Ba tổ chức cách mạng có tên là gì năm 2024

Hoàn cảnh lịch sử nước ta năm 1929? Thuật ngữ tiếng Anh? Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản? Ý nghĩa sự ra đời của ba tổ chức cộng sản?

Các tổ chức Cộng sản là kết quả của việc thành lập, xây dựng sức mạnh đoàn kết dân tộc. Ba tổ chức Cộng sản ra đời tuy chưa tập chung được lực lượng và thống nhất tư tưởng, nhưng lại đóng góp rất lớn. Mỗi tổ chức đều hoạt động, cống hiến hết sức để hướng đến độc lập dân tộc, dành lại chế độ và quyền lợi cho nhân dân. Đây cũng là xu thế tất yếu để mở ra giai đoạn khởi nghĩa sôi nổi trên cả nước, thống nhất tư tưởng dân tộc. Từ đó có cơ sở hợp nhất thành Đảng cộng sản Việt Nam thống nhất lãnh đạo chung trên cả nước.

Năm 1929 Việt Nam xuất hiện ba tổ chức cộng sản. Các tổ chức hoạt động trong tinh thần chiến đấu, dành lại độc lập dân tộc và thống nhất đất nước. Mỗi tổ chức lại có định hướng triển khai đường lối, phươn thức đấu trang riêng. Tuy nhiên, đây được xem như là một bước tiến vô cùng quan trọng trong cách mạng Việt Nam và được xác định như là một xu thế tất yếu của cách mạng nước ta. Mở ra giai đoạn nhận thức, hành động vì độc lập, tự do dân tộc.

1. Hoàn cảnh lịch sử nước ta năm 1929:

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào công nhân, nông dân:

Từ cuối năm 1928 đến đầu năm 1929 thì phong trào dân tộc dân chủ ở nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đặc biệt là phong trào công nhân, nông dân đi theo con đường cách mạng vô sản. Trong đó phải kể đến Bắc Kỳ là nơi diễn ra phong trào sôi nổi nhất trong phạm vi cả nước. Giai cấp lao động, bị trị trong xã hội đứng lên đòi quyền lợi chính đáng, tạo nên làn sống đông đảo quần chúng tham gia.

Sự phát triển mạnh mẽ của phong trào cách mạng thời điểm đấy đòi hỏi phải được tổ chức và lãnh đạo cao hơn. Phải được xây dựng một đội ngũ lãnh đạo thống nhất tư tưởng, triển khai phương án chiến đấu hiệu quả.

Đồng thời vào thời điểm đó thì Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã không còn đủ khả năng lãnh đạo.

Cần phải gấp rút thành lập một Đảng cộng sản để tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân, nông dân cùng các lực lượng yêu nước khác đấu tranh chống đế quốc, phong kiến và bè lũ tay sai giành lại độc lập cho dân tộc.

Các hoạt động thành lập Đảng:

Đây là lý do dẫn đến sự ra đời của chi bộ đảng cộng sản đầu tiên tại Bắc Kỳ vào tháng 3 năm 1929. Họ hoạt động tích cực để thành lập một Đảng cộng sản thay thế. Trong đó, các mục đích thành lập Đảng lãnh đạo, thể hiện tư tưởng riêng mà có đến 3 tổ chức Đảng ra đời.

+ Vào tháng 6/1929 Đông Dương cộng sản đảng được thành lập.

+ Tháng 7 năm 1929 An Nam cộng sản đảng thành lập.

+ Tháng 9 năm 1929 Tân Việt cách mạng đảng cũng tự cải tổ thành Đông Dương cộng sản liên đoàn.

Trong đó, các Đảng có phạm vi hoạt động và phương thức tổ chức hoạt động riêng. Trong thời gian đầu, chưa có định hướng hợp nhất để thành lập một chính Đảng duy nhất.

2. Thuật ngữ tiếng Anh:

Ba tổ chức Cộng sản năm 1929 tiếng Anh là Three Communist Organizations in 1929.

Xu thế tất yếu tiếng Anh là The inevitable.

3. Quá trình thành lập ba tổ chức cộng sản:

Giai đoạn chuẩn bị thành lập Đảng:

Vào cuối tháng 3 năm 1929, một số hội viên tiên tiến của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên ở Bắc Kỳ đã tiến hành cuộc họp tại số nhà 5D phố Hàm Long, Hà Nội để thành lập ra Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam. Trong đó phải kể đến hai cái tên nội trội là Ngô Gia Tự và Nguyễn Đức Cảnh.

Chi bộ gồm có 7 thành viên, tích cực tiến hành các phương án chuẩn bị để tiến đến thành lập một Đảng cộng sản nhằm thay thế cho Hội Việt Nam cách mạng thanh niên.

Đại hội toàn quốc lần thứ nhất của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên diễn ra vào tháng 5 năm 1929. Trong đó, các đoàn đại biểu được tham gia đóng góp để xây dựng tổ chức Đảng. Khi kiến nghị của minh đưa ra không được chấp nhận thì đoàn đại biểu Bắc Kỳ đã rút khỏi hội nghị. Sau khi về nước, họ đã kêu gọi công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân khác ủng hộ chủ trương thành lập Đảng Cộng sản.

Thành lập Đông Dương cộng sản đảng:

Đến 17/6/1929 đại biểu các tổ chức cơ sở cộng sản ở miền Bắc họp đại hội, quyết định thành lập Đông Dương cộng sản đảng. Đây là tổ chức Đảng phát triển mạnh mẽ ở khu vực Bắc Kỳ và Trung Kỳ. Thông qua tuyên ngôn, điều lệ và thành lập ra báo Búa Liềm làm cơ quan ngôn luận của Đảng.

Việc ra đời của Đông Dương cộng sản đảng đã tạo đà trực tiếp với sự ra đời các tổ chức cộng sản tiếp theo. Đây là tổ chức Đảng được thành lập đầu tiên có quy mô, phạm vi tác động lớn.

Đảng ra đời không chỉ có nhằm hoạt động tại nước ta, mà còn là dành độc lập cho 3 nước đông dương. Qua đó các ý nghĩa tổ chức, hoạt động của Đảng được đề cao và học tập trong cả nước.

Thành lập An Nam cộng sản đảng:

Đến tháng 7 năm 1929 thì tổng bộ thanh niên cùng kì bộ Nam Kỳ của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã quyết định thành lập An Nam cộng sản đảng. Có thể thấy, Đảng này chỉ ra đời sau khoảng một tháng, nhằm phát huy và thúc đẩy tinh thần dân tộc sôi nổi hơn.

An Nam cộng sản đảng cũng cho ra đời tờ Báo đỏ” tại Hương Cảng, Trung Quốc để tuyên truyền.

Như vậy sự phân hóa của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên đã dẫn đến sự ra đời của Đông Dương cộng sản đảng và An Nam cộng sản đảng. Trong đó, các Đảng có phạm vi tác động và hoạt động tương đối độc lập.

Thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn:

Xuất phát từ xu hướng đó, các đảng viên tiên tiến của Tân Việt cách mạng đảng cũng tách ra để thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn. Tổ chức Đảng này hoạt động chủ yếu ở Trung Kì.

Các nhận xét:

Như vậy có thể thấy chỉ chưa đầy 4 tháng mà ở Việt Nam đã có sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản. Theo thứ tự lần lượt là Đông Dương cộng sản đảng, An Nam cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. Các tổ chức có tư tưởng và mục tiêu hoạt động tương đối giống nhau, tuy nhiên lại chưa tập hợp lại để thống nhất hoạt động.

Các tổ chức đảng ra đời thể hiện tính tất yếu trong hoạt động lãnh đạo quần chúng nhân dân.

4. Ý nghĩa sự ra đời của ba tổ chức cộng sản:

Xu thế khách quan, tất yếu của sự nghiệp cách mạng dân tộc:

Có thể nói sự ra đời của ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam là xu thế khách quan của cách mạng giải phóng dân tộc. Trong đó, các tầng lớp trí thức nhận diện và cùng các giai cấp trong xã hội xây dựng tổ chức Đảng. Qua đó thực hiện lãnh đạo, đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc. Đây là kết quả của sự kết hợp chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân, phong trào yêu nước ở nước ta.

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản được ví như một bước nhảy vọt của cách mạng nước ta. Bởi các suy nghĩ, định hướng được triển khai thực hiện trên thực tế. Tất cả các lực lượng có thể đóng góp, tham gia vào phong trào dân tộc. Từ đây Việt Nam đã xuất hiện những tổ chức chính trị của giai cấp vô sản, đó là các tổ chức cộng sản.

Đồng thời sự ra đời của các tổ chức này đã chứng tỏ hệ tư tưởng vô sản giành được ưu thế tuyệt đối trong phong trào dân tộc dân chủ nước Việt Nam. Công nhân cùng nhân dân lao động mang đến lực lượng đông đảo tham gia vào tổ chức. Cùng với sự ra đời này đã tạo điều kiện thuận lợi để đưa đến sự thành lập của Đảng cộng sản duy nhất ở nước ta vào đầu năm 1930. Cũng chính là sự hợp nhất lực lượng, sức mạnh, ý chí để xây dựng nền tảng chung.

Sự ra đời của ba tổ chức cộng sản có 3 ý nghĩa quan trọng:

Đó là:

– Đánh dấu bước trưởng thành vượt bậc của giai cấp công nhân Việt Nam từ tự phát sang tự giác. Các cuộc đấu tranh, kháng chiến có quy mô lớn hơn, sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Đảm bảo cả về phương án, cách thức và lực lượng, trang bị. Do đó các cuộc chiến không còn diễn ra nhỏ lẻ, bị đàn áp và dập tắt nhanh chóng.

– Chuẩn bị trực tiếp cho sự thành lập của một chính đảng vô sản ở Việt Nam. Mỗi tổ chức Đảng cho thấy ý chí cũng như lý tưởng hoạt động giống nhau. Do đó mà sự hợp nhất sẽ giúp đảm bảo về cả vật chất và tinh thần. Làm nên sức mạnh tập chung, đoàn kết của dân tộc ta.

– Chứng tỏ xu hướng cách mạng vô sản phát triển rất mạng mẽ ở nước ta. Qua các giai đoạn hoạt động, các chủ thể biết biến hóa, thay đổi đề phù hợp với nhu cầu. Dần dần thể hiện tính tổ chức cao trong quản lý, lãnh đạo. Cũng nhờ đó mà Đảng cộng sản Việt nam mới lãnh đạo nhân dân ta dành độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.

Như vậy, từ những vấn đề về hoàn cảnh lịch sử có thể khẳng định sự ra đời của ba tổ chức cộng sản tại Việt Nam trong năm 1929 là xu thế tất yếu của cách mạng nước ta. Đây là một giai đoạn, dấu mốc phản ánh giá trị tư tưởng cao. Đồng thời là tiền đề để hợp nhất thành chính đảng duy nhất.

Thành lập ra Đảng cộng sản Việt Nam:

Tuy nhiên, do trong cùng một thời điểm mà có đến ba tổ chức cộng sản đều ra đời và hoạt động biệt lập với nhau nên vô hình chung đã gây ra tình trạng chia rẽ lớn đối với phong trào cách mạng Việt Nam thời điểm bấy giờ. Các tổ chức hoạt động riêng lẻ, cách thức sử dụng khác nhau. Do đó mà không tạo được tiếng vang lớn trong quần chúng nhân dân, trong kết quả hoạt động.

Do đó đặt ra yêu cầu quan trọng là cần hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành một chính đảng duy nhất là Đảng Cộng sản Việt Nam. Từ đó hợp nhất tất cả các yếu tố trong tổ chức và triển khai hoạt động Đảng.

Do vậy mà đến tháng 3 năm 1930 Nguyễn Ái Quốc đã chủ trị Hội nghị hợp nhất 3 tổ chức cộng sản thành lập ra Đảng cộng sản Việt Nam. Hội nghị được tổ chức tại Cửu Long, Hương Cảng, Trung Quốc.