Bài 17 tim và mạch máu bài tập năm 2024

Mở bài: Tim làm nhiệm vụ co bóp tạo lực đẩy đẩy máu. Vậy tim có cấu tạo như thế nào để có thể thực hiện tốt vai trò “bơm” tạo lực đẩy máu đi trong hệ tuần hoàn của mình…

Hoạt động của thầy và trò

Nội dung

* Hoạt động 1: Tìm hiểu về cấu tạo của tim

- GV yêu cầu HS quan sát H17.1 kết hợp quan sát mô hình và đọc chú thích, thảo luận hoàn thành bảng phụ: “ Nơi máu được bơm tới các ngăn tim”

HS quan sát H17.1, kết hợp quan sát và đọc chú thích, thảo luận sau đó lên bảng trình bày, nhận xét, bổ sung.

- GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận

- GV nêu câu hỏi:

+ Ngăn tim nào có thành cơ dày nhất? Vì sao?

+ Giữa các ngăn tim và giữa tim với mạch máu phải có cấu tạo như thế nào để máu chỉ có thể đi một chiều?

HS thảo luận sau đó trình bày nhận xét, bổ sung

- GV hướng dẫn HS tháo lắp mô hình để xem dự đoán của mình đúng hay sai

- GV tiếp tục cho HS thảo luận:

+ Trình bày cấu tạo của tim?

+ Cấu tạo của tim phù hợp với chức năng như thế nào?

* Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo của mạch máu

- GV yêu cầu HS quan sát H17.2 và đọc chú thích, thảo luận hoàn thành bảng phụ: “ So sánh cấu tạo của các mạch máu”

HS quan sát và đọc thông tin chú thích, thảo luận sau đó trình bày, nhận xét, bổ sung và rút ra kết luận

- GV nêu câu hỏi:

+ Cho biết có những loại mạch máu nào?

+ So sánh và chỉ ra sự khác nhau giữa các loại mạch máu? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

HS dựa vào bảng phụ vừa hoàn thành để trả lơì câu hỏi

* Hoạt động 3: Tìm hiểu hoạt động co dãn của tim

- GV yêu cầu HS quan sát H17.3 và đọc chú thích, thảo luận các câu hỏi:

+ Chu kì tim gồm mấy pha?

+ Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài bao nhiêu giây?

+ Trong mỗi chu kì thì tâm nhĩ làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây? Tâm thất làm việc bao nhiêu giây? Nghỉ bao nhiêu giây? Tim nghỉ ngơi hoàn toàn bao nhiêu giây?

+ Thử tính xem trung bình mỗi phút diễn ra bao nhiêu chu kì co dãn tim (nhịp tim)?

- GV giảng giải thêm:

+ Khi tâm nhĩ co thì tâm thất dãn và ngược lại

+ Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi là do có sự nghỉ ngơi hợp lý trong các chu kì co dãn của tim

- GV yêu cầu HS đọc kết luận chung

  1. Cấu tạo tim

- Tim: có 4 ngăn gồm 2 tâm nhĩ ở trên và 2 tâm thất ở dưới, có màng tim, đỉnh quay xuống dưới, đáy quay lên trên

- Thành cơ tâm thất dày hơn thành cơ tâm nhĩ, tâm thất trái có thành cơ dày nhất, giữa tâm nhĩ và tâm thất có van tim, giữa tâm thất và động mạch có van động mạch giúp cho máu lưu thông theo một chiều

II. Cấu tạo mạch máu

- Ghi như phiếu học tập

III. Chu kì co dãn của tim

- Chu kì co dãn của tim gồm 3 pha

+ Pha co tâm nhĩ: (0,1 s) máu từ tâm nhĩ xuống tâm thất

+ Pha co tâm thất:(0,3 s) máu từ tâm thất vào độmg mạch chủ

+ Pha dãn chung:(0,4 s) máu được hút từ tĩnh mạch về tâm nhĩ và xuống tâm thất

4. Kiểm tra đánh giá(3)

- Nêu cấu tạo của tim?

- Trình bày cấu tạo của động mạch, tĩnh mạch, mao mạch?

- Trình bày các pha của một chu kì co dãn của tim?

5. Dặn dò(1)

- Học bài

- Đọc mục “ Em có biết”

- Soạn bài mới

  1. RÚT KINH NGHIỆM

………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

PHIẾU HỌC TẬP 1: NƠI MÁU ĐƯỢC BƠM TỚI TỪ CÁC NGĂN TIM

Các ngăn tim co

Nơi máu được bơm tới

Tâm nhĩ trái co

Tâm nhĩ phải co

Tâm thất trái co

Tâm thất phải co

PHIẾU HỌC TẬP 2: SO SÁNH CẤU TẠO CỦA CÁC MẠCH MÁU

Nội dung

Động mạch

Tĩnh mạch

Mao mạch

Thành mạch

3 lớp: Mô liên kết, cơ trơn, biểu bì

3 lớp: Mô liên kết, cơ trơn, biểu bì

1 lớp biểu bì mỏng

Lòng trong của

mạch

Hẹp

Rộng

Hẹp nhất

Đặc điểm khác

- ĐM chủ lớn, nhiều ĐM chủ nhỏ

- Có van 1 chiều

Nhỏ, phân nhánh nhiều

Chức năng

Đẩy máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc và áp suất lớn

Dẫn máu từ khắp cơ thể về tim

Trao đổi chất với tế bào

............Xem online hoặc tải về máy...........

Trên đây là một phần nội dung của giáo án: Tim và mạch máu, để xem toàn bộ và đầy đủ nội dung của giáo án này, quý thầy cô và các em học sinh vui lòng đăng nhập vào trang tailieu.vn để xem online hoặc tải về máy.

Để soạn giáo án được đầy đủ và chi tiết hơn, mời quí thầy cô tham khảo thêm:

  • Bài giảng sinh học 8 bài 18: Tim và mạch máu với hệ thống kiến thức được xây dựng rõ ràng, chi tiết về cấu tạo của tim phù hợp với chức năng bơm máu đi nuôi toàn cơ thể, sự hoạt động của tim theo chu kỳ giúp tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi kèm với đó là các hình ảnh minh họa về cấu tạo tim, cấu tạo mạch máu, chu kì co dãn của tim giúp học sinh dễ tiếp thu kiến thức hơn, sẽ hỗ trợ tích cực cho công tác soạn bài của thầy cô.
  • Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm đi từ dễ đến khó xoay quanh kiến thức về tim và mạch máu sẽ giúp học sinh củng cố lại kiến thức đồng thời giúp thầy cô kiểm tra mức độ nắm bắt bài học của học sinh.
  • Bên cạnh đó, thầy cô có thể hoàn thiện hơn phần giải đáp các câu hỏi SGK với bài tập SGK có lời giải chi tiết, rõ ràng.

Ngoài ra, tailieu.vn cũng xin giới thiệu đến quý thầy cô giáo án Sinh học 8 bài 19: Thực hành sơ cứu mạch máu giúp dễ dàng hơn trong việc soạn bài tiếp theo.