1 A tăng kỳ kiếp bằng bao nhiêu năm

Bạn đang tìm kiếm để hiểu ý nghĩa của từ khóa . Ý nghĩa của từ tam a tăng kỳ kiếp theo Tự điển Phật học như sau:

có nghĩa là:

(三阿僧祇劫) Cũng gọi Tam đại a tăng kì kiếp, Tam kiếp a tăng xí da, Tam a tăng xí da, Tam a tăng kì, Tamkì, Tam vô số đại kiếp, Tam vô số kiếp, Tam kiếp. Ba kiếp a tăng kì, tức là khoảng thời gian mà vị Bồ tát phải trải qua kể từ khi phát tâm tu hành đến khi đạt thành quả Phật viên mãn. A tăng kì (Phạm: Asaôkhya) nghĩa là vô lượng số; Kiếp là đơn vị thời gian rất lâu xa, có đại kiếp, trung kiếp và tiểu kiếp khác nhau. Trong 3 kiếp a tăng kì, đức Thích ca đã được gặp vô số Phật. Theo luận Đại tì bà sa quyển 178, trong kiếp thứ nhất, Ngài phụng sự 7 vạn 5 nghìn đức Phật; trong kiếp thứ 2, Ngài phụng sự 7 vạn 6 nghìn đức Phật và trong kiếp thứ 3, Ngài phụng sự 7 vạn 7 nghìn đức Phật. Về việc phối hợp 3 kiếp với các giai vị tu hành,trong kinh luận có nhiều thuyết khác nhau. Trong Tứ giáo nghĩa quyển 4, Đại sư Trí khải tông Thiên thai, phối hợp 3 kiếp với các giai vị của Thanh văn như sau:1. Kiếp a tăng kì thứ nhất: Phối với vị Ngoại phàm, tức chứng được các giai vị Biệt tướng niệm xứ và Tổng tướng niệm xứ trong Ngũ đình tâm. 2. Kiếp a tăng kì thứ hai: Phối với Noãn vị của Nội phàm, tức giai vị dùng trí tuệ của pháp Noãn tu tập 6 độ. 3. Kiếp a tăng kì thứ ba: Phối với Đính vị, tức giai vị siêng tu 6 độ, quán xét và hiểu rõ Tứ đế.Theo thuyết của Nhiếp đại thừa luận bản quyển hạ thì: 1. Kiếp a tăng kì thứ nhất: Phối với các giai vị Bồ tát Địa tiền, tức 40 giai vị: Thập tín, Thập trụ, Thập hành, Thập hồi hướng. 2. Kiếp a tăng kì thứ hai: Phối với các giai vị từ Sơ địa đến Thất địa. 3. Kiếp a tăng kì thứ ba: Phối với các giai vị từ Bát địa đến Thập địa. Luận Nhiếp đại thừa quyển hạ (bản dịch đời Lương) thì nêu các thuyết 7 a tăng kì và 33 a tăng kì: I. Bảy kiếp a tăng kì: 1. Bất định a tăng kì. 2. Địa a tăng kì 3. Thụ kí a tăng kì. (Ba kiếp a tăng kì trên đây phối với 40 giai vị Địa tiền). 4. Y thực đế a tăng kì (từ Sơ địa đến Tam địa). 5. Y xả a tăng kì (từ Tứ địa đến Lục địa). 6. Y tịch tĩnh a tăng kì (từ Thất địa đến Bát địa). 7. Y trí tuệ a tăng kì (từ Cửu địa đến Thập địa). II. Ba mươi ba kiếp a tăng kì, tức Địa tiền có: 1. Tín hành a tăng kì. 2. Tinh tiến a tăng kì. 3. Thú hướng hành a tăng kì. Trong Thập địa thì mỗi địa đều có 3 a tăng kì, vì mỗi địa đều có 3 thứ bậc: Nhập vị, Trụ vị, Xuất vị, mỗi thứ bậc lập 1 a tăng kì, cộng chung với 3 kiếp của Địa tiền thì thành 33 kiếp. Về số kiếp được lập tuy là 7 hoặc 33, nhưng về lượng kiếp thì không khác gì với 3 kiếp a tăng kì nói trên. Phẩm Tu tam thập nhị tướng nghiệp trong kinh Ưu bà tắc giới quyển 1 (Đại 24, 1039 thượng) ghi: Đại Bồ tát tu xong nghiệp này rồi thì gọi là Mãn tam a tăng kì kiếp, sẽ lần lượt được Vô thượng chính đẳng chánh giác. Thiện nam tử! Thủa xưa, ở nơi đức Phật Bảo đính ta đã đầy đủ kiếp a tăng kì thứ nhất;nơi đức Phật Nhiên đăng ta đã đầy đủ kiếp a tăng kì thứ hai và ở nơi đức Phật Ca diếp ta đã đầy đủ kiếp a tăng kì thứ ba. [X. luận Đại trí độ Q.4; luận Du già sư địa Q.48; luận Câu xá Q.18; Thiên thai tứ giáo nghi tập chú Q.trung; Hoa nghiêm ngũ giáo chương Q.2, 3; Câu xá luận quang kí Q.18].

Trên đây là ý nghĩa của từ trong hệ thống Tự điển Phật học online do Cổng Thông tin Phật giáo Việt Nam cung cấp. Các từ khóa khác về Phật học trên hệ thống sẽ được tiếp tục cập nhật.

Bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các từ khóa Phật học khác có cùng ký tự tương ứng trên Tự điển Phật học online:

Danh từ “Kiếp”, Phạm-ngữ gọi kiếp-ba (kalpa), Trung-Hoa dịch là Trường-thời hoặc Đại-thời, chỉ cho thời gian quá dài, khó dùng năm tháng ngày giờ mà tính kể được. Nhưng “kiếp” trong Phật-giáo cũng có khi không nhất định. Theo luận Lập-Thế-A-Tỳ-Đàm, có trường hợp một tiểu-kiếp kể là một kiếp, hoặc hai mươi, bốn mươi, sáu mươi, tám mươi tiểu-kiếp kể là một kiếp. Ngoài ra lại còn có những thời kiếp như: bàn-thạch-kiếp, giới-tử-kiếp, hằng-sa-kiếp, vi-trần-kiếp, hải-kiếp… Bàn-thạch-kiếp là ví như có một tảng đá vuông, chu vi của bề mặt là 40 dặm, cứ mỗi trăm năm lấy cái áo rất nhuyễn nhẹ mà phất qua một lần, phất đến chừng nào đá mòn tan, kể là một kiếp. Giới-tử-kiếp là ví như có một vòng thành cao, chu vi bốn mươi dặm, trong ấy đổ đầy những hạt cải, cứ mỗi trăm năm lấy ra một hạt cải, đến thời gian nào lấy hết số hạt cải, kể là một kiếp. Hằng-sa-kiếp là cát ở sông Hằng rất nhuyễn mịn và nhiều, cứ mỗi hạt cát kể là một đại-kiếp, tính hết tất cả số kiếp của cát sông Hằng, gọi là hằng-sa-kiếp. Vi-trần-kiếp là như đem đất của cõi Đại-thiên nghiền thành bụi nhỏ, mỗi hạt bụi kể là một đại-kiếp, gồm chung tất cả số kiếp của bụi đó, gọi là vi-trần-kiếp. Hải-kiếp là như nước tất cả biển của cõi Đại-thiên, cứ mỗi giọt nước kể là một đại-kiếp, tính hết số của bao nhiêu giọt nước những biển ấy, gọi là hải-kiếp. Kinh Hoa-Nghiêm nói: “Phật trong vô biên kiếp-hải xa. Vì độ chúng-sanh cầu giác đạo”. (Phật ư vô biên đại-kiếp hải. Vị chúng-sanh cố cầu bồ-đề). Tóm lại, riêng một phương diện, “kiếp” không có hạn kỳ nhất định, đại để chỉ cho ý nghĩa thời gian dài vô lượng năm.

#Thời gianÝ nghĩa1Sát-naMột khoảng thời gian rất ngắn, có thể = 0,013333 giây2Giảm-kiếp((84000-10)x100) = 8.399.000 năm - Giảm thọ3Tăng-kiếp((84000-10)x100) = 8.399.000 năm - Tăng thọ4Tiểu kiếpMột kiếp-tăng, một kiếp-giảm = 16.678.000 năm5Trung kiếp20 tiểu kiếp = 333.560.000 năm6Đại kiếp4 trung kiếp = 1.334.240.000 năm7A tăng kỳ10^140 năm

A tăng kỳ

Là một tên gọi được dùng trong Phật giáo để chỉ con số 10^140.

Trong tiếng Phạn, từ “asaṃkhyeya” nghĩa đen là “vô số” trong ngữ nghĩa của “vô hạn”.

Sát-na

Đọc chi tiết trong Sát-na

“Thời gian” trong Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá (Abhidharmakośa)

Khoảng thời gian của sát-na là gì? Điều này đã đề cập đến trong đoạn trước rằng, sát-na là một chốc lát đơn lẻ của ý niệm (ekacitakkahaṇika). Nhưng ý niệm đơn lẻ này có thể được đo lường là bao lâu? Chúng ta có thể dùng một khoảng thời gian rất nhỏ là ‘giây’ để đo lường sát-na. Ông Louis de la Vallée Poussin, khi nghiên cứu kỹ lưỡng về vấn đề này, đã diễn tả rằng: “Trong Phật giáo, cũng giống như trong tất cả thế giới, từ sát-na được hiểu như là một khoảng thời gian rất ngắn, nếu chúng ta so sánh với thời gian của ngày, đêm, hoặc giờ. Vì thế, để có được khoảng thời gian chính xác của một sát-na, chúng ta cần so sánh khoảng thời gian của nó với khoảng thời gian của một giây. Theo Thuyết nhất thiết hữu bộ thì 120 kṣaṇa (sát-na) = 1 tatkṣaṇa, 60 tatkṣaṇa = 1 lava, 30 lava = 1 muhūrta. Vì thế, 1 kṣaṇa = 0,013333 giây.(5)

Hơn nữa, sát-na (kṣaṇa) được trình bày trong Śārdūlakarṇa có hơi khác: 16 mimeṣas = 1 kāṣthā, 16 kāṣthās = 1 kalā, 64 kalās = 1 muhūrta. Trong Manu, 18 mimeṣa = 1 kāṣthā, 30 kāṣthās = 1 kala, 30 kalas = 1 muhūrta. Những sự đo lường này có một vài khác biệt trong một số trường phái như Puranas, Kautiliya và Bhasakara. Họ đưa ra: 100 truṭis = 1 tatpara, 30 tatparas = 1 nimeṣa, 18 nimeṣas = 1 kāṣthā. Theo Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá, có 65 sát-na (kṣaṇa) trong khoảng thời gian một người lực sĩ khỏe mạnh khảy ngón tay.(6)

Sự đo lường của sát-na theo kinh Lượng bộ

Ngài Thế Thân đã đề cập đến trong Luận A-tỳ-đạt-ma Câu-xá rằng: Nếu các duyên hội đủ (pratyaya) thời gian cần thiết để một pháp (dharma) sinh khởi, hay nói đúng hơn, thời gian để cho một pháp (dharma) diễn tiến từ một nguyên tử này (paramāṇu) đến một nguyên tử khác (paramāṇu) (7), ngài Thế Thân đã đưa ra một định nghĩa khác về sát-na, đó là: “Sát-na, hay là chốc lát, là khoảng thời gian mà những đặc tính đạt được sự hoạt dụng của nó”(8

Tiểu Kiếp

Lấy đời sống người ta 10 tuổi mà khởi sự, cứ qua 100 trăm thì đời sống thêm một tuổi, đến lúc đời sống người ta được 84000 năm đó là tăng kiếp chí cực. Rồi lấy đời sống của người ta 84000 tuổi mà tính, cứ qua 100 trăm thì đời sống bớt 1 tuổi, cho đến lúc đời sống người ta chỉ còn 10 tuổi, đó là giảm kiếp chí cực. Một kỳ tăng kiếp và một kỳ giảm kiếp như vậy cộng thành một ngàn sáu trăm tám mươi vạn (16.800.000) năm, tức là trọn một tiểu kiếp.

Trung Kiếp

Lần lượt đủ 20 tiểu kiếp, cộng là ba vạn ba ngàn sáu trăm vạn năm (16.800.000 x 20 = 336.000.000) tức là tròn một trung kiếp.

Đại Kiếp và 4 giái đoạn của đại kiếp

trải qua một trung kiếp thứ nhất, kêu là thành kiếp, trải qua một trung kiếp thứ hai, kêu là trụ kiếp, trải qua một trung kiếp thứ ba, kêu là hoại kiếp, trải qua một trung kiếp thứ tư, kêu là không kiếp. Hiệp bốn kỳ trung kiếp ấy cọng là mười ba vạn bốn ngàn bốn trăm vạn năm (336.000.000 x 4 = 1.344.000.000) tức là trọn một đại kiếp.

Trong một đại kiếp, ba kiếp: Thành, Hoại, Không đều không có chúng sinh ở. Cảnh giới và hữu tình giới chỉ thể hiện đầy đủ trong kiếp trụ. Như một năm có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thì một đại kiếp phải trải qua bốn kiếp tướng là Thành, Trụ, Hoại, Không. Những thế giới phải biến đổi vần xoay không dứt. Kinh Hoa Nghiêm nói: “Ví như lá trong rừng, có non, già, khô, rụng. Thế giới trong các sát chủng cũng có thành, trụ, hoại, không”.

Trong kinh cũng có ví dụ để chỉ sự lâu dài của một kiếp: Ví như có một hòn đá 40 dặm. Cứ 100 năm đem chiếc áo tiên chỉ nặng 3 cân mà phất vào hòn đá một lần. Lần hồi như vậy, chừng nào hòn đá mòn và tiêu hết đó là một kiếp. Vì chỗ so sánh ấy nên người ta gọi là kiếp thạch (đá kiếp). Ví như có một cái thành lớn bề cao và bốn mặt đều được 40 dặm. Người ta bỏ đầy hạt cải vào trong thành ấy. Ví như có một người nào trường thọ, cứ qua một năm thì lấy ra một hột cải. Như vậy, chừng nào lấy hết hột cải trong thành thì vừa tròn một kiếp (giới tử kiếp). Bởi dùng thông thường quá nên chữ kiếp có nghĩa là trải qua, thành ra nhiều người dùng tiếng kiếp mà gọi một đời người (kiếp người) là hơi lạm dụng.

Kiếp thành

Khi thế giới đã tiêu hoại, chỉ còn một khoảng hư không trống rỗng, trải qua một thời gian rất lâu xa. Do nghiệp lực của của chúng sinh, bấy giờ từ nơi không gian hiện ra đám mây to rộng che khắp một vùng lớn bằng khoảng Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới. Đám mây này chuyển biến qua các giai đoạn, đông tụ lại tạo thành thế giới. Tóm lại, kiếp thành là giai đoạn thế giới đang thành lập, thời gian này kéo dài 20 tiểu kiếp = 1 trung kiếp.

Kiếp trụ

Là chỉ khoảng thời gian thế giới đã thành có thể khiến cho chúng sinh được an trụ và thọ dụng. Kinh Ho Nghiêm nói: “Tam thiên đại thiên thế giới đã thành lập. Khiến cho vô lượng chúng sinh được nhiều sự nhiêu ích. Những loài thuỷ tộc được sự nhiêu ích của nước. Những loài ở thuộc địa được sự nhiêu ích của đất. Những loài ở cung điện được sự nhiêu ích của cung điện. Những loài ở hư không được sự nhiêu ích của hư không.”. Tóm lại thời gian của kiếp trụ cũng gồm 20 tiểu kiếp. Mỗi tiểu kiếp khi tăng khi thịnh đều có bốn bậc Luân Vương ra đời. Lúc giảm cực đều có tiểu Tam Tai.

Dài 20 tiểu kiếp = 1 trung kiếp.

Kiếp hoại

Khi kiếp trụ đã mãn, thế giới bắt đầu hư hoại, đây gọi là kiếp hoại. Sự hư hoại xảy ra trên hai phương diện: Thú hoại và Giới hoại.

Dài 20 tiểu kiếp = 1 trung kiếp.

Kiếp không

Sau khi đã trải qua kiếp hoại, vạn vật bị tiêu tan, chỉ còn một khoảng không gian vô hình. Trạng thái này kéo dài trong 20 tiểu kiếp mới qua giai đoạn thành lập của thế giới tương lai. Thời kỳ này gọi là Không Kiếp. Không kiếp không có ngày đêm thời tiết làm sao để biết được là trải qua 20 tiểu kiếp. Đây là do trí huệ vô ngại của Đức Phật thấy suốt mười phương, so sánh với các cõi trời không hư hoại và kiếp trụ ở thế giới phương khác nên rõ biết thời gian ấy trải qua 20 tiểu kiếp = 1 trung kiếp.

Thọ mạng của chúng sinh trong Lục đạo

Chúng sinh chìm đắm trong phần đoạn sinh tử trải qua con đường luân hồi đó, không ngoài sáu đường. Người bị luân hồi sinh tử ấy là phỏng thuật theo tình trạng của chúng sinh đi, đến, qua, lại cũng như bánh xe lăn vòng tròn, giáp vòng không có đầu manh mối gọi là vô thỉ không có chổ nào không cùng khắp cho nên gọi là xoay vòng trong sáu đường, đó là: Trời, Người, Atula, Ngạ Quỷ, Súc Sanh và Địa Ngục. Thọ mạng của chúng sinh trong sáu đường này đều có sự sai biệt.

Thọ mạng của chúng sinh ở Thiên Thú cũng có hơn kém tùy mỗi tầng trời. Như về Dục Giới Trời Tứ Vương thọ 500 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 50 năm cõi người. Trời Đao Lợi thọ 1000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 100 năm cõi người. Trời Dạ Ma thọ 2000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 200 năm ở cõi người. Trời Đấu Suất thọ 4000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 400 năm cõi người. Trời Hoá Lạc thọ 8000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 800 năm ở cõi người. Trời Tha Hoá thọ 16000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 1.600 năm cõi người. Thọ mạng của Chư Thiên ở cõi Sắc thì lấy kiếp làm lượng. Như về sơ thiền, Trời Phạm Chúng thọ nữa trung kiếp, trời Phạm phụ một trung kiếp, trời Đại phạm thọ một trung kiếp rưỡi. Về nhị thiền, trời Thiểu quang thọ hai đại kiếp, trời Vô lượng quang thọ bốn đại kiếp, trời Quang âm thọ tám đại kiếp. Về tam thiền, trời Thiểu Tịnh thọ 16 đại kiếp, trời Vô lượng tịnh thọ 32 đại kiếp, trời Biến tịnh thọ 64 đại kiếp. Về tứ thiền, trời Vô vân thọ 125 đại kiếp cứ như thế tăng gấp đôi cho đến trời Sắc cứu cánh thọ 16.000 đại kiếp. Trong đây, trừ Vô tưởng thiên thọ lượng đồng với Quảng Quả thiên. Ở cõi vô sắc, trời Không vô biên thọ 20.000 đại kiếp cứ tăng gấp đôi cho đến trời Phi Phi Tưởng thọ 80.000 đại kiếp ( theo Luận Câu Xá, A Tỳ Đàm, Kinh Giáo Lượng Thọ Mạng).

Chúng sinh ở nhơn thú, thọ mạng tuỳ nơi có hơn kém. Người ở Châu Nam Thiên Bộ thọ mạng bất định, như vào ở lúc kiếp cực tăng thì sống đến 84.000 tuổi, ở vào lúc kiếp cực giảm chỉ sống có 10 tuổi. Người ở Châu Đông Tỳ Đề Ha thọ 250 tuổi, người ở Châu Tây Cù Đà Ni thọ 500 tuổi, Châu Bắc Uất Đan Việt thọ 1000 tuổi. Nhân loại ở Bắc Châu thọ mạng nhất định, không có chết yểu, còn ba châu kia thì có khi chết yểu giữa chừng (theo Luận Du Già Sư Địa).

Loài hữu tình ở Atula thú thọ mạng cũng bất định, tuỳ theo Súc sanh atula, Ngạ quỷ atula, Nhân atula, Thiên atula mà có thọ mạng ít nhiều hơn kém. Riêng thiên Atula thọ mạng bằng Chư Thiên, như La hầu Atula vương và thuộc chúng ở thành Quang Minh thọ 5000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 500 năm ở cõi người. Dõng Kiên Atula vương và thuộc chúng ở thành Tịnh Mạng thọ 6000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 600 năm ở cõi người. Hoa Mang Atula vương và thuộc chúng ở thành Tỳ Xá La thọ 7000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 700 năm ở cõi người. Tỳ Ma Chất Đa Atula vương và thuộc chúng ở thành Tỳ Xá La thọ 8000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 800 năm ở cõi người (theo Kinh Chánh Pháp Niệm).

Loài hữu tình ở Ngạ Quỷ và Bàng Sanh thú thọ mạng dài ngắn không định, hoặc trong sát na như cực vi trùng hoặc muôn ức năm như loài Ngạ Quỷ. Các loại Rồng và Kim Xí Điểu thọ mạng một trung kiếp, cũng có khi giữa chừng chết yểu (theo Luận Du Già, Kinh khởi Thế).

Loài hữu tình ở Địa Ngục tội ác sâu nặng nên thọ mạng rất lâu dài. Chúng sinh ở ngục Đằng Trượt thọ 500 tuổi, một ngày một đêm nơi đây bằng 16.200 câu đê (10.000.000) năm cõi người. Chúng sinh ngục Hắc Thắng thọ 1000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 32.400 câu đê năm cõi người. Chúng sinh ngục Chúng Hiệp thọ 2000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 64.800 câu đê năm cõi người. Chúng sinh ngục Khiếu Hoán thọ 4000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 129.600 câu đê năm ở cõi người. Chúng sinh ngục Đại Khiếu Hoán thọ 8000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 259.200 câu đê năm cõi người. Chúng sinh ngục Diêm Nhiệt thị 16.000 tuổi, một ngày đêm nơi đây bằng 518.400 câu đê năm cõi người. Như thế cứ tăng gấp đôi cho đến ngục Cực Nhiệt chúng sinh thọ nữa trung kiếp; ngục Vô Gián chúng sinh thọ một trung kiếp (theo Kinh Giác Lượng Thọ Mạng, Luận A Tỳ Đàm).

Nói về Ta Bà thế giới, thì con người và các sinh vật khác đều sống chung với nhau. Nhưng có sự sai biệt rất lớn về thọ mạng của nhau. Ví như con Phù du sớm sanh tối mất, chắc hẳn nó chưa biết đến cái gọi là một tuần, lại có một loài gọi là con Ve Sầu, từ lúc biến thành Ve cất tiếng kêu sầu vào mùa hè đến giữa mùa thu thì đã bặt tiếng im hơi, chắc hẳn nó không biết đến cái gọi là một năm. Đến như con người mấy ai sống quá 100 năm ắt mà khó biết đến cõi trường thọ của loài Rùa, loài Hạc…Nhưng con người tuy từng trải ở cõi đời chẳng được bao năm, nhưng nhờ có trí khôn biết kế thừa tri thức, nên phải nói con người là sinh vật duy nhất trên thế gian lãm thông kim cổ. Nhưng dù thế nào, con người cũng không sống thêm được nữa. Vì cả nhân loại cũng bị chi phối bởi “sức tàn phá của thời gian”.

Trong kinh Phật có nói danh từ “tiểu kiếp” là thời gian kéo dài 16.678.000 năm. Cái thời gian mà Phật gọi là “ tiểu” thì con người cũng khó có thể hình dung ra được, huống chi nói đến trung kiếp, đại kiếp… Quả là khái niệm thời gian theo quan điểm Phật giáo nằm ngoài tri thức kinh nghiệm của con người. Ngoài ra còn có những danh từ như Bàn Thạch Kiếp, Giới Tử Kiếp, Hằng Sa Kiếp, Vi Trần Kiếp, Hải kiếp…. là những bội bội số của Đại kiếp kể trên. Nếu không có một trí tuệ vượt ra khỏi sinh tử, vượt ra khỏi thời gian thì làm sao có thể biết đến.

Thời lượng và Thọ lượng của mười phương chư Phật và Bồ tát

Trong mười phương, mỗi phương đều có vô biên Tịnh độ và Uế độ. Các cõi đều có Phật ra đời và giáo hoá chúng sinh nên trong kinh thường gọi là Phật độ hay Phật sát. Mỗi cõi Phật, hoặc lấy một, mười, trăm, ngàn, muôn,ức, triệu cõi đại thiên là làm một Phật độ. Hoặc lấy một hằng hà sa hay nhiều hằng hà sa cõi đại thiên làm một Phật độ. Như trong Kinh Pháp Hoa, Đức Thích Ca Mâu Ni đã thọ ký cho ngài Phú Lâu Na, sau vô lượng A tăng kỳ kiếp sẽ thành Phật, hiệu là Pháp Minh Như Lai. Đấng Điều Ngự này lấy một hằng hà sa cõi đại thiên làm một Phật độ cõi nước tên là Thiện Tịnh, cảnh vật ở bổn quốc đều do bảy báu hợp thành, Phật đó sống lâu vô lượng vô số kiếp. Trong chúng đó, đệ tử lớn của ta là Kiều Trần Như Tỳ Kheo sẽ cúng dường sáu muôn hai nghìn ức Đức Phật vậy sau đặng thành Phật hiệu là Phổ Minh Như Lai và 500 vị Tỳ Kheo kia thứ tự sẽ là Phật đồng hiệu là Phổ Minh. Chính pháp cùng Tượng pháp thọ mạng kiếp nhiều ít. Lại nữa trong phẩm Như Lai Thọ Lượng thứ 16: “Như thế, từ ta thành Phật nhẫn lại, thật là lâu xa, thọ mạng vô lượng a tăng kỳ kiếp Đức Như Lai dầu chẳng diệt mà nói diệt độ vậy”.

Lại trong kinh Hoa Nghiêm, phẩm Thọ Lượng thứ 31 có nói về thời lượng tương đương của các cõi giới: “Lúc bấy giờ, Tâm Vương Đại Bồ tát ở trong chúng hội bảo chư Bồ tát rằng: Chư Phật tử ở cõi Ta Bà, thế giới của Thích Ca Mâu Ni Phật đây một kiếp nơi Cực Lạc thế giới của cõi A Di Đà Phật là một ngày một đêm. Một kiếp ở Cực Lạc thế giới là một ngày một đêm nơi Ca Sa Tràng thế giới của cõi Kim Cang Kiên Phật. Một kiếp ở Ca Sa Tràng thế giới là một ngày một đêm nơi Bất Thối Chuyển Âm Thanh Luân thế giới của cõi Thiện Thắng Quang Minh Liên Hoa Khai Khu Phật…v…v..”.

Ba đại kiếp của cõi Ta Bà

Trong một đại kiếp, ba trung kiếp: Thành, Hoại, Không đều không có người ở, Khí thế giới và Hữu tình thế giới duy thể hiện đầy đủ trong kiếp trụ. Cứ theo ba giai đoạn thời gian: quá khứ, hiện tại và vị lai thì đại kiếp qua đi được gọi là Trang Nghiêm, đại kiếp hiện tại gọi là Thiện Hiền, đại kiếp sẽ đến gọi là Tinh Tú. Đây gọi là ba đại kiếp của cõi Ta Bà, trong ba đại kiếp này một kiếp đều có 1000 vị Phật ra đời.

Ở kiếp Trang Nghiêm thì trong kinh Trang Nghiêm Kiếp Thiên Phật Danh nói: “Đại kiếp của thời quá khứ tên là Trang Nghiêm, trong kiếp này có 1000 bậc chánh giác ra đời, vị đầu tiên là Hoa Quang Như Lai, vị sau rốt là Tỳ Xá Phù Phật. Vì 1000 đức Thế Tôn ra đời làm cho y báo và chánh báo của kiếp này được Trang Nghiêm nên gọi là Trang Nghiêm kiếp”.

Ở kiếp Thiện Hiền, trong kinh Từ Aân kiếp Chương nói: “Kiếp hiện tại tên là Hiền kiếp vì có 1000 đức Phật ra đời và rất nhiều bậc hiền thánh”. Trong kinh Bi Hoa có đoạn: “Thế giới của Đức Phật ấy gọi là Ta bà đang ở vào đại kiếp tên là Thiện Hiền, vì trong đại kiếp này có 1000 đức Thế Tôn đã thành tựu đại bi tâm, xuất hiện ra đời”.

Ở kiếp Tinh Tú, trong Phật Tổ Thống Ký nói: “Đại kiếp của thời vị lai gọi là Tinh Tú.trong kiếp này có 1000 đấng Điều Ngự ra đời, vị đầu tiên là Nhật Quang, vị sau rốt là Tu Di Tướng. Một ngàn vị Phật xuất hiện sáng rõ như các ngôi sao lớn trên trời,nên gọi kiếp sẽ đến là kiếp Tinh Tú”.

Kiếp Thiện Hiền - Đại kiếp hiện tại

Kiếp hiện tại của chúng ta đang sống là Hiền Kiếp. Trong Hiền Kiếp có 1000 đức Phật ra đời, vị đầu tiên là Câu Lưu tôn, vị sau cùng là Lâu Chí. Trong 20 tiểu kiếp của kiếp trụ, 8 tiểu kiếp trước không có Phật ra đời, đến tiểu kiếp thứ 9 lúc nhơn thọ giảm còn sáu muôn tuổi, khởi thỉ có đức Phật Câu Lưu Tôn xuất hiện. Khi nhơn thọ giảm xuống còn bốn muôn tuổi, có Phật Câu Na Hàm Mâu Ni xuất hiện, nhơn thọ giảm xuống còn hai muôn tuổi có Phật Ca Diếp xuất hiện, nhơn thọ giảm xuống còn 100 tuổi có Phật Thích Ca Mâu Ni xuất hiện. Như thế trong tiểu kiếp thứ 9 có bốn đức Phật ra đời, sang tiểu kiếp thứ 10, lúc nhơn thọ từ 84.000 giảm còn 80.000 tuổi có Phật Di Lặc ứng thế độ sinh. Từ tiểu kiếp thứ 11 đến tiểu kiếp thứ 14, trong thời gian này không có Phật ra đời, qua tiểu kiếp thứ 15, có 994 nối tiếp nhau xuất thế. Trong bốn tiểu kiếp thứ 16, 17, 18, 19 không có Phật ra đời. Đến tiểu kiếp thứ 20 lúc nhơn thọ 84.000 tuổi đức Lâu Chí Như Lai xuất hiện, thuyết pháp độ sinh. Sau khi Phật Lâu Chí niết bàn, mãn tiểu kiếp cuối cùng thế giới này bắt đầu vào giai đoạn hư hoại để chuyển sang sự thành lập của kiếp Tinh Tú tương lai.

Vì thấu hiểu điều này, Phật giáo luôn chỉ dẫn những phương cách để vượt lên kinh nghiệm thông thường về thời gian, và tự giải thoát khỏi vòng nhân quả, khỏi nghiệp báo luân hồi. Đúng như đức Phật khi thành đạo, ngài đã thấy lại vô lượng kiếp quá khứ của bản thân và vô lượng kiếp vị lai của chúng sinh khốn cùng đã hiện ra trong thời khắc hiện tiền này. Chấp nhận thực tế này thông qua việc hành thiền sẽ giúp chúng ta chung sống một cách dễ chịu với thời gian, qua đó tìm thấy cảm giác tự do và cảm xúc sáng tạo của con người nhập thế. Hơn thế nữa, việc hành thiền sẽ giúp ta tái lập cơ chế bản nguyên của tự tính con người vốn là tự tại và thường trụ bên ngoài thời gian. Vì vậy, nó chính là phương tiện để đạt tới sự giác ngộ, để thấy rõ “cái tôi” thực sự trong một thực tiễn thời gian duy nhất của một hiện tiền vĩnh cửu. Như vậy, là ta đã siêu việt thời gian trong tư cách của con người xuất thế, khắc chế được cái cảm giác dằn vặt đau đớn về thời gian luôn lẽo đẽo bám theo kiếp người.

Một đại kiếp là bao nhiêu năm?

Như thế, một tiểu-kiếp có 16.678.000 năm. Hai mươi tiểu-kiếp là một trung-kiếp. Trung-kiếp có 333.560.000 năm. Bốn trung-kiếp hợp thành một đại-kiếp.

Đức Phật tử bao nhiêu a tăng kỷ kiếp?

Ngài thuộc dòng vua, tu 16 A-tăng-kỳ và 100 ngàn đại kiếp trái đất. Sau khi nhập diệt rồi, giáo pháp ngài lưu truyền được 100.000 năm.

4 a tăng kỷ kiếp là bao nhiêu năm?

A tăng kỳ là một từ tiếng Phạn xuất hiện thường xuyên trong các văn bản Phật giáo. Ví dụ, Thích Ca Mâu Ni Phật đã thực hành 4 A-tăng-kỳ 100 nghìn đại kiếp trước khi trở thành một vị Phật. A tăng kỳ có nghĩa là 'không thể đếm được'.

Kiếp có nghĩa là gì?

Danh từ Mỗi cuộc đời của một người do những cuộc đời trước biến hóa mà có, theo thuyết luân hồi của nhà Phật, và thường xét về mặt những nỗi vất vả gian truân.