Bài tập 2 sbt sinh hpcj9 trang 30 năm 2024

Giải bài tập 1, 2 mục II Tóm tắt và ghi nhớ trang 30 VBT Sinh học 9: Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống

Tổng hợp đề thi học kì 1 lớp 9 tất cả các môn

Toán - Văn - Anh - Lí - Hóa - Sinh - Sử - Địa - GDCD

Lựa chọn câu để xem lời giải nhanh hơn

Bài tập 1

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là ……………… của sự xác định giới tính. Sự phân li của cặp NST XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang ……………… với số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh, hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp ……………… với số lượng ngang nhau, do đó tạo nên tỉ lệ đực : cái xấp xỉ …………… ở đa số loài.

Lời giải chi tiết:

Tính đực, cái được quy định bởi cặp NST giới tính. Sự tự nhân đôi, phân li và tổ hợp của cặp NST giới tính trong các quá trình phát sinh giao tử và thụ tinh là cơ chế tế bào học của sự xác định giới tính. Sự phân li của cặp NST XY trong quá trình phát sinh giao tử tạo ra 2 loại tinh trùng mang NST X và Y với số lượng ngang nhau. Qua thụ tinh, hai loại tinh trùng này với trứng mang NST X tạo ra 2 loại tổ hợp XX và XY với số lượng ngang nhau, do đó tạo nên tỉ lệ đực : cái xấp xỉ 1:1 ở đa số loài.

Bài tập 2

Điền từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống trong các câu sau:

Quá trình phân hóa …………… còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài. Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt việc điều khiển ………………… trong lĩnh vực chăn nuôi.

Lời giải chi tiết:

Quá trình phân hóa giới tính còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố môi trường bên trong và bên ngoài. Người ta đã ứng dụng di truyền giới tính vào các lĩnh vực sản xuất, đặc biệt việc điều khiển tỉ lệ đực : cái trong lĩnh vực chăn nuôi.

sgtt.com.vn

  • Bài 1 mục III trang 30 Vở bài tập Sinh học 9 Giải bài tập 1 mục III Củng cố hoàn thiện trang 30 VBT Sinh học 9: Nêu những điểm khác nhau giữa NST giới tính và NST thường?
  • Bài 2 mục III trang 31 Vở bài tập Sinh học 9 Giải bài tập 2 mục III Củng cố hoàn thiện trang 31 VBT Sinh học 9: Trình bày cơ chế sinh con trai, con gái ở người.
  • Bài 3 mục III trang 31 Vở bài tập Sinh học 9 Giải bài tập 3 mục III Củng cố hoàn thiện trang 31 VBT Sinh học 9: Tại sao trong cấu trúc dân số tỉ lệ nam:nữ xấp xỉ bằng nhau?
  • Bài 4 mục III trang 31 Vở bài tập Sinh học 9 Giải bài tập 4 mục III Củng cố hoàn thiện trang 31 VBT Sinh học 9: Tại sao người ta có thể điều chỉnh tỉ lệ đực cái ở vật nuôi? Điều đó có ý nghĩa gì trong thực tiễn? Bài 5 mục III trang 31 Vở bài tập Sinh học 9

Giải bài tập 5 mục III Củng cố hoàn thiện trang 31 VBT Sinh học 9: Ở những loài mà giới đực là giới dị giao tử thì những trường hợp nào trong các trường hợp sau đây đảm bảo tỉ lệ đực:cái xấp xỉ 1:1?