1 mắt nhắm 1 mắt mở tại sao

1. Chức năng các bộ phận chính của mắt

Mắt của được chia làm hai phần chính với tên gọi là bán phần trước và bán phần sau. Bán phần trước của mắt bao gồm bộ phận có thể thăm khám được bằng các dụng cụ đơn giản như đèn soi, kính lúp:

  • Mi mắt và lông mi:mắt được nhắm lại hoặc mở ra nhờ cơ chế hoạt đông của hai nếp da, được gọi là mi mắt. Trên mi mắt có lông mi, có chức năng bảo vệ mắt khỏi dị vật, phản xạ nhắm - mở mắt giúp mắt tránh nhiễm khuẩn với các yếu tố như khói, bụi, nước...

  • Kết mạc: là một màng mỏng phủ trên phần màu trắng (củng mạc) của nhãn cầu, chứa các mạch máu. Chức năng chính của kết mạc là duy trì sự ổn định lớp nước mắt và tiết ra một số chất có trong nước mắt chống lại mọi sự xâm nhập vào giác mạc.
  • Củng mạc: lớp vỏ của nhãn cầu, tạo nên hình dạng của con mắt (hình cầu).
  • Giác mạc: có hình chỏm cầu, chính là phần cong nhất mà mắt thường có thể nhìn thấy khi nhìn vào con mắt. Giác mạc đóng vai trò như một thấu kính, hội tụ hình ảnh lên võng mạc, giúp ta có thể nhìn thấy vật.
  • Mống mắt: là vòng sắc tố bao quanh đồng tử. Mống mắt quyết định màu mắt (đen, nâu, xanh...)
  • Đồng tử: là lỗ nhỏ màu đen, nằm ở trung tâm của mống mắt. Đồng tử có thể co lại hoặc giãn ra nhờ các cơ nằm trong mống mắt để điều chỉnh lượng ánh sáng vào mắt.

Bán phần sau của mắt bao gồm các bộ phận chỉ có thể thăm khám bằng các phương tiện chuyên khoa:

  • Thủy dịch: chất dịch do thể mi tiết ra tiền phòng và hậu phòng (tiền phòng là khoang nằm giữa giác mạc và thể thủy tinh; hậu phòng là khoang nằm sau mống mắt), tạo nên áp lực (nhãn áp) để duy trì dạng hình cầu căng cho mắt và cung cấp dưỡng chất cho giác mạc và thủy tinh thể.
  • Thể thủy tinh: cấu trúc trong suốt nằm phía sau đồng tử, có tác dụng như một thấu kính làm hội tụ ánh sáng trên võng mạc sau khi đi qua đồng tử.
  • Võng mạc: là lớp trong cùng của nhãn cầu. Khi võng mạc nhận được ánh sáng nó sẽ truyền tín hiệu đến não thông qua hệ dây thần kinh thị giác, não bộ sẽ cho chúng ta ý thức về vật thể chúng ta đang nhìn thấy

Để hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của một chiếc máy ảnh.

2. Cơ chế hoạt động của mắt

1 mắt nhắm 1 mắt mở tại sao

Đôi mắt được ví như là một chiếc máy ảnh đẹp và hiện đại nhất trên thế giới. Để hiểu một cách đơn giản, cơ chế hoạt động của mắt tương tự như cơ chế hoạt động của một chiếc máy ảnh.

Để chụp được ảnh, ánh sáng phản xạ từ vật được khúc xạ qua hệ thống thấu kính và hội tụ tại phim. Tại đây tín hiệu ánh sáng gây ra các phản ứng hóa học trên phim, sau đó trải qua quá trình rửa ảnh sẽ cho chúng ta các bức ảnh hình.

Tương tự như vậy, mắt có hệ “thấu kính” bao gồm giác mạc và thủy tinh thể. Ánh sáng sau khi được khúc xạ qua giác mạc và thủy tinh thể sẽ hội tụ trên võng mạc của mắt. Tại đây tín hiệu ánh sáng sẽ được các tế bào cảm thụ ánh sáng trên võng mạc chuyển thành tín hiệu thần kinh. Sau đó, tín hiệu đó được truyền đến não thông qua hệ thần kinh thị giác và được xác nhận là hình ảnh tại não bộ. Đây chính là cơ chế hoạt động của mắt để nhìn thấy một vật nào đó.

Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển vô cùng tinh vi của các cơ chế thần kinh, mà không một máy ảnh cao cấp nào có thể sánh kịp.

Đối với máy ảnh, chúng ta phải điều chỉnh tiêu cự chính xác và mức độ ánh sáng, khi ống kính bị bẩn phải lau chùi và bảo dưỡng cẩn thận . Trong thực tế mắt chúng ta cũng thực hiện những công việc đó một cách hoàn toàn tự động.

Ví dụ, để thay đổi tiêu cự thì thủy tinh thể sẽ thay đổi độ cong của mình dưới sự điều khiển của cơ thể mi trong mắt. Việc điều chỉnh độ co giãn của mống mắt sẽ làm thay đổi kích thước của lỗ đồng tử, từ đó điều khiển cường độ chùm sáng đi vào. Các tuyến lệ chính và phụ hoạt động giúp cho giác mạc luôn được bôi trơn, nó là một cơ chế vệ sinh và bảo vệ tự nhiên mà tạo hóa ban cho đôi mắt. Các hoạt động này diễn ra tự động dưới sự điều khiển vô cùng tinh vi của các cơ chế thần kinh, mà không một máy ảnh cao cấp nào có thể sánh kịp.

“Mắt mở, mắt nhắm” cũng là phận cam chịu!

Thứ Năm, 16:07, 21/05/2015

Nhân đọc bài "Mắt mở, mắt nhắm mà sống" của tác giả Tố Nga, tôi có đôi điều suy ngẫm.

Tuy vậy, khi đọc được bài viết này tôi lại thấy có cái gì đó nhói ở tim, cảm thấy ức chế lắm. Mà cái sự ức chế này nó đã có từ khi tôi biết phụ nữ lấy chuyện "mắt mở, mắt nhắm" làm kim chỉ nam để sống, thậm chí coi đó là cách giữ hạnh phúc gia đình.

Có phải hai tiếng hạnh phúc là chỉ cần gia đình còn đủ chồng đủ vợ trên "danh nghĩa"? Có phải hạnh phúc là chồng sống theo kiểu của chồng, vợ sống theo kiểu của vợ miễn sao nhà còn đủ cha đủ mẹ cho con?

1 mắt nhắm 1 mắt mở tại sao
Ảnh minh họa

Có bao giờ những người cha người mẹ ấy hỏi con mình rằng "con có hạnh phúc không?" khi mà cha mẹ vẫn là một gia đình nhưng thực chất gần như chẳng liên quan gì đến nhau trong đời sống hàng ngày.

Tôi không phản đối cách chọn lựa hạnh phúc của các chị, cách mà theo tôi nghĩ cũng là một cách sống cam chịu. Nhìn từ bên ngoài tuy có vẻ văn minh hơn so với thế hệ các bà mẹ mình ngày xưa nhưng chung quy bên trong cũng là cam chịu, nhẫn nhịn, loay hoay tìm cách này hay cách khác để cố giữ cái "tổ lạnh" thay vì là "tổ ấm" như các bà mà thôi.

Điều mà tôi muốn nói là tại sao người vợ cứ mãi đa đoan để dành lấy sự yên ổn cho gia đình, trong khi người chồng thì cứ mặc nhiên hưởng thụ cuộc sống bay nhảy bên ngoài như thanh niên còn độc thân, thích đi đâu thì đi, thích làm gì thì làm...

Đàn ông quá ích kỷ, họ chỉ nghĩ đến bản thân họ. Có vẻ như họ lấy vợ chỉ để duy trì nòi giống, rồi bỏ mặc gia đình cho người vợ gánh chịu một mình.

Hoặc giả như họ cưới nhau vì tình yêu thì đàn ông cũng mau chóng chán vợ mà đi tìm niềm vui cho riêng mình, bằng chứng là cảnh ngoại tình đầy trong xã hội của chúng ta, mà người đời cứ thản nhiên như "chuyện thường ngày".

Có người còn thấy ngưỡng mộ sự "tự lập" của các chị vợ sống cảnh có chồng mà như không. Phải chăng là ngưỡng mộ mấy chị ấy giỏi cam chịu, có sức khỏe dẻo dai tự lo được cho mình và cho con cái và dư mạnh mẽ khi đêm về thui thủi ngủ vùi trong chăn lạnh...

Đàn ông xem tình nghĩa vợ chồng mỏng dánh như cánh chuồn chuồn, khi vui nó đậu khi buồn nó bay. Để rồi một ngày nào đó mỏi gối chồn chân, bệnh tật, già yếu thì họ mới nhớ đến gia đình.

Lại tìm về với người vợ "danh chính ngôn thuận", với những đứa con mà họ chẳng bao giờ đoái hoài hay chẳng góp phần nuôi dạy, để mong được vợ con cưu mang.

Tôi không "vơ đủa cả nắm" mà chỉ phản ảnh những người chồng bỏ mặc vợ con như những người dưng, và đau thay cho hoàn cảnh những người vợ có chồng mà như không. Có cần không một mái gia đình không toàn vẹn đó, có hạnh phúc không khi hai mảnh đời ghép lại không vừa?.

Rồi còn con cái, nuôi chúng lớn lên không chỉ có ăn và học mà còn phải bồi dưỡng cho chúng một tâm hồn sáng đẹp với những nụ cười tươi thắm nữa. Nếu vợ chồng sống với nhau không hạnh phúc thì không thể tạo cho con hạnh phúc được.

Mỗi gia đình hạnh phúc sẽ góp phần hình thành một xã hội văn minh và lành mạnh./.