Các xã của huyện triệu sơn thanh hóa năm 2024

Chào mừng các bạn đến với Trang tin điện tử xã Dân Lý - Huyện Triệu Sơn - Tỉnh Thanh Hoá

Ý kiến thăm dò

Truy cập

Khu công sở làm việc UBND xã Dân Lý

Dân Lý là xã cửa ngõ của huyện Triệu Sơn, cách thị Trấn huyện khoảng 4 km về phía tây và cách thành phố Thanh Hóa 15 km về phía Đông. Diện tích tự nhiên 666,6 ha. Trong đó đất canh tác 393,4ha, còn lại là đất ao hồ, thổ cư và các loại đất khác. Toàn xã có 2.224 hộ với 9.600 nhân khẩu, số người trong độ tuổi lao động là 3.700 người, dân cư được phân bố trên địa bàn 8 thôn [ trước tháng 9 năm 2019 là 15 thôn sau khi sáp nhập xã còn lại 8 thôn]. Đảng bộ có 15 chi bộ gồm: 8 chi bộ thôn 3 chi bộ nhà trường 1 chi bộ trạm y tế, 2 chi bộ doanh nghiệp đó là chi bộ Quỹ tín dụng và chi bộ Công ty gạch Nam Vang, 401 đảng viên. Phía Bắc giáp xã Dân Quyền. Phía Nam giáp xã Tiến Nông Phía Đông giáp huyện Đông Sơn. Phía Tây giáp xã Nông Trường, xã Minh Châu và xã Minh Dân. Là địa phương thuận lợi về giao thông đường bộ có QL47 và tỉnh lộ 514 chạy qua. Đặc biệt có Chợ Thiều nơi tập chung giao lưu buôn bán trao đổi các mặt hàng hoá với các địa phương lân cận như: xã Đông Hoàng huyện Đông sơn, xã Thiệu Lý huyện Thiệu Hoá, các xã Dân Quyền, Minh Châu huyện Triệu Sơn. Nền kinh tế chủ yếu của địa phương là sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên với bản chất cần cù, lao động sáng tạo, chấp hành tốt chủ chương của Đảng, chính sách nhà nước, từng bước áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển dịch vụ thương mại nên kinh tế - Văn hoá xã hội trong xã ngày một phát triển ổn định. Đến năm 2018, 100 % thôn đạt danh hiệu thôn văn hoá cấp huyện và xã đạt chuẩn nông thôn mới. Với niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng cộng sản quang vinh – tư tưởng Hồ Chí Minh vĩ đại và những thành quả, những bài học kinh nghiệm sẽ là nền tảng, động lực để Đảng bộ Dân Lý tiếp tục lãnh đạo nhân dân dành những thắng lợi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa – Hiện đại hóa đất nước góp phần xây dựng quê hương Dân Lý ngày càng giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

Trung Kiên - Công chức văn hoá

Xem nhiều

Huyện Triệu Sơn có 4 xã miền núi là Bình Sơn, Thọ Bình, Thọ Sơn, và Triệu Thành với gần 7.000 nhân khẩu, trong đó chủ yếu là dân tộc Thái và Mường.

Cây chè - cây trồng chủ lực ở xã Bình Sơn.

Xác định, công tác chăm lo đời sống cho đồng bào dân tộc là một trong những nhiệm vụ quan trọng để thúc đẩy kinh tế - xã hội của huyện phát triển, những năm qua, huyện Triệu Sơn đã có nhiều chính sách dành cho đồng bào, đồng thời khuyến khích bà con tập trung phát triển kinh tế hộ gia đình bằng các hình thức như: Mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ, sản xuất, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại tổng hợp. Qua đó, nhiều hộ đã vượt khó vươn lên thoát nghèo và làm giàu chính đáng, nhiều hộ có mức thu nhập bình quân hàng năm từ 80 đến 100 triệu đồng trở lên. Số hộ nghèo người dân tộc thiểu số trong huyện giảm dần theo từng năm; số hộ khá giàu ngày càng tăng, xuất hiện ngày càng nhiều mô hình sản xuất với quy mô lớn, đem lại thu nhập cao, tạo việc làm thường xuyên và thu nhập ổn định cho hàng trăm lao động địa phương. Ví như, mô hình chăn nuôi gia trại của gia đình anh Ngân Xuân Tâm và chị Hà Thị Hường, dân tộc Thái, ở thôn 15, xã Thọ Bình. Trước đây, gia đình anh chị cũng thuộc diện hộ nghèo của xã, đời sống gặp nhiều khó khăn. Năm 2012, anh Tâm đã mạnh dạn vay 50 triệu đồng từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 20 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội để đầu tư mua 2 cặp bò sinh sản. Đến nay, tổng đàn gia súc của gia đình anh đã có trên 15 con, mỗi năm cho thu nhập khoảng 100 triệu đồng. Nhờ đó, gia đình anh Tâm đã có cuộc sống ổn định, có điều kiện để chăm lo cho con cái học hành. Hay như, gia đình chị Bùi Thị Đường ở thôn Trung Sơn, xã Triệu Thành trước đây cũng thuộc diện hộ nghèo do thiếu đất sản xuất và không có kiến thức làm ăn. Được sự hỗ trợ của xã, gia đình chị được tập huấn về kiến thức trồng trọt, chăn nuôi, được vay vốn phát triển sản xuất. Chị đã đầu tư mua máy đảm nhận khâu dịch vụ làm đất cho người dân trong xã và các xã lân cận. Ngoài ra, gia đình còn nhận thầu 1 ha đất cấy lúa, chăn nuôi thêm trâu, bò, lợn, gà, mỗi năm trừ chi phí cho thu nhập trên 100 triệu đồng...

Song song với việc phát triển kinh tế, tranh thủ sự quan tâm đầu tư của Đảng và Nhà nước, huyện Triệu Sơn luôn quan tâm chăm lo đến kết cấu hạ tầng vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Hiện 4 xã miền núi đều có đường ô-tô đến trung tâm xã, điện lưới, điện thoại, trạm y tế, trường học, nước sinh hoạt, công trình thủy lợi cơ bản hoàn thiện; hộ nghèo được hỗ trợ làm nhà ở, được khám, chữa bệnh miễn phí. Ông Lò Văn Tiến, Phó Chủ tịch UBND xã Bình Sơn chia sẻ: Trước đây, tỷ lệ hộ nghèo ở Bình Sơn khá cao, đời sống đại đa số người dân còn nhiều khó khăn. Thế nhưng những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, kinh tế, xã hội của địa phương có nhiều khởi sắc, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm sau cao hơn năm trước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng. Mạng lưới sản xuất, kinh doanh ngành nghề, dịch vụ ngày càng được mở rộng...

Đến thăm xã Triệu Thành, thay bằng những con đường đất đỏ lầy lội trước đây là những con đường nhựa hóa, bê tông hóa vào đến tận trụ sở UBND xã. Tìm hiểu được biết, những năm gần đây tranh thủ các nguồn vốn của Nhà nước [Chương trình 134, 135] và sự đóng góp của nhân dân, xã Triệu Thành đã đẩy mạnh xây dựng đường giao thông, công trình thủy lợi, đưa các loại cây, con cho giá trị cao vào sản xuất, tập huấn chuyển giao khoa học - kỹ thuật để tăng năng suất cây trồng, nâng cao thu nhập cho người dân.

Với những chính sách hỗ trợ thiết thực, đời sống của đồng bào các dân tộc miền núi ở huyện Triệu Sơn đã được cải thiện đáng kể, bà con các dân tộc nơi đây đang tiếp tục chung sức, đồng lòng để xây dựng quê hương ngày càng đổi mới.

Chủ Đề