2 hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Dựa vào hệ số khả năng thanh toán lãi vay có thể đánh giá được khả năng trả lãi vay của doanh nghiệp. Vậy công thức tính chỉ số này ra sao?

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay là gì?

Theo Investopedia, hệ số khả năng thanh toán lãi vay (tên gọi tiếng Anh: Interest coverage ratio) là chỉ số cho biết khả năng đảm bảo chi trả lãi vay của các doanh nghiệp và khả năng tài chính mà doanh nghiệp đó có thể tạo ra để dùng thanh toán nợ trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay được tính bằng tỷ lệ nợ và tỷ suất sinh lời. Dựa vào kết quả tỷ số này có thể xác định được khả năng mà doanh nghiệp có thể trả lãi cho các khoản nợ còn tồn đọng trong doanh nghiệp đó. Bên cạnh đó, chỉ số tài chính này còn được tính bằng cách chia thu nhập của doanh nghiệp trước lãi suất và thuế trong một khoảng thời gian xác định cho khoản thanh toán lãi của doanh nghiệp đáo hạn trong cùng một thời điểm.

2 hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp

Cách tính khả năng thanh toán lãi vay

Công thức tính hệ số khả năng thanh toán lãi vay cụ thể như sau:

Hệ số thanh toán lãi nợ vay = (Lợi nhuận trước thuế + Lãi nợ vay)/Lãi nợ vay

Ví dụ: Doanh nghiệp A có lãi trước thuế và lãi vay là 100 tỷ đồng. Chi phí tiền nợ lãi hàng năm là 32 tỷ đồng. Áp dụng dụng thức trên ta có:

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay = 100/32 = 3,125.

Như vậy có thể thấy rằng:

- Thu nhập của doanh nghiệp A cao gấp 3,125 lần chi phí trả lãi.

- Khả năng trả lãi của một doanh nghiệp thấp thì điều đó đồng nghĩa vói việc khả năng sinh lời của tài sản thấp.

- Chỉ số tài chính này càng thấp như một lời cảnh báo về tình trạng suy giảm trong hoạt động kinh doanh có thể giảm lãi trước thuế và lãi vay xuống dưới mức nợ lãi doanh nghiệp phải trả. Tình trạng này kéo dài doanh nghiệp đó có thể mất khả năng thanh toán nợ dẫn đến vỡ nợ.

- Tuy nhiên, rủi ro trên có thể được khắc phục vì lãi trước thuế và lãi vay không phải là nguồn thu nhập duy nhất mà doanh nghiệp dùng để thanh toán lãi vay. Nguồn tiền mặt từ khấu hao do doanh nghiệp tạo ra có thể dùng để trả nợ.

- Doanh nghiệp tạo ra nguồn lợi nhuận trước thuế và lãi vay sao cho chỉ số tài chính này ở mức an toàn đảm bảo khả năng thanh toán nợ của mình.

2 hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay bao nhiêu là tốt?

Ý nghĩa hệ số khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số khả năng thanh toán lãi vay thường được dùng để phân tích khả năng thanh toán khoản nợ của doanh nghiệp. Hệ số này càng lớn thì doanh nghiệp đang có dấu hiệu hoạt động tích cực, khả năng thanh toán nợ tốt. Nếu hệ số này thấp thì chứng tỏ khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp thấp. Các nhà kinh tế học thường chọn mức hệ số 2 để đánh giá khả năng trả nợ lãi vay của doanh nghiệp. Nếu hệ số khả năng thanh toán lãi vay thấp hơn 2 thì đó là một lời cảnh báo doanh nghiệp đang gặp phải vấn đề về tài chính. Tỷ lệ chi trả khoản vay của doanh nghiệp trong trường hợp này là tương đối thấp.

Khi phân tích tình hình tài chính của một doanh nghiệp cần so sánh chỉ số qua các năm để nhận thấy sự thay đổi theo chiều hướng đi lên hay xuống. Ngoài ra cần tìm hiểu thêm về hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đó trong quá khứ và các tiềm năng trong tương lai để đưa ra sự đánh giá khách quan nhất.

Giải đáp một số câu hỏi liên quan

Tiêu chí nào đánh giá khả năng chi trả lãi của doanh nghiệp?

Để đánh giá khả năng chi trả lãi của doanh nghiệp cần dựa vào các tiêu chí chỉ số như sau:

  • Chỉ số về khả năng thanh toán tổng quát
  • Chỉ số về khả năng thanh toán hiện tại
  • Chỉ số về khả năng thanh toán nhanh chóng
  • Chỉ số về khả năng thanh toán tức thời
  • Chỉ số về khả năng thanh toán lãi vay
  • Chỉ số về khả năng chi trả ngắn hạn

Lưu ý gì khi đánh giá khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp?

Khi đánh giá khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp nên lưu ý những điều sau:

  • Tổng thu nhập của doanh nghiệp bao gồm cả doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp
  • Tình hình tài chính, bao gồm cả tài sản và nợ phải trả
  • Khả năng sinh lời trong tương lai
  • Độ tin cậy và uy tín của doanh nghiệp
  • Thị trường và các đối thủ cạnh tranh
  • Chính sách lãi suất và thời gian vay của ngân hàng

Ngoài ra, đối với các ngân hàng hoặc chủ đầu tư và doanh nghiệp cũng nên nắm được một số điểm sau đây:

  • Đối với ngân hàng, chủ đầu tư: đánh giá khả năng trang trải lãi vay của doanh nghiệp ở từng thời điểm trước khi quyết định cho vay, đầu tư
  • Đối với doanh nghiệp: Trước khi đưa ra được hạn mức vay phù hợp với khả năng tài chính hiện tại thì nên so sánh mức độ chi trả lãi vay nóng không giấy tờ theo từng giai đoạn.

Như vậy dựa vào hệ số khả năng thanh toán lãi vay có thể đánh giá khả năng chi trả các khoản nợ của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chỉ dựa vào chỉ số này thì chưa thể đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp vì hệ số này chưa đề cập đến các khoản thanh toán cố định như chi phí cổ tức ưu đãi, trả tiền nợ gốc…