Bà người đầu tiền phát hiện hóa thạch năm 2024

Chuyên gia Fernando Novas thuộc Hội đồng quốc gia Nghiên cứu Khoa học và Kỹ thuật Argentina (Conicet) đánh giá đây là lần đầu tiên các nhà nghiên cứu phát hiện được hóa thạch chim cổ thuộc thời Đại Trung sinh và đặc biệt mẫu vật lại còn giữ được cấu trúc ống khí quản.

Thông qua các chương trình nghiên cứu, các nhà khoa học đưa ra kết luận ống khí quản đã cho phép các loài chim phát ra tín hiệu âm thanh liên lạc vào giai đoạn cuối của kỷ nguyên Khủng long.

Hóa thạch chim được tìm thấy tại đảo Vega, Nam Cực. Đây là loài chim Vegavis iaai, một loài mới thuộc họ Anseriforme được phát hiện tại Nam Cực, trong kỷ Creta, khoảng từ 65 đến 70 triệu năm trước. Loài chim mỏ vịt này có hình dạng nhỏ, khoảng 50 cm chiều dài và cân nặng 1,5 kg.

Nhà nghiên cứu người Mỹ Julia Clarke, thuộc Đại học Texas, là người đầu tiên phát hiện ra hóa thạch chim vẫn còn giữ được ống khí quản khi bà thực hiện kiểm tra nó trên máy quét 3D.

Phát hiện này cho phép con người hiểu được cách các loài khủng long, bao gồm cả các loài chim đã truyền tải cách giao tiếp với nhau như thế nào và làm thế nào mà cơ thể có khả năng phát ra âm thanh, tiếng động để phát triển bộ não.

Bên cạnh đó, khám phá mới này cũng mở ra cánh cửa để nghiên cứu về các khía cạnh của sự tiến hóa hành vi của loài khủng long trong suốt hàng chục triệu năm qua.

Trước đó, các nhà nghiên cứu Argentina đã tìm thấy hóa thạch của một con chim khổng lồ thời tiền sử với sải cánh lớn nhất từng được ghi nhận sống cách đây khoảng 50 triệu năm ở Nam Cực.

Con chim khổng lồ này thuộc loài pelagornithid, một họ chim biển khổng lồ đã tuyệt chủng, có răng dạng xương cứng.

Loài chim này có thể phát triển tới kích cỡ khổng lồ vào khoảng 50 triệu năm trước, khi nhiệt độ đại dương ấm và lượng thức ăn dồi dào./.

Nhà nghiên cứu Kathleen Rust từ Viện Đa dạng sinh học và Bảo tàng Lịch sử tự nhiên tại Đại học Kansas (Mỹ) cùng các cộng sự đã phân tích lại hóa thạch của một loài linh trưởng bí ẩn được biết đến từ những năm 1960, mang tên Ekgmowechashala.

"Do hình thái độc đáo của nó và sự đại diện ít ỏi thông qua các tàn tích răng, vị trí của nó trên cây tiến hóa của động vật có vú trở thành một chủ đề gây tranh cãi" - các nhà nghiên cứu viết trên tạp chí khoa học Jornal of Human Evolution.

Bà người đầu tiền phát hiện hóa thạch năm 2024

"Chân dung" giả tưởng về "người bà con xa" Ekgmowechashala - Ảnh: ĐẠI HỌC KANSAS

Sinh vật này như "từ trên trời rơi xuống", xuất hiện đột ngột trong hồ sơ hóa thạch khu vực Great Palins hơn 4 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng hàng loạt của tất cả các loài linh trưởng Bắc Mỹ vào 34 triệu năm trước.

Các nhà khoa học chỉ biết nó thuộc Bộ Linh trưởng, một nhóm động vật rộng lớn bao gồm khỉ, vượn... và cả con người.

Tuy nhiên, việc phải gọi "người bà con xa" này là gì, nó thuộc nhánh nào trong cây gia đình linh trưởng... vẫn là câu đố.

Trong nghiên cứu mới, các tác giả đã phân tích hình thái, thử gắn Ekgmowechashala vào dòng họ linh trưởng Palaeohodites ở Trung Quốc.

Palaeohodites vốn được GS Chris Beard của Đại học Kansas (Mỹ) tìm thấy từ hệ tầng Nadu, khu vực Baise (Quảng Tây - Trung Quốc) từ những năm 1990.

Hai mẫu vật có các yếu tố tương đồng nên các nhà khoa học Mỹ nghi ngờ chúng có mối liên hệ gần.

Theo Sci-News, kết quả phân tích mới đã ủng hộ giả thuyết rằng Palaeohodites và Ekgmowechashala là bà con gần gũi. Tuy nhiên, điều này cũng dẫn đến một ngõ cụt khác, bởi chính Palaeohodites cũng là một thứ đầy bí ẩn.

Dù vậy, nó cũng giúp hiểu rõ hơn về Ekgmowechashala, bác bỏ giả thuyết nó là con cháu của một loài linh trưởng lâu đời hơn, sống sót qua sự kiện tuyệt chủng ở Bắc Mỹ và tiến hóa để thích nghi.

Liên hệ với sinh vật kỳ lạ của Trung Quốc cho thấy rất có thể tổ tiên của Ekgmowechashala đã đi trước con người hàng ngàn năm, đi qua "cây cầu đất" thuộc Beringia và trở thành những loài linh trưởng đầu tiên khai phá châu Mỹ.

Bà người đầu tiền phát hiện hóa thạch năm 2024

Vùng đất Beringia giả thuyết (màu cam) từng nối liền Nga và Mỹ, là con đường mà tổ tiên chúng ta cũng như nhiều loài động vật khác đã đi từ châu Á sang châu Mỹ - Ảnh: BRITANNICA

Beringia là tên mà giới khoa học dùng để chỉ một vùng đất giả thuyết, từng nối liền châu Mỹ và lục địa Á - Âu, tồn tại hàng chục ngàn năm trước, giờ đây đã bị nhấn chìm.

Giả thuyết này cũng giải thích cách Ekgmowechashala đã "từ trên trời rơi xuống", xuất hiện đột ngột trong hồ sơ hóa thạch ở Bắc Mỹ mà không có sự hiện diện của loài tổ tiên bản địa nào.

của động vật có xương sống (có thể là xương hoá thạch bò sát biển) trong trầm tích biển Jura sớm, cách ngày nay khoảng 201 đến 174 triệu năm. Phát hiện này tạo tiền đề cho việc mở rộng nghiên cứu nhằm có thể tiếp tục phát hiện các hóa thạch Động vật có xương sống ở Việt Nam, cụ thể là địa tầng tuổi Jura.