Back pain là gì

Đau lưng tiếng anh là gì là thông tin nhiều người hay tìm kiếm, đây là vấn đề nằm ở nguồn kiến thức phong phú mà ngôn ngữ thứ hai thế giới này mang lại. Bài viết hôm nay xin được chia sẻ cùng với độc giả một số những thông tin hữu ích xoay xung quanh chủ đề này.

Đau lưng tiếng anh là gì?

Ông bà ta thường có câu “Có bệnh thì vái tứ phương” hàm ý rằng mỗi một vùng đất, con người, văn hóa đều mang lại những kiến thức mới về y học. Ở hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh, họ hầu hết đều có nền khoa học hiện đại, hệ thống sản xuất dược phẩm phong phú cùng nhiều công trình y khoa đồ sộ.

Chính vì vậy, việc nắm rõ tên tiếng Anh của đau lưng và các loại bệnh thường gặp giúp chúng ta dễ dàng tra cứu trên các phương tiện internet, nhất là google cũng như có thể biết thêm những cập nhất mới nhất về chúng.

Cột sống thắt lưng bị đau có thể nói là vấn đề phổ biến nhất đối với sức khỏe, bởi trong chúng ta không có ai là chưa trải qua tình trạng khó chịu này. Nếu bạn còn chưa biết, thì trong ngôn ngữ được nhiều người sử dụng thứ hai thế giới, họ gọi nó là back pain.

Đây là một cụm từ có kết cấu đảo ngược so với tiếng Việt, trong đó back [phiên âm bak] được dùng chỉ lưng, bộ phận nằm ở phía sau kéo dài từ cổ đến đốt sống thấp nhất của cột sống. Từ còn lại là pain [phiên âm peyn] mang nghĩa chỉ cơn đau về mặt thể xác.

Bên cạnh đó, cụm từ lower back pain ý chỉ đau vùng lưng dưới/thắt lưng cũng hay được mọi người tìm kiếm. Đây là tình vị trí đau phổ biến nhất và nó thường là hậu quả của các chấn thương như bong gân hay những chuyển động đột ngột như cúi người mang vật nặng sai tư thế,…

Từ vựng tiếng anh về đau lưng phổ biến

Bài viết cũng xin được chia sẻ với bạn đọc một số những từ ngữ, cụm từ trong tiếng Anh có liên quan mật thiết đến bệnh lý này:

  • Muscle strain [căng cơ] và ligament strain [căng dây chằng]: Đây là nguyên nhân gây ra các cơn đau vùng lưng phổ biến nhất. Việc lặp đi lặp lại liên tục một hoạt động mất sức hay chuyển động sai tư thế khiến các cơ bắp, dây chằng chịu áp lực quá lớn, cuối cùng dẫn đến co thắt và gây đau.
  • Bulging disc [đĩa đệm bị phồng] và ruptured disc [đĩa đệm bị rách]: Đĩa đệm vốn hoạt động như một vật giảm xóc giữa các đốt xương sống. Phần nhân nhầy bên trong đĩa có thể phồng hoặc qua vết rách ở lớp mô bên ngoài tràn ra ngoài, chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh và gây đau.
  • Arthritis [viêm khớp]: Viêm xương khớp ảnh hưởng phần nhiều đến vùng thắt lưng. Trong nhiều trường hợp, nó có thể gây ra tình trạng hẹp ống tủy sống.
  • Skeletal irregularities [khung xương không bình thường]: Đây là tình trạng đau lưng bởi sự cong vẹo của cột sống [do bẩm sinh, do ngồi sai tư thế một thời gian dài]. Vấn đề này thường thấy ở trẻ em.
  • Osteoporosis [loãng xương]: Các đốt xương cột sống sẽ dễ bị gãy nếu cấu trúc của chúng trở nên xốp và gòn hơn. Đối với người lớn tuổi, đây là kết quả của quá trình lão hóa. Trong khi với những đối tượng khác, đó lại là dấu hiệu của thiếu chất, đặc biệt là canxi và vitamin D.

Một số câu hỏi về đau lưng bằng tiếng anh

Không chỉ tìm kiếm định nghĩa bằng tiếng anh, có rất nhiều người sử dụng câu hỏi hay những vấn đề liên quan mật thiết để có thêm thông tin.

Bài viết xin đưa ra một số mẫu câu mà mọi người hay sử dụng để “google search” về bệnh đau lưng:

  • Triệu chứng đau của bệnh là gì ?: What are the symptoms of back pain?.
  • Nguyên nhân gây ra đau là gì: Causes of back pain.
  • Liệu cơn đau có nguy hiểm không ?: Is back pain serious?.
  • Các yếu tố nguy cơ gây bệnh: Risk factors cause back pain.
  • Khi nào thì bạn nên đi gặp bác sĩ ?: When should you see a doctor for back pain?
  • Các biện pháp điều trị: Back pain treatments.
  • Cách phòng tránh: How to prevent back pain?
  • Đau lưng có thể là dấu hiệu của vấn đề gì ?: What is back pain a sign of?
  • Nguyên nhân gây đau thắt lưng là gì?: What causes lower back pain?
  • Biến chứng của bệnh: Back pain complications.
  • Bệnh nhân nên ăn gì: What are foods you should eat when back pain?
  • Không nên ăn gì: What are foods to avoid when you have back pain?
  • Có nên uống sữa không?: Should you drink milk when you have back pain?
  • Những bài tập phù hợp: What are exercises you should do when you have back pain?
  • Có nên đạp xe không? Is cycling safe for back pain?
  • Có nên chạy bộ không? Is running safe for back pain?
  • Bạn nên làm gì khi bị đau lưng? What should you đo when you have back pain?
  • Các phương pháp điều trị tại nhà: Home remedies for back pain.

>> Tìm hiểu: Khám Đau Lưng Ở Đâu Tốt?

Hy vọng bài viết trên đã mang lại cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích về chủ đề đau lưng tiếng anh là gì. Sức khỏe là tài sản quý giá nhất của mỗi người, bạn hãy dành cho nó sự quan tâm chân thành và ấm áp nhất.

Bác sĩ Nguyễn Bá Vưỡng sinh ngày 25/06/1959, ông nguyên là phó khoa Đông y của Viện Y học cổ truyền Quân đội. Bác sĩ Vưỡng hiện đang làm việc tại Phòng chẩn trị y học cổ truyền Tâm Minh Đường và tác giả biên soan, chịu trách nhiệm nội dung trên trên website tamminhduong.com của Nhà thuốc Tâm Minh Đường.

Bài viết được viết bởi Bác sĩ Trần Thị Tuyết Nhung - Khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.

Đau thắt lưng hay còn gọi là đau lưng vùng thấp [Low back pain] là hội chứng do đau khu trú trong khoảng từ ngang mức L1 đến nếp lằn mông [có thể ở một bên hoặc cả hai bên], đây là một hội chứng xương khớp hay gặp nhất trong thực hành lâm sàng. Khoảng 65-80% những người trưởng thành trong cộng đồng có đau cột sống thắt lưng [CSTL] cấp tính hoặc từng đợt một vài lần trong cuộc đời.

Đau thắt lưng do nguyên nhân cơ học là nguyên nhân phổ biến gây đau thắt lưng: do căng giãn cơ, dây chằng cạnh cột sống quá mức; thoái hóa đĩa đệm cột sống; thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng; trượt thân đốt sống, dị dạng thân đốt sống [cùng hóa thắt lưng 5, thắt lưng hóa cùng 1...], loãng xương nguyên phát... Loại này diễn biến lành tính, chiếm 90% số trường hợp đau CSTL.

Đau thắt lưng do một bệnh toàn thân [Đau thắt lưng là triệu chứng của một bệnh khác]: Đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một trong các bệnh khớp mạn tính [viêm cột sống dính khớp, viêm khớp dạng thấp, loãng xương]; hoặc tổn thương tại cột sống do nguyên nhân nhiễm khuẩn [viêm đĩa đệm đốt sống do vi khuẩn lao hoặc vi khuẩn sinh mủ]; do ung thư; do các nguyên nhân khác [sỏi thận, loét hành tá tràng, bệnh lý động mạch chủ bụng, u xơ tuyến tiền liệt...], tổn thương cột sống do chấn thương...

2.1 Đau cột sống thắt lưng do nguyên nhân cơ học

+ Đau cột sống thắt lưng do căng giãn dây chằng quá mức: đau xuất hiện đột ngột sau bê vật nặng, sau hoạt động sai tư thế [lao động chân tay kéo dài, đi guốc cao gót...], rung xóc do đi xe đường dài, sau nhiễm lạnh hoặc sau một cử động đột ngột. Đau thường kèm theo co cứng khối cơ cạnh cột sống, tư thế cột sống bị lệch vẹo mất đường cong sinh lý.

+ Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng: thường có biểu hiện của đau thần kinh tọa. Người bệnh đau lan từ cột sống thắt lưng lan xuống mông, phía sau ngoài đùi, mặt trước bên cẳng chân, mắt cá ngoài, qua mu chân tới ngón I nếu bị chèn ép ở L5. Nếu tổn thương ở S1, đau lan xuống mặt sau đùi, cẳng chân, gân Achille, mắt cá ngoài qua bờ ngoài gan chân tới ngón V. Đôi khi có rối loạn cảm giác nông: cảm giác tê bì, kiến bò, kim châm... dấu hiệu giật dây chuông dương tính, dấu hiệu Lasegue dương tính.

Trường hợp có chèn ép nặng người bệnh có thể có rối loạn cơ tròn. Phản xạ gân xương chi dưới thường giảm hoặc mất, có thể có teo cơ đùi và cẳng chân nếu đau kéo dài.

Các trường hợp này đau tại vùng thắt lưng có tính chất cơ học: Đau khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi; XQ có hình ảnh bình thường, thoái hóa hoặc loãng xương, nếu nghi ngờ thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng thì chụp MRI cột sống thắt lưng. Xét nghiệm máu không có gì đặc biệt.

Đau cột sống thắt lưng có thể do dây chằng bị căng giãn quá mức

2.2 Đau cột sống thắt lưng do một bệnh toàn thân

Trong trường hợp đau cột sống thắt lưng là triệu chứng của một bệnh toàn thân, người bệnh thường có các triệu chứng khác kèm theo như: sốt, dấu hiệu nhiễm trùng thường gặp do nguyên nhân nhiễm khuẩn; gầy, sút cân nhanh, đau ngày càng tăng, không đáp ứng với các thuốc chống viêm giảm đau thông thường là các triệu chứng gợi ý nguyên nhân của bệnh ung thư; trường hợp đau thắt lưng dữ dội ngày càng tăng kèm theo dấu hiệu sốc [shock], da xanh thiếu máu nên nghi ngờ phình tách động mạch chủ bụng...

Khi có dấu hiệu chỉ điểm của một bệnh toàn thân liên quan đến đau vùng thắt lưng, ngoài chụp XQ, MRI hoặc CT phải làm các xét nghiệm máu khác để chẩn đoán như công thức máu, bilan viêm, bilan lao, bilan đa u tủy xương, bilan ung thư để chẩn đoán.

Một số các trường hợp có nguyên nhân do tâm lý: dấu hiệu đau thắt lưng xuất hiện sau các stress do áp lực của tâm lý hoặc lao động thể lực quá sức, sau đó chuyển thành đau thắt lưng mạn tính dai dẳng. Tuy nhiên, thầy thuốc cần loại trừ các bệnh thực thể gây đau thắt lưng trước khi chẩn đoán đau do nguyên nhân tâm lý.

Cần tiến hành thực hiện xét nghiệm máu và hình ảnh để chẩn đoán đau cột sống thắt lưng

3.1 Nguyên tắc điều trị

  • Điều trị theo nguyên nhân [thường gặp nhất là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng].
  • Giảm đau và phục hồi vận động nhanh.
  • Điều trị nội khoa với những trường hợp nhẹ và vừa.
  • Can thiệp ngoại khoa khi có những biến chứng liên quan đến vận động, cảm giác.
  • Đau thần kinh tọa do nguyên nhân ác tính: điều trị giải ép cột sống kết hợp điều trị chuyên khoa.

3.2 Điều trị nội khoa

  • Thuốc: Giảm đau chống viêm, giãn cơ, vitamin B, giảm đau thần kinh
  • Tiêm Steroid ngoài màng cứng, phong bế rễ thần kinh nếu đau thần kinh tọa điều trị thuốc không đỡ
  • Vật lý trị liệu
  • Đeo đai thắt lưng

Điều trị ngoại khoa: khi điều trị nội khoa thất bại hoặc những trường hợp có chèn ép nặng [hội chứng đuôi ngựa, hẹp ống sống, liệt chi dưới...], teo cơ.

Trung tâm Chấn thương chỉnh hình & Y học thể thao - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City là chuyên khoa chuyên điều trị các chấn thương và tình trạng bệnh liên quan đến hệ thống cơ xương khớp và dây chằng.

Trung tâm có thế mạnh chuyên môn trong phẫu thuật, điều trị các bệnh lý:

  • Thay thế một phần hoặc toàn bộ đoạn xương và khớp nhân tạo;
  • Thay khớp háng, gối, khuỷu tay;
  • Thay khớp vai đảo ngược, các khớp nhỏ bàn ngón tay đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam;
  • Phẫu thuật nội soi khớp tái tạo và sửa chữa các tổn thương dây chằng, sụn chêm;
  • Ung thư xương, u xương và mô mềm cơ quan vận động;
  • Phục hồi chức năng chuyên sâu về Y học thể thao;
  • Phân tích vận động để chẩn đoán, theo dõi và cải thiện thành tích cho các vận động viên; chẩn đoán và hỗ trợ phục hồi cho người bệnh.

Trung tâm đang áp dụng các công nghệ hiện đại, tối tân vào điều trị như công nghệ tái tạo hình ảnh 3D và in 3D xương, khớp nhân tạo, công nghệ trợ cụ cá thể hóa được chế tạo và in 3D, công nghệ chế tạo và ứng dụng xương khớp nhân tạo bằng các vật liệu mới, kỹ thuật phẫu thuật chính xác bằng Robot.

Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Tải và đặt lịch khám tự động trên ứng dụng MyVinmec để được giảm ngay 20% phí khám bệnh lần đầu trên toàn hệ thống Vinmec [áp dụng từ 1/8 - 30/9/2022]. Quý khách cũng có thể quản lý, theo dõi lịch và đặt hẹn tư vấn từ xa qua video với các bác sĩ Vinmec mọi lúc mọi nơi ngay trên ứng dụng.

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề