3 đánh giá kết quả thực hành

[HNMO] - Theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2022-2023, các sở giáo dục và đào tạo chỉ đạo các nhà trường thực hiện việc đánh giá học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông đúng quy định.

Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các nhà trường kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập. Ảnh minh họa

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị thực hiện hiệu quả các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá, đánh giá thường xuyên và đánh giá định kỳ; khuyến khích các nhà trường xây dựng ngân hàng câu hỏi, ngân hàng đề kiểm tra.

Đối với các môn học, hoạt động giáo dục đánh giá bằng nhận xét, Bộ Giáo dục và Đào tạo khuyến khích các nhà trường thực hiện kiểm tra, đánh giá định kỳ thông qua bài thực hành, dự án học tập phù hợp với đặc thù môn học, hoạt động giáo dục. Việc đổi mới phương pháp, hình thức kiểm tra, đánh giá các môn học phải bảo đảm yêu cầu về tính trung thực, khách quan, công bằng, đánh giá chính xác kết quả học tập và rèn luyện của học sinh.

Liên quan đến kiểm tra, đánh giá, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá phù hợp với kế hoạch dạy học; không kiểm tra, đánh giá vượt quá yêu cầu cần đạt hoặc mức độ cần đạt của chương trình giáo dục phổ thông; không kiểm tra, đánh giá đối với các nội dung tinh giản.

Riêng đối với môn lịch sử, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các nhà trường tăng cường các câu hỏi nhằm khai khai thác, sử dụng các nguồn sử liệu, tranh ảnh, lược đồ; câu hỏi mở tạo điều kiện cho học sinh tự biểu đạt chính kiến của mình về các vấn đề lịch sử, hướng tới đánh giá phẩm chất và năng lực học sinh, khắc phục tình trạng ghi nhớ sự kiện một cách máy móc.

Bộ Giáo dục và Đào tạo đồng thời lưu ý chuẩn bị tốt các điều kiện để sẵn sàng thực hiện kiểm tra, đánh giá theo hình thức trực tuyến theo quy định, bảo đảm chất lượng, chính xác, hiệu quả, công bằng, khách quan, trung thực; đánh giá đúng năng lực của học sinh.

Hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc của cơ sở phân phối cần những giấy tờ gì? Quy trình đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc của cơ sở phân phối được quy định như thế nào? Kết quả đánh giá định kỳ việc đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc ở mức độ 3 được xử lý như thế nào? Trên đây là thắc mắc của bạn Chí Dũng [Long Xuyên, An Giang].

Hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc của cơ sở phân phối cần những giấy tờ gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 9 Thông tư 03/2018/TT-BYT về hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GDP như sau

Đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc
...
7. Hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GDP, bao gồm:
a] Đơn đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GDP theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này;
b] Tài liệu kỹ thuật cập nhật về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở phân phối [nếu có thay đổi];
c] Báo cáo tóm tắt về hoạt động phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc của cơ sở trong thời gian 03 năm gần nhất tính từ thời điểm đánh giá liền trước [không bao gồm các đợt đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế] đến ngày đề nghị đánh giá định kỳ.
...

GDP là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Good Distribution Practices”, được dịch sang tiếng Việt là “Thực hành tốt phân phối” theo khoản 7 Điều 2 Thông tư 03/2018/TT-BYT giải thích.

Như vậy, hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc gồm:

- Đơn đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng GDP theo Mẫu số 01 tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư 03/2018/TT-BYT;

- Tài liệu kỹ thuật cập nhật về điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và nhân sự của cơ sở phân phối [nếu có thay đổi];

- Báo cáo tóm tắt về hoạt động phân phối thuốc của cơ sở trong thời gian 03 năm gần nhất tính từ thời điểm đánh giá liền trước [không bao gồm các đợt đánh giá đột xuất, thanh tra, kiểm tra của Bộ Y tế, Sở Y tế] đến ngày đề nghị đánh giá định kỳ.

Đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc của cơ sở phân phối [Hình từ Internet]

Quy trình đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc của cơ sở phân phối được quy định như thế nào?

Tại khoản 8 Điều 9 Thông tư 03/2018/TT-BYT quy định trình tự đánh giá, quy trình đánh giá, phân loại kết quả đánh giá đáp ứng GDP thực hiện theo quy định tại Điều 6 và Điều 7 Thông tư này.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 7 Thông tư 03/2018/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 9/2020/TT-BYT quy định về quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc như sau:

Quy trình đánh giá việc đáp ứng và phân loại đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc
1. Quy trình đánh giá:
a] Bước 1. Đoàn đánh giá công bố Quyết định thành lập Đoàn đánh giá, mục đích, nội dung và kế hoạch đánh giá dự kiến tại cơ sở phân phối;
b] Bước 2. Cơ sở phân phối trình bày tóm tắt về tổ chức, nhân sự và hoạt động triển khai, áp dụng GDP hoặc các nội dung cụ thể theo nội dung của đợt đánh giá;
c] Bước 3. Đoàn đánh giá tiến hành đánh giá thực tế việc triển khai áp dụng GDP tại cơ sở phân phối theo từng nội dung cụ thể;
d] Bước 4. Đoàn đánh giá họp với cơ sở phân phối để thông báo tồn tại phát hiện trong quá trình đánh giá [nếu có]; đánh giá mức độ của từng tồn tại; thảo luận với cơ sở phân phối trong trường hợp cơ sở phân phối không thống nhất với đánh giá của Đoàn đánh giá đối với từng tồn tại; đánh giá về mức độ đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn GDP của cơ sở phân phối;
đ] Bước 5. Lập và ký biên bản:
Đoàn đánh giá có trách nhiệm lập Biên bản đánh giá GDP theo Mẫu số 03 quy định tại Phụ lục IV kèm theo Thông tư này; biên bản phải phân loại mức độ đáp ứng GDP của cơ sở phân phối theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này và liệt kê, phân tích các tồn tại mà cơ sở phân phối cần khắc phục sửa chữa [nếu có]; nội dung thống nhất và chưa thống nhất giữa Đoàn đánh giá và cơ sở phân phối.
Biên bản đánh giá GDP được Lãnh đạo cơ sở phân phối cùng Trưởng Đoàn đánh giá ký xác nhận. Biên bản đánh giá phải thể hiện được thành phần Đoàn đánh giá, địa điểm, thời gian, phạm vi đánh giá và được lập thành 02 bản: 01 bản lưu tại cơ sở phân phối, 01 bản lưu tại Sở Y tế.

Như vậy, quy trình đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc theo quy định cụ thể nêu trên.

Kết quả đánh giá định kỳ việc đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc ở mức độ 3 được xử lý như thế nào?

Căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 Điều 10 Thông tư 03/2018/TT-BYT quy định như sau:

Xử lý kết quả đánh giá định kỳ việc đáp ứng Thực hành tốt phân phối thuốc, nguyên liệu làm thuốc
...
3. Trường hợp biên bản đánh giá GDP kết luận cơ sở phân phối tuân thủ GDP ở mức độ 3 theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 7 Thông tư này:
Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày kết thúc đánh giá tại cơ sở phân phối và ký biên bản đánh giá, trên cơ sở đánh giá nguy cơ tồn tại được phát hiện đối với chất lượng thuốc, an toàn của người sử dụng, Sở Y tế ban hành văn bản thông báo về việc không đáp ứng GDP và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm Sở Y tế thực hiện một hoặc các biện pháp sau đây:
a] Xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
b] Thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp và Giấy chứng nhận GDP [nếu có] theo quy định tại Điều 40 của Luật dược.
Trường hợp cơ sở phân phối không đáp ứng một hoặc một số phạm vi kinh doanh trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp, Sở Y tế tiến hành thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp để loại bỏ phạm vi kinh doanh không đáp ứng và thu hồi Giấy chứng nhận GDP [nếu có] theo quy định tại Điều 40 của Luật dược và cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược phù hợp với phạm vi kinh doanh mà cơ sở phân phối đáp ứng.
4. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày cơ sở phân phối được đánh giá duy trì đáp ứng GDP hoặc từ ngày ban hành quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đã cấp do cơ sở phân phối không duy trì đáp ứng GDP, Sở Y tế cập nhật tình trạng duy trì đáp ứng GDP trên Trang thông tin điện tử của Sở Y tế theo nội dung quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này đối với cơ sở phân phối đáp ứng GDP hoặc thông tin về việc thu hồi Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược, giấy chứng nhận GDP [nếu có] đã cấp đối với cơ sở phân phối không duy trì đáp ứng GDP.

Theo đó, trường hợp biên bản đánh giá GDP kết luận cơ sở phân phối tuân thủ GDP ở mức độ 3, trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày kết thúc đánh giá tại cơ sở phân phối thuốc và ký biên bản đánh giá, trên cơ sở đánh giá nguy cơ tồn tại được phát hiện đối với chất lượng thuốc, an toàn của người sử dụng, Sở Y tế ban hành văn bản thông báo về việc không đáp ứng GDP và tùy theo tính chất, mức độ vi phạm Sở Y tế thực hiện một hoặc các biện pháp cụ thể trên.

Chủ Đề