Xu hướng cứu nước của phan bội châu là gì

Nội dung chính

  • So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
  • Giống nhau giữa con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:
  • Khác nhau giữa con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh
  • Video liên quan

So sánh hai xu hướng cứu nước: bạo động của Phan Bội Châu và cải cách của Phan Châu Trinh.

Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX

A. Thể hiện sự khủng hoảng về phương pháp cách mạng

B. Hoàn toàn đối lập nhau

C. Khác nhau về phương pháp, thống nhất về mục tiêu

D. Sự mâu thuẫn về chủ trương cứu nước trong tầng lớp văn thân, sỹ phu

Xu hướng bạo động của Phan Bội Châu và xu hướng cải cách của Phan Châu Trinh trong phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX

A. Thể hiện sự khủng hoảng về phương pháp cách mạng

B. Hoàn toàn đối lập nhau

C. Khác nhau về phương pháp, thống nhất về mục tiêu

D. Sự mâu thuẫn về chủ trương cứu nước trong tầng lớp văn thân, sỹ phu

A. Chỉ chú trọng một phương pháp bạo động.

C. Không nhận rõ bản chất của chủ nghĩa đế quốc.

Những hoạt động cứu nước của Phan Bội Châu đầu thế kỷ XX? Tác động những hoạt động đó tới phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam? Tại sao phong trào yêu nước và cách mạng ở Việt Nam những năm đầu thế kỉ XIX có sự xuất hiện của xu hướng bạo động và cải cách?

So sánh con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

Con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh có những điểm giống và khác nhau như thế nào:

Giống nhau giữa con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh:

  • Xuất phát từ lòng yêu nước thương dân để tìm con đường giải phóng cho dân tộc.
  • Là những tri thức phong kiến ưu tú mong muốn giành độc lập cho dân tộc, đại diện cho phong trào dân tộc dân chủ của tầng lớp sỹ phu yêu nước tiến bộ đầu thế kỉ 20
  • Đều xác định được kẻ thù của dân tộc là thực dân Pháp.
  • Tính chất: Đều đi theo con đường dân chủ tư sản, đều sinh ra trong hoàn cảnh đất nước đang nằm trong tay đế quốc Pháp, Công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp đã làm xã hội Việt Nam biến chuyển và phân hóa cùng với đó là sự du nhập cuả trào lưu.Chủ trương cứu nước của các cụ vừa giống nhau vừa thống nhất với nhau ở khái niệm “ Dân nước và nước dân”.
  • Kết quả: Đều bị đàn áp và đi đến con đường thất bại.
  • Ý nghĩa: Thúc dục lòng yêu nước của nhân dân đương thời, tạo nên trong lòng xã hội những mầm móng, tư tưởng thúc đẩy sự phát triển của những con đường cứu nước theo những khuynh hướng khác, đã sử dụng được sức mạnh của nhân dân làm gốc, tiếp thu được những kết quả của cách mạng thể giới, cả hai cụ đều hoạt động ở cả trong và ngoài nước.

Khác nhau giữa con đường cứu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh

 

Phan Bội Châu

Phan Châu Trinh

Nhiệm vụ

Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục nước Việt Nam. Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “khai thông dân trí, chấn hưng dân trí, phát triển dân sinh”

Chủ trương cứu nước

Vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài [Nhật Bản], tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập, xây dựng chế độ Quân chủ lập hiến Gương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa

Phương pháp

Bạo động vũ trang Cải cách ôn hòa [thông qua cải cách kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội]

Mục tiêu

“Cứu nước để cứu dân” “Cứu dân để cứu nước”

Hoạt động tiêu biểu

– Tháng 5 – 1904, Phan Bội Châu thành lập Duy Tân hội tại Quảng Nam với chủ trương đánh Pháp, giành độc lập và thành lập chính thể quân chủ lập hiến.

– 1905 – 1908: tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. Chủ trương dựa vào Nhật Bản để chống Pháp nhưng không thành Phan Bội Châu về Xiêm chờ thời cơ.

– Năm 1911: Cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ. Phan Bội Châu về Trung Quốc lập ra Việt Nam Quang phục Hội [1912] chủ trương đánh Pháp, thành lập nước Cộng hoà Dân quốc Việt Nam. Hoạt động: trừ khử, tiêu diệt tên đầu xỏ, tay sai của chúng. Tuy nhiên cũng không thành công

– Ngày 24 -12 -1913, Phan Bội Châu bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt giam ở nhà tù Quảng Đông.

– Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy tân ở Trung Kì.

+ Kinh tế: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập hộ kinh doanh phát triển các nghề thủ công nghiệp [mở lò rèn, xưởng mộc], làm vườn.

+ Giáo dục: mở các trường học theo lối mới, dạy chữ Quốc ngữ, môn học mới.

+ Xã hội: tổ chức những buổi diễn thuyết kêu gọi sự thay đổi để tiến bộ hơn, phù hợp trong giao lưu, buôn bán, ngăn chặn các tệ nạn rượu chè, thuốc phiện… thành lập trường Đông Kinh Nghĩa Thục, nội dung và phương pháp đổi mới

– Năm 1908 diễn ra phong trào chống sưu thuế khắp các tỉnh miền Trung huy động hàng vạn người tham gia đấu tranh chống lại thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai

+ Pháp thẳng tay đàn áp phong trào. Năm 1908, Phan Châu Trinh bị bắt và bị đày ở Côn Đảo.

-Năm 1911, Phan Châu Trinh bị đưa sang Pháp.

Tác dụng

Khuấy động tinh thần yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc, tập hợp lực lượng kháng Pháp hùng mạnh. Cổ vũ tinh thần yêu nước, phát động phong trào chống thuế, lập nhiều trường… giáo dục tư tưởng chống lại các hủ tục phong kiến.

 Hạn chế

Cầu viện Nhật để chống Pháp mà không thấy được tham vọng và bản chất của đế quốc Nhật. Do quá tin vào Nhật và sự giúp đỡ của Nhật mà Phan Bội Châu đã quên mất bản chất của một nước đế quốc là họ sẵn sàng trở mặt, thỏa hiệp khi đụng đến quyền lợi của họ. Biện pháp ôn hòa, xu hướng dựa vào Pháp để “Khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, để từ đó giành lại chủ quyền cho đất nước, tự do, hạnh phúc cho nhân dân. 

[1] *Phan Bội Châu:

-Nhiệm vụ :Đánh đuổi thực dân Pháp, khôi phục lại chế đội phong kiến [ Thành lập Duy Tân Hội, tổ chức phong trào Đông du…]

-Chủ trương:vận động quần chúng tranh thủ sự giúp đỡ của nước ngoài [ Nhật bản], tổ chức bạo động đánh đuổi thực dân Pháp giành độc lập dân tộc. Xây dựng chế độ chính trị Quân chủ lập hiến.

-Con đường cứu nước: “cứu nước để cứu dân” 

-Xu hướng: Bạo động vũ trang

-Hoạt động tiêu biểu: Thành lập các hội, cùng với việc đưa học sinh sang Nhật Bản học tập, phát động phong trào Đông Du,…

Con đường cứu nước của Phan Bội Châu mặc dù được phần đông quần chúng nhân dân ủng hộ nhưng kết quả cuối cùng là đi đến sự thất bại. Nguyên nhân chủ yếu ở đây là sai lầm trong chủ trương của cụ.

* Phan Châu Trinh:

-Nhiệm vụ: Đánh đổ phong kiến, thực hiện cải cách xã hội “ Khai thông dân trí, mở mang dân quyền”

-Chủ trương: Giương cao ngọn cờ dân chủ, cải cách xã hội, chủ trương cứu nước bằng phương pháp nâng cao dân trí, dân quyền. Vạch trần chế độ vua quan phong kiến thối nát, đòi Pháp sửa đổi chính sách cai trị thuộc địa, mở mang công thương nghiệp và tự cường.

-Con đường cứu nước: “cứu dân để cứu nước” 

-Xu hướng: Cải cách dân chủ .

Nhưng trên hết, phong trào cứu nước của cụ cũng góp phần cổ vũ tinh thần tự lập, tự cường, tư tưởng giáo dục, tư tưởng chống lạc hậu của nhân dân ta. Tuy vậy, không thể không nói đến nguyên nhân chủ yếu làm khuynh hướng này cuối cùng cũng đi vào con đường của sự thất bại như phong trào của cụ Phan Bội Châu chính là sự ảo tưởng trong mục đích muốn ôn hòa và yêu cầu Pháp có thể thay đổi phương thức bóc lột nhân dân ta mà sau này Nguyễn Ái Quốc đã có câu nhận xét như sau: “Cụ Phan Châu Trinh chỉ yêu cầu người Pháp thực hiện cải lương, đó là sai lầm chẳng khác gì đến xin giặc rủ lòng thương”

[2] Chính sách của thực dân Pháp ở Đông Dương trong thời chiến

– Đẩy mạnh vơ vét sức người, sức của ở Đông Dương để phục vụ cho chiến tranh đế quốc.

– Tăng cường bắt nông dân đi lính và thu hẹp diện tích trồng lúa chuyển sang trồng các câu công nghiệp phục vụ chiến tranh: thầu dầu, lạc, đậu, đặc biệt là cao su.

=> Đời sống nông dân càng khốn khổ, sản xuất nông thôn giảm sút.

– Khai thác hàng vạn tấn kim loại quý hiếm ở Việt Nam.

– Bắt nhân dân mua công trái để chi phí cho chiến tranh.

Chủ Đề