Việt công thức nghiệm của phương trình bậc 2

Phương trình bậc 2 là gì?

Phương trình bậc 2 là phương trình có dạng: \[ax^{2}+bx+c=0\]

  • Với \[a\neq 0\]
  • a,b,c là các hằng số
  • x là ẩn số

Cách giải phương trình bậc 2

Đặt \[\Delta =b^{2}-4ac\]

  • Nếu \[\Delta\] 0 thì phương trình có hai nghiệm:
    • \[x_{1}=\frac{-b+\sqrt{\Delta }}{2a}=\frac{-b+\sqrt{b^{2}-4ac}}{2a}\]
    • \[x_{2}=\frac{-b-\sqrt{\Delta }}{2a}=\frac{-b-\sqrt{b^{2}-4ac}}{2a}\]

Định lý Vi-et về nghiệm của phương trình bậc 2

Định lý Vi-et thuận

Hai số \[x_{1}, x_{2}\] là hai nghiệm của phương trình \[ax^{2}+bx+c=0\] khi và chỉ khi:

\[x_{1} + x_{2} = \frac{-b}{a}\]

\[x_{1}.x_{2} = \frac{c}{a}\]

Định lý Vi-et đảo

Nếu có hai số u, v có \[\left\{\begin{matrix} u + v = S & \\ u.v = P & \end{matrix}\right.\]

thì u và v là 2 nghiệm của phương trình: \[X^{2} SX + P = 0\]

Xem chi tiết >>> Chuyên đề hệ thức Viet và ứng dụng: Lý thuyết và Bài tập

Bài tập phương trình bậc hai

Giải các phương trình bậc hai sau:

  1. \[2x^{2} 7x + 3 = 0\]
  2. \[6x^{2} + x + 5 = 0\]
  3. \[y^{2} 8y + 16 = 0\]

Cách giải

  1. Phương trình \[2x^{2} 7x + 3 = 0\]

Ta có: a = 2 ; \[b = 7\]; c = 3

\[\Delta = b^{2} 4ac\] = [-7]2 4.2.3 = 25 > 0

=>\[\sqrt{\Delta }\] = 5

=> Phương trình có hai nghiệm:

\[x_{1}=\frac{7+5}{2.2}=3\]

\[x_{2}=\frac{7-5}{2.2}=\frac{1}{2}\]

2. Phương trình \[6x^{2} + x + 5 = 0\]

Ta có: a = 6; b = 1; c = 5

\[\Delta = b^{2} 4ac = 1-4.6.5= -119\] phương trình vô nghiệm.

3. Phương trình \[y^{2} 8y + 16 = 0\]

Ta có: a = 1; \[b = -8\]; c = 16

\[\Delta = [-8]^{2} 4.1.16 = 0\]

=> phương trình có nghiệm kép: \[x_{1}=x_{2}=\frac{-b}{2a}=4\]

Trên đây DINHNGHIA.VN đã giúp bạn tổng hợp kiến thức về phương trình bậc hai và công thức nghiệm phương trình bậc hai đơn giản. Các bạn có đóng góp hay băn khoăn thắc mắc điều gì hãy bình luận bên dưới, chúng mình sẽ giải đáp ạ! Cảmơn các bạn, nếu thấy hữuích hãy chia sẻ cho bạn bè nữanhé!

Cùng tham khảo chi tiết về phương trình bậc hai qua bài giảng dưới đây:


[Nguồn: www.youtube.com]

Xem thêm: Phân tích đa thức thành nhân tử: Lý thuyết, Bài tập nâng cao và Ứng dụng

3 / 5 [ 3 bình chọn ]

Video liên quan

Chủ Đề