chi dưới như thế nào?

Bài viết này được viết cho người đọc tại Sài Gòn, Hà Nội, Hồ Chí Minh, Phú Quốc, Nha Trang, Hạ Long, Hải Phòng, Đà Nẵng.

Giãn tĩnh mạch thường xảy ra ở chân do tĩnh mạch chịu áp lực lớn trong thời gian dài dẫn đến giãn nở rộng và xoắn lại. Tình trạng giãn tĩnh mạch không thể điều trị hoàn toàn, tuy nhiên nếu chăm chỉ luyện tập bạn có thể kiểm soát bệnh phần nào, giảm triệu chứng và biến chứng. Dưới đây là những bài tập suy giãn tĩnh mạch, hỗ trợ trị bệnh hiệu quả tại nhà.

1. Chuyên gia tư vấn: suy giãn tĩnh mạch là gì?

Giãn tĩnh mạch là tình trạng tĩnh mạch bị giãn nở rộng và xoắn lại, các tĩnh mạch nằm nông ngay gần bề mặt da bị giãn sẽ thấy rõ chúng nổi màu xanh hoặc tím đậm lên bề mặt da. Các tĩnh mạch có vai trò vận chuyển máu từ các cơ quan về tim, tình trạng giãn tĩnh mạch khiến lượng máu lưu thông giảm, khó kiểm soát.

Chân là bộ phận dễ bị suy giãn tĩnh mạch, đặc biệt ở người phải đứng trong thời gian dài

Thực tế suy giãn tĩnh mạch có thể xảy ra ở nhiều cơ quan trong cơ thể như thực quản, hậu môn, bìu nhưng phổ biến nhất vẫn là suy giãn tĩnh mạch chân. Tình trạng này gây ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh, gây ra những triệu chứng như:

  • Thường xuyên bị chuột rút do lưu thông máu kém, đặc biệt vào ban đêm.
  • Tình trạng chân bị căng tức, nhói đau.
  • Sưng chân và mắt cá chân.
  • Đau, nặng nề, khó chịu ở chân.
  • Da phía trên phần tĩnh mạch bị suy giãn trở nên khô, ngứa, mỏng dần.

Nếu người bệnh phải đứng lâu hoặc khi trời nóng, triệu chứng suy giãn tĩnh mạch thường tăng lên. Ngược lại khi đi bộ, nghỉ ngơi thì triệu chứng suy giãn tĩnh mạch sẽ giảm đi song không thể khắc phục hoàn toàn.

Một chế độ tập luyện hợp lý sẽ giúp kiểm soát suy giãn tĩnh mạch hiệu quả

Các nghiên cứu đã chỉ ra, tập luyện thường xuyên, phù hợp có thể giảm bớt tình trạng, triệu chứng và biến chứng của suy giãn tĩnh mạch.

2. Top các bài tập suy giãn tĩnh mạch đơn giản mà hiệu quả

Dưới đây là những bài tập đơn giản bạn có thể thực hiện ngay tại nhà nhưng cần chăm chỉ, đều đặn để cải thiện chứng suy giãn tĩnh mạch.

2.1. Bài tập suy giãn tĩnh mạch ở tư thế nằm

Bạn có thể nằm giường hoặc nằm thảm tập và tập theo các động tác sau đây:

Gấp, duỗi khớp cổ chân

  • Bạn nằm ngửa, giữ cơ thể thoải mái, chân duỗi thẳng.
  • Nâng chân trái lên và tạo thành góc khoảng 30 - 50 độ với mặt giường.
  • Gập - duỗi khớp cổ chân từ 10 - 15 lần, sau đó đưa chân trái về tư thế ban đầu và đổi sang chân phải.

Bắt chéo chân

Với tư thế ban đầu nằm thoải mái, hai chân duỗi thẳng, bạn tập như sau:

  • Nâng hai chân đồng thời lên khỏi mặt giường, sau đó bắt chéo chân trái lên chân phải và luân phiên ngược lại từ 10 - 15 lần.
  • Đưa hai chân trở lại tư thế duỗi thẳng ban đầu, tập từ 2 - 3 lần mỗi động tác.

Cần tập luyện kiên trì để cải thiện triệu chứng suy giãn tĩnh mạch

Xoay khớp cổ chân

  • Bạn nằm ngửa, đưa chân trái lên tạo thành góc 30 - 50 độ với mặt giường.
  • Xoay khớp cổ chân từ phải qua trái 10 - 15 lần.
  • Hạ chân trái và bắt đầu lại với chân phải. Lặp đi lặp lại 10 lần và tự tập ngày 2 - 3 lần.

Bài tập đạp xe đạp

Bài tập này có động tác tương tự như bạn đi xe đạp như sau:

  • Nằm ngửa, nâng 2 chân lên, khớp gối và khớp háng gấp lại và tập như khi đạp xe.
  • Tập khoảng 10 - 15 lần, đưa hai chân trở về vị trí ban đầu.

2.2. Bài tập ở tư thế ngồi

Với các bài tập này, bạn cần chuẩn bị 1 ghế ngồi cứng, chắc để thực hiện các động tác sau:

Bài tập nâng cẳng chân

  • Bạn ngồi ở ghế, hai chân đặt sát sàn nhà và khớp gối, cổ chân, háng vuông góc, lưng thẳng để trọng lượng cơ thể dồn lên mông và chân.
  • Nâng chân phải lên và duỗi thẳng, sau đó lại đưa về tư thế ban đầu và đổi sang chân trái.
  • Tập 10 - 15 lần mỗi chân.

Bài tập gấp và duỗi khớp cổ chân

Ngồi trên ghế và thay đổi gấp duỗi cổ lần lượt các chân trái, phải. Mỗi chân làm khoảng 10 - 15 lần và luân phiên nhau.

Tập luyện xoay khớp cổ chân để giảm suy giãn tĩnh mạch

Bài tập xoay khớp cổ chân

  • Ngồi trên ghế sao cho thoải mái nhất.
  • Hai chân để lên mặt sàn, cách nhau 20cm.
  • Nâng mũi bàn chân phải lên khỏi sàn nhà, chỉ gót chân chạm đất và xoay khớp cổ chân khoảng 10 lần.
  • Tương tự thực hiện với chân bên phải và có thể luân phiên để chân đỡ mỏi.

2.3. Bài tập suy giãn tĩnh mạch ở tư thế đứng

Với tư thế đứng thẳng, bạn có thể tập các bài giảm suy giãn tĩnh mạch như sau:

Gấp và duỗi khớp cổ chân

  • Bạn đứng thật thoải mái.
  • Ngân chân lên và thực hiện gập duỗi khớp cổ chân 10 lần liên tục.
  • Đổi sang chân còn lại tập tương tự và thực hiện 2 - 3 lần/ngày.

Bài tập co giãn chân đơn giản để cải thiện suy giãn tĩnh mạch

Bài tập nhấc cao chân bước tại chỗ

Bạn đứng thẳng rồi tập bước tại chỗ bằng cách tạo các bước chân cao hơn so với bước đi thông thường. Một lần tập từ 15 - 20 bước với cả hai bên chân.

Với những bài tập kể trên, mỗi ngày bạn tập từ 15 - 30 phút, lưu thông máu từ chân về tim sẽ được thúc đẩy và tình trạng suy giãn tĩnh mạch cũng được kiểm soát tốt hơn.

Nếu tình trạng suy giãn tĩnh mạch không cải thiện, bạn cần đến các cơ sở y tế để được tư vấn và điều trị. Trước đây, để điều trị suy giãn tĩnh mạch chi dưới, phương pháp thường được sử dụng là phẫu thuật thắt và bóp tĩnh mạch. Tuy nhiên, tỷ lệ tái phát của phương pháp này khá cao. Hiện nay, y học đã nghiên cứu và áp dụng các phương pháp điều trị hiệu quả hơn, trong đó tiêu biểu là đốt sóng cao tần.

Phương pháp này có tỷ lệ thành công khá cao và hiện đang được các bác sĩ của MEDLATEC áp dụng và điều trị cho nhiều bệnh nhân, ghi nhật kết quả rất tốt. Kỹ thuật được thực hiện bởi các chuyên gia, bác sĩ hàng đầu trong ngành, được đào tạo chính quy và bài bản trong nước cũng như nước ngoài, đảm bảo hạn chế biến chứng có thể xảy ra.

Chủ Đề