1 gói mì koreno bao nhiêu calo?

Mì tôm là một loại thực phẩm không quá xa lạ với nhiều người. Thậm chí, một số bạn còn có thói quen ăn sống mì tôm như một món ăn vặt ngon miệng. Vậy ăn mì tôm sống có béo không? Ăn nhiều có tác hại gì? Tham khảo thông tin được chia sẻ trong bài viết để có câu trả lời.

Nội dung bài viết

Một gói mì tôm sống chứa bao nhiêu calo?

Để biết ăn mì tôm sống có béo không, chúng ta cần tìm hiểu về lượng calo mà món này mang lại. Thông thường trong một gói mì bao gồm một vắt mì, gói rau sấy, gói dầu và gói muối,…Mì tôm có thành phần chính là bột mì và có lượng carbohydrates khá cao vì mì thường được chiên qua dầu.

Nhìn chung, trọng lượng trung bình của một gói mì nằm trong khoảng 65 –100 g. Bên cạnh đó, mì còn có hai kiểu là có chiên hoặc không chiên. Tùy theo khối lượng và cách chế biến, lượng calo từ một gói mì nằm trong khoảng 250 – 500 calo. Mức calo này khá cao khi chiếm ¼ lượng calo mà người lớn cần phải cung cấp mỗi ngày.

Ăn mì tôm sống có béo không

Mặt khác, mỗi loại mì của những thương hiệu khác nhau sẽ có hàm lượng calo khác nhau, tùy thuộc vào công thức và công nghệ của nhà sản xuất. Bạn có thể tham khảo định lượng hàm lượng calo đối với một số loại mì thông dụng, được nhiều người yêu thích tại Việt Nam như:

Các loại mì thông dụngHàm lượng calo1 gói mì tôm Hảo Hảo sa tế tôm 75g350 calo1 gói mì tôm hùm 3 miền 75g380 calo1 gói mì gấu đỏ 75g284 calo1 gói mì Omachi 80g345 calo1 gói mì Miliket 65g320 calo1 gói mì Cung Đình273 calo1 gói mì Koreno 100g365-590 calo1 gói mì siu cay 100g524 calo1 gói mì tôm trẻ em Enaak157 calo

Thông thường, chỉ số calo sẽ được ghi trên gói mì nên bạn có thể xem một cách chính xác hơn.

Số calo của mì tôm thường được ghi trên bao bì

Xem thêm: Mì gạo bao nhiêu calo

Ăn mì tôm sống có béo không?

Nếu bạn băn khoăn vấn đề ăn mì tôm sống thì có béo không thì câu trả lời là “có”. Thật ra, dù bạn ăn mì tôm sống hay mì tôm đã chế biến thì lượng calo vẫn khá cao. Bên cạnh đó, việc bạn có tăng cân hay không cũng tùy vào lượng mì ăn trong ngày. Nếu bạn ăn hai gói mì trong ngày và ăn các món ăn khác với lượng calo nạp vào cơ thể quá 2000 thì chắc chắn bạn sẽ bị béo lên.

Bên cạnh đó, một số khảo sát sức khỏe đã chỉ ra rằng:

  • Nguyên nhân giới trẻ bị béo phì nhiều hơn so với nhóm người trung niên là do sử dụng nhiều mì tôm sống, thức ăn nhanh, đồ ăn tiện lợi. 
  • Một số trường hợp còn ăn kèm với những nguyên liệu khác như trứng gà, thịt bò…khiến hàm lượng calo trong cơ thể tăng vọt một cách đáng kể. Ăn mì kèm topping khiến việc giữ dáng, ổn định cân nặng  trở nên khó khăn hơn.

Ngoài ra, thành phần dinh dưỡng trong mì tôm sống có chứa nhiều carbohydrate khiến cơ thể tăng 33,7% chất béo đến 10,7% protein điều này  làm tích tụ mỡ thừa gây tăng cân. Với người bị béo phì, dễ tăng cân thì nên hạn chế sử dụng mì tôm sống hoặc thậm chí loại bỏ những món ăn nhanh tiện lợi này ra khỏi thực đơn hằng ngày. Bởi vì, chúng không những làm bạn tăng cân mà còn tiềm ẩn nhiều mối hại cho sức khỏe nếu sử dụng quá thường xuyên.

Ăn mì tôm sống có thể gây tăng cân vì chứa nhiều calo và chất béo

Xem thêm: Ăn sáng có tăng cân không?

Tác hại của việc ăn nhiều mì tôm sống 

Ngoài vấn đề ăn mì tôm sống có béo lên không, nhiều người cũng rất quan tâm đến liệu ăn mì tôm sống có nhiều tác hại cho sức khỏe hay không. Câu trả lời vẫn là “Có”.

Việc ăn mì tôm sống có thể tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe dưới đây: 

Thiếu chất dinh dưỡng cho cơ thể 

Như đã nêu ở trên, thành phần dinh dưỡng chính của mì tôm là tinh bột, chất béo và calo. Ngoài ra, mì tôm không có bất kỳ loại vitamin hay dưỡng chất nào. Khi ăn mì tôm bạn sẽ có cảm giác no nhanh vì có lượng tinh bột lớn, nhưng cơ thể lại không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết. Vì vậy, việc thường xuyên dùng mì tôm để thay cho các bữa ăn chính sẽ dẫn đến các tình trạng như suy nhược cơ thể, đuối sức và trí nhớ kém do thiếu dinh dưỡng.

Nóng trong người, nổi mụn

Các mì ăn liền thường được chiên trong dầu để mì có được độ dai giòn và khi ăn mì tôm sống chúng ta thường có cảm giác khô miệng, khát nước. Khi ăn mì tôm sống thì bạn cần uống  nhiều nước sau đó nhằm tránh để cơ thể mất nước. Ngoài ra, ăn mì tôm sống gây nóng trong người, nổi mụn và nhiệt miệng. Nếu để cơ thể thiếu nước, thì việc ăn nhiều mì tôm sống với lượng carbohydrate cao sẽ khiến da tiết nhiều dầu hơn gẫy các tình trạng mụn ẩn, mụn viêm.

Ăn mì tôm sống khiến bạn mất nước, khô miệng, nóng trong và nổi mụn

Ăn mì tôm sống có nguy cơ gây xơ vữa động mạch

Trong mì tôm sống có từ 15 – 20% chất béo shotrerning là một dạng axit béo khó tiêu hóa, các chất béo thừa thường đi vào mạch máu gây nên mỡ máu, về lâu dài tích tụ nhiều có thể dẫn đến xơ vữa động mạch . Mì tôm còn có chất béo dạng trans fat có khả năng làm tăng cholesterol xấu trong máu. Chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, đột quỵ, xơ vữa động mạch, cao huyết áp, béo phì,… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. 

Mì tôm có chất béo dạng trans fat khó tiêu nên dễ tích tụ thành mỡ thừa

Ăn nhiều mì tôm sống dẫn đến nguy cơ bệnh dạ dày

Mì tôm thường được chiên dầu ở nhiệt độ cao thường khiến bạn bị đầy hơi, khó tiêu. Các chất phụ gia và hương liệu trong mì tôm cũng khiến vị giác giảm sút, tạo áp lực cho dạ dày và hệ tiêu hóa. Hơn nữa, khi ăn mì tôm sống, các sợi mì sẽ cần nhiều axit để dễ tiêu hơn, điều này làm dạ dày phải hoạt động co bóp mạnh hơn bình thường. Thói quen ăn mì tôm sống lâu ngày sẽ khiến dạ dày hoạt động kém dễ bị đau và viêm loét dạ dày.

Khả năng bị sỏi thận

Mì ăn liền được ướp một lượng muối lớn. Thói quen ăn mì tôm nói chung sẽ làm tăng nguy cơ cao huyết áp. Bên cạnh đó, lượng muối này kết hợp với nồng độ ure lớn có thể gây sỏi thận.

Ăn mì tôm sống gây sỏi thận vì trong mì tôm có nhiều muối

Ăn mì tôm sống gây bệnh béo phì

Như đã nói ở trên, không những ăn mì tôm sống có mập không mà chúng còn khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh béo phì nếu sử dụng quá nhiều. Bởi vì, mì tôm chứa rất ít dưỡng chất cần thiết đáp ứng nhu cầu cơ thể. Về cơ bản, mì tôm chỉ tạo cảm giác no chứ không thật sự cung cấp chất dinh dưỡng.

Mặt khác, chất béo trong mì tôm sống chủ yếu là axit béo no, khó tiêu hóa [chiếm đến 15 – 20% gói mì].  Đây cũng chính là nguyên nhân khiến cơ thể bạn tăng cân nhanh chóng. Dung nạp chất béo bão hòa thường xuyên, nhất là khi ăn mì tôm sống thường xuyên, sẽ gây nên các hậu quả xấu cho sức khỏe.

Chất béo trong mì tôm thường là axit béo no, khó tiêu hóa nên dễ gây béo phì

Nguy cơ mắc bệnh ung thư 

Tác hại của việc ăn mì tôm sống rất đáng sợ. Một số nghiên cứu thậm chí còn chứng minh là thói quen này tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh ung thư. Bởi trong quá trình sản xuất mì ăn liền, để tăng hương vị và kéo dài thời hạn bảo quản, người ta thường cho thêm nhiều chất phụ gia [trong đó có phosphate], chất bảo quản, chất chống oxy hoá,… Các chất này sẽ bị biến chất khi dự trữ do sự tác động của môi trường. Khi ăn mì tôm, chúng tích tụ lâu trong cơ thể và để lại những hậu quả vô cùng nghiêm trọng, đặc biệt là có thể dẫn tới ung thư.

Trong quá trình làm mì dễ sinh ra các chất độc gây ung thư

Lưu ý khi ăn mì tôm sống để không bị tăng cân

Tuy ăn mì tôm sống dễ gây tăng cân và có chứa một số nguy cơ về sức khỏe nhưng không thể phủ nhận là chúng rất tiện lợi và khó có thể loại bỏ hoàn toàn. Nên bạn có thể lưu ý một số điều sau để ăn mì tôm không bị tăng cân: 

  • Chọn các loại mì không chiên khi ăn hoặc luộc mì nhiều lần để loại bỏ dầu trước khi ăn. 
  • Khi ăn mì tôm sống thì nên bỏ đi gói dầu kèm theo và chỉ nên thêm một chút gói gia vị. Nếu được thì nên bỏ thói quen ăn mì tôm sống hoàn toàn vì chúng không tốt. 
  • Nên chú ý lượng calo của gói mì và không nên ăn quá 2 gói/ ngày và không dùng quá 2 lần / tuần. 
  • Ăn mì kèm rau xanh để giảm lượng mỡ thừa có trong mì. 
Nên thêm rau khi ăn mì để loại bỏ tối đa chất béo

Làm sao để ăn mì tôm đúng cách

Bạn cũng có thẻ giảm bớt các tác hại của mì tôm bằng những cách sau: 

  • Không nên ăn mì và buổi tối vì dễ gây đau dạ dày và chất béo trong mì cũng sẽ không được tiêu hóa gây nguy cơ béo phì. 
  • Luộc mì để loại bỏ dầu thừa, bỏ gói dầu và dùng ít gia vị. Có thể chọn các loại mì không vị để đảm bảo sức khỏe hơn. 
  • Thêm nhiều rau xanh khi ăn mì và nên bổ sung từ 25 – 30 gram chất đạm từ tôm, thịt, trứng gà, thịt bò khi ăn mì tôm.
  • Không nên ăn quá 2 lần/ tuần vì nếu ăn nhiều sẽ gây thiếu hụt dinh dưỡng và có cảm giác chán ăn. 
Bạn có thể thử các loại mì rau củ có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe hơn

Tóm lại, câu trả lời từ S-Life cho câu hỏi ăn mì tôm sống có béo không là “có”. Vậy nên, hãy tập cách ăn mì tôm một cách lành mạnh. Tốt nhất nên bỏ hoàn toàn loại thực phẩm này khỏi thực đơn hằng ngày.

1 gói mì có bao nhiêu calo?

Mì tôm bao nhiêu calo? Trong 108gr mì tôm có chứa 648 calo cùng những thành phần dinh dưỡng như: Chất béo: 24.4gr. Carbs: 89.4gr.

1 gói mì Cung Đình bao nhiêu calo?

Một gói mì gạo Cung Đình Kool lẩu tôm cung cấp khoảng 264,86 kcal, 3,27g chất béo, 54,28g carbohydrate, 4,54g chất đạm. Với lượng calo vừa phải cùng dưỡng chất đi cùng đủ cung cấp cho bạn một bữa ăn vừa ngon lại còn "sạc đầy năng lượng" cho bạn hoạt động cả ngày dài đấy.

Mì koreno giá bao nhiêu 1 gói?

Các sản phẩm được yêu thích nhất của mì Koreno Giá bán khoảng 89.000 đồng một túi. Mua gói lẻ mì Koreno vị bò cay gói 100g khoảng 13.300 đồng. Túi 10 gói mì Koreno Jumbo vị kim chi 100g: hương vị kim chi hấp dẫn, thơm ngon đậm đà hương vị Hàn Quốc, túi 10 gói tiện dụng. Giá bán khoảng 89.000 đồng một túi.

Lượng calo trong 1 gói mì indomie bao nhiêu?

1 gói mì tôm sống Indomie, khối lượng tịnh 85g: 390 calo.

Chủ Đề