5 điều sữ dụng mạng xã hội có văn hóa năm 2024

Từ bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành, mỗi cá nhân có thể tự xây dựng cho mình quy tắc sử dụng mạng xã hội sao cho bảo đảm đúng pháp luật, có văn hóa, văn minh, không vi phạm các quy ước cộng đồng.

Bộ Thông tin và Truyền thông đã có Quyết định số 874/QĐ-BTTTT ngày 17/6/2021 về việc ban hành Bộ Quy tắc ứng xử trên mạng xã hội. Theo đó, mục đích của Bộ quy tắc này là: [1] Tạo điều kiện phát triển lành mạnh mạng xã hội tại Việt Nam, đảm bảo quyền tự do cá nhân, quyền tự do kinh doanh, không phân biệt đối xử nhà cung cấp dịch vụ trong và ngoài nước, phù hợp với chuẩn mực, thông lệ và các điều ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia; [2] Xây dựng chuẩn mực đạo đức về hành vi, ứng xử trên mạng xã hội, giáo dục ý thức, tạo thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử của người dùng trên mạng xã hội, góp phần xây dựng môi trường mạng an toàn, lành mạnh tại Việt Nam.

Điều 3 của quy định này nêu các quy tắc ứng xử chung được áp dụng cho tất cả các nhóm đối tượng, bao gồm: quy tắc Tôn trọng, tuân thủ pháp luật; quy tắc Lành mạnh; quy tắc An toàn, bảo mật thông tin; và quy tắc Trách nhiệm.

Từ các định hướng của Bộ quy tắc này, chúng ta có thể hiểu, đối với các chủ thể sử dụng mạng xã hội, tiêu chí Tôn trọng, tuân thủ pháp luật là phải tôn trọng lẫn nhau và tôn trọng bản thân mình; tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, trong đó có quyền tự do và riêng tư cá nhân. Yếu tố tôn trọng phải được thực hiện trên cơ sở pháp luật Việt Nam hiện hành, các chuẩn mực đạo đức, tập quán…, kể cả các quy chuẩn của các dịch vụ mạng xã hội.

Tiêu chí Trách nhiệm là công khai sự xuất hiện của mình trên mạng xã hội bằng cách sử dụng đúng thông tin cá nhân, tổ chức; có trách nhiệm phát hiện, thông báo và phối hợp với các cơ quan hữu quan để xử lý, ngăn chặn và đấu tranh loại bỏ các nội dung thông tin xấu, độc, các tin đồn gây ảnh hưởng tiêu cực. Vận động người thân trong gia đình, bạn bè, những người xung quanh tham gia giáo dục, bảo vệ trẻ em, trẻ vị thành niên sử dụng mạng xã hội một cách an toàn, lành mạnh.

Tiêu chí Lành mạnh là ứng xử, tương tác trên mạng xã hội phải tôn trọng các giá trị đạo đức, giá trị văn hóa, giá trị tinh thần, phong tục - tập quán tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân; luôn hành xử mang tính xây dựng, hướng về cái tốt, suy xét cẩn trọng đối với các tương tác trên mạng xã hội; bảo đảm những gì đăng tải là sự thật. Có các hành vi, ứng xử phù hợp với những giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống của dân tộc Việt Nam; không sử dụng từ ngữ gây thù hận, kích động bạo lực, phân biệt vùng miền, giới tính, tôn giáo. Không đăng tải, chia sẻ những thông tin xấu, độc.

Tiêu chí An toàn, bảo mật thông tin là không được tương tác trên mạng xã hội nội dung thông tin bí mật của Nhà nước, thông tin liên quan đến quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự xã hội mà chưa được các cơ quan có thẩm quyền cho phép, xác nhận; thông tin cá nhân và mật khẩu phải được bảo mật, không được chia sẻ cho cá nhân tổ chức khác… Đồng thời, thực hiện biện pháp tự quản lý, bảo mật tài khoản mạng xã hội và nhanh chóng thông báo tới các cơ quan chức năng, nhà cung cấp dịch vụ khi tài khoản tổ chức, cá nhân bị mất quyền kiểm soát, bị giả mạo, lợi dụng và sử dụng vào mục đích không lành mạnh, ảnh hưởng đến an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Dĩ nhiên, nội hàm của các tiêu chí này đan xen nhau và bổ trợ nhau. Trên thực tế, mỗi người có thể áp dụng các quy tắc ứng xử khi sử dụng mạng xã hội theo nghề nghiệp và tổ chức mà mình tham gia. Tuy nhiên, mỗi cá nhân có thể tự xây dựng cho mình quy tắc sử dụng mạng xã hội sao cho bảo đảm đúng pháp luật, có văn hóa, văn minh, không vi phạm các quy ước cộng đồng. Một số lưu ý trong việc xây dựng các quy tắc của bản thân trong quá trình sử dụng mạng xã hội có thể quan tâm:

Một là, điều mình nêu có lợi hay có hại cho ai. Bất kỳ điều gì mình đăng tải hay chia sẻ trên mạng xã hội phải luôn hướng tới có lợi hay có hại cho ai không, bằng một tinh thần, thái độ hết sức trung thực và khách quan. Điều lý tưởng sẽ là có lợi cho bản thân và cho nhiều người khác, điều ít nhất cũng phải bảo đảm là không có ai cho ai, kể cả những điều mà mình cho là vô thưởng vô phạt. Nếu có chi tiết hay yếu tố nào có thể gây hại cho ai đó thì cân nhắc có đăng tải hay không.

Hai là, điều mình nêu có đúng không. Bất kỳ thông tin nào muốn đăng tải sau khi xác định yếu tố có lợi hay không thì bản thân phải kiểm chứng để bảo đảm rằng đó là thông tin chính xác. Do đó, không nên tùy tiện, dễ dãi trong việc chia sẻ, dẫn lại các thông tin từ các trang khác mà chưa phối kiểm hoặc từ những nguồn có thể bị mạo danh. Cần lưu ý rằng, với các kỹ thuật hiện tại, việc ngụy tạo các thông tin, hình ảnh hoặc tạo ra các nguồn giống như thật là khá dễ dàng, nên không vội tin ngay bất cứ điều gì mình đọc được.

Ba là, bảo đảm các quyền cá nhân của người khác. Điều này thể hiện rõ trách nhiệm của mỗi cá nhân khi đăng tải các thông tin, hình ảnh có thể làm lộ các thông tin cá nhân của người khác. Do đó, người dùng mạng xã hội không tùy tiện đăng hình ảnh, nêu các chi tiết về nhân thân, các vấn đề riêng tư của người khác, dù với dụng ý tốt. Bộ luật Dân sự Việt Nam có nhiều điều khoản quy định rõ quyền cá nhân về nhân thân và hình ảnh của mỗi cá nhân, kể cả trẻ em; nếu vi phạm có thể bị pháp luật chế tài.

Bốn là, thúc đẩy những điều tích cực. Là một công dân có trách nhiệm thì phải luôn thúc đẩy người sử dụng mạng xã hội và môi trường không gian mạng ngày càng lành mạnh hơn, tích cực hơn; nếu được, cần quan tâm đến yếu tố “truyền cảm hứng” từ thông tin, hình ảnh, nội dung của mình đăng tải. Nếu chưa tác động đủ để người đọc, người xem có hành động tích cực thì cũng nên tạo cho họ có nhận thức, tình cảm tốt đẹp.

Như vậy, bản thân mỗi người phải sử dụng mạng xã hội sao cho an toàn, tránh bị lợi dụng hoặc vô ý làm “tay sai” cho các thế lực xấu bằng sự thiếu hiểu biết của mình, cũng như luôn tuân thủ các quy định của pháp luật về không gian mạng. Bên cạnh đó, trong điều kiện của mình, mỗi người nên cố gắng lan tỏa những điều tích cực, không vô tình hay cố ý phát tán các thông tin xấu độc, đồng thời phải mạnh dạn phê bình, phản bác, đấu tranh với các thông tin sai trái, các quan điểm sai lầm.

Tiêu chuẩn cộng đồng của Facebook

“Chúng tôi cam kết xóa nội dung khuyến khích hành vi gây tổn hại trong thế giới thực, bao gồm [nhưng không giới hạn ở] tổn hại về thể chất, tài chính và tổn thương cảm xúc.”

Tiêu chuẩn cộng đồng của TikTok

“Chúng tôi luôn hướng đến việc xây dựng một môi trường chân thật, thông qua việc khuyến khích nội dung có tính xác thực trên ứng dụng.”

“Chúng tôi sẽ loại bỏ các nội dung như video, âm thanh, đoạn phát trực tiếp, hình ảnh, bình luận, đường dẫn hoặc ngôn ngữ khác vi phạm Tiêu chuẩn Cộng đồng.”

“Với các trường hợp cụ thể, có căn cứ, sắp xảy ra, và tiềm ẩn bất cứ mối đe dọa nguy hiểm đến tính mạng con người trong thế giới thực, chúng tôi sẽ báo cáo với cơ quan thực thi pháp luật. Để trải nghiệm đầy đủ các tính năng của TikTok, người dùng phải từ 13 tuổi trở lên. Chúng tôi sẽ chủ động xóa tài khoản của những người mà chúng tôi nghi ngờ là dưới độ tuổi này.”

Sử dụng mạng xã hội có lợi ích gì?

Mạng xã hội là một công cụ hữu ích để chúng ta kết nối với những người bạn mới, không chỉ ở gần mà còn ở khắp nơi trên thế giới, từ đó có thể tạo dựng mối quan hệ, hợp tác về nhiều lĩnh vực. Mạng xã hội mang giúp chúng ta cập nhật thông tin nhanh chóng và hoàn toàn miễn phí thông qua việc theo dõi các trang tin tức.

Những điều cần lưu ý khi sử dụng mạng xã hội là gì?

Bảo vệ quyền riêng tư và thông tin cá nhân. ... .

Không cả tin với những mối quan hệ trên mạng xã hội. ... .

Mọi thứ là “bất tử” trên Internet. ... .

Cẩn trọng khi bình luận. ... .

Kiểm tra tài khoản của con một cách nhẹ nhàng, minh bạch..

Văn hóa sử dụng mạng xã hội là gì?

Văn hóa mạng hay văn hóa Internet là một nền văn hóa mà đã nổi lên, hoặc đang nổi lên, từ việc sử dụng mạng máy tính cho việc thông tin liên lạc, giải trí và kinh doanh. Văn hóa Internet cũng là nghiên cứu về các hiện tượng xã hội khác nhau liên quan đến Internet và các hình thức mới khác của truyền thông mạng.

Em không nên làm gì khi sử dụng mạng xã hội?

Điều KHÔNG NÊN làm: - Không lập nhóm, lập hội để nói xấu, công kích lẫn nhau. - Không đăng tải, chia sẻ thông tin có thể gây xúc phạm, làm mất uy tín, danh dự cá nhân của người khác hoặc làm ảnh hưởng quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Chủ Đề