Ví dụ về khả năng và hiện thực

Xin chào cô và các bạn!. Hôm nay, nhóm 6 chúng em sẽ giới thiệu và phân tích về 1 trong 6 cặp phạm trù cơ bản về thuộc tính và hiện tượng của sự vật là cặp phạm trù khả năng và hiện thực.

Để hiểu về cặp phạm trù trên thì trước hết chúng ta cần phải hiểu về khái niệm của phạm trù triết học. Vậy Phạm trù triết học là hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính và mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng hiện thực

Các cặp phạm trù của PBCDV như cái chung – cái riêng, nguyên nhân

  • kết quả, khả năng - hiện thực... là những khái niệm chung nhất, phản ánh những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ cơ bản nhất của toàn bộ thế giới hiện thực.

Các cặp phạm trù cơ bản trên thể hiện một số mối liên hệ (MLH) phổ biến có thể kể đến như 4 mối liên hệ sau:

Thứ nhất là: Hình thành và phát triển trong quá trình hoạt động nhận thức và cải tạo thế giới.

Thứ hai là: Vận động và phát triển không ngừng phản ánh đúng đắn và đầy đủ về những sự vật, hiện tượng của thế giới khách quan.

Thứ ba là: PBCDV ngày càng được bổ sung thêm những phạm trù mới, phát triển cùng với sự phát triển của khoa học

Và cuối cùng là: MLH giữa các phạm trù của các ngành khoa học với các phạm trù của PBC là mối quan hệ giữa cái riêng và cái chung.

Khi đã nắm rõ khái niệm của phạm trù triết học thì mời cô và các bạn cùng đi vào vấn đề chính của bài học. Bài ngày hôm nay được chia làm 4 phần như sau. Phần đầu là khái niệm của khả năng và hiện thực, phần tiếp theo là phân loại khả năng, phần thứ ba là MLH giữa khả năng và hiện thực và phần cuối là y nghĩa phương pháp luận.

Chúng ta hãy cùng đi vào phần mở đầu: Khái niệm.

Khả năng là phạm trù triết học phản ánh thời kỳ hình thành đối tượng,khi nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng. Vì thế khả năng là tổng thể các tiền đề của sự biến đổi, sự hình thành của hiện thực mới, là cái có thể có, nhưng ngay lúc này còn chưa có**.** Một cách đơn giản hơn, khả năng là cái chưa có nhưng nhất định sẽ có, sẽ xảy ra khi có các điều kiện thích hợp tương ứng.

Còn hiện thực là cái đang có, đang tồn tại thực sự bao gồm tất cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thực tế và những hiện tượng chủ quan đang tồn tại trong ý thức**.**

Để hiểu rõ hơn về 2 ý hiểu trên, em sẽ đưa ra những ví dụ dễ hiểu và gần gũi trong thực tế.

VD1:Dân số VN. hiện nay Việt Nam đang bước vào thời kỳ già hóa dân với tốc độ thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Số người cao tuổi từ 65 tuổi trở lên là 7,4 triệu người cao tuổi (chiếm 7%) và có hơn 2 triệu người trên 80 tuổi. (đây chính là hiện thực) và khả năng trong tương lai Việt Nam sẽ thành nước siêu già vào năm 2050 với 22,3 triệu người cao tuổi, chiếm 20,4% tổng dân số.

VD2: chúng ta học triết nhưng ko hiểu bài lắm thì đó chính là hiện thực , tuy nhiên khả năng trong tương lai chúng ta sẽ hiểu bài và làm bài đc điểm số cao nếu như chúng ta nỗ lực chăm chỉ học tập.đó chính là khả năng

Hay 1 ví dụ khác như hiện tại bạn Nhi sở hữu một chiếc đàn nhưng chưa biết chơi. Tuy nhiên khả năng bạn Nhi sẽ biết đánh đàn nếu chịu khó tìm hiểu và tập luyện.

VD tiếp theo là: cây ngô đã mọc lên từ hạt ngô là hiện thực. Hạt ngô chứa khả năng nảy mầm thành cây ngô, khi có điều kiện phù hợp về nhiệt độ, độ ẩm... thì cây ngô sẽ mọc lên (Đây là 1 ví dụ kinh điển và quen thuộc)

VD sau cùng là: hiện nay tình trạng phá rừng,đặc biệt là rừng đầu nguồn diễn ra hết sức nghiêm trọng ở nhiều địa phương trên cả nước đó và

Quá trình vận động, phát triển của sự vật ở một lát cắt nhất định chính là quá trình khả năng trở thành hiện thực.

Khi hiện thực mới xuất hiện thì trong nó lại xuất hiện những khả năng mới. Những khả năng mới này, trong những điều kiện cụ thể thích hợp lại trở thành những hiện thực mới. Cứ như vậy, khả năng, hiện thực luôn chuyển hoá cho nhau.

Ví dụ:Bạn Hà Phương học rất giỏi, vậy có khả năng Hà Phương sẽ đạt được học bổng của trường và tốt nghiệp với tấm bằng xuất sắc sau đó Hà Phương có khả năng tìm đc 1 công việc tốt. Nếu khả năng đó thành hiện thực thì khả năng là thu nhập của Hà Phương sẽ cao, mong Phương giàu rồi vẫn nhớ tới bạn bè nha <

Một ví dụ khác cũng rất gần gũi là hiện tượng Trái Đất nóng lên sẽ làm băng tan, dẫn tới mực nước biển dâng lên.

Trong tự nhiên, khả năng trở thành hiện thực diễn ra một cách tự phát, nghĩa là không cần sự tác động của con người. Trong xã hội, bên cạnh các điều kiện khách quan, muốn khả năng trở thành hiện thực phải thông qua hoạt động thực tiễn có ý thức của con người. Trong ví dụ ở trên, để khả năng trở thành hiện thực thì cần phải chăm chỉ học tập, nghiên cứu khoa học...

Tiếp theo là cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật có thể tồn tại nhiều khả năng chứ không phải chỉ một khả năng: khả năng ngẫu nhiên, khả năng tất nhiên, khả năng gần, khả năng xa..ả năng được hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật quy định gọi là khả năng tất nhiên. Nhưng có khả năng được hình thành cho các tương tác ngẫu nhiên quy định gọi là khả năng ngẫu nhiên. Khả năng tất nhiên lại bao gồm khả năng gần là khả năng đã có đủ hoặc gần đủ các điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, và khả năng xa là khả năng chưa đủ các điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực, nó còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa.

VD: một em bé có khả năng sẽ trở thành nhà báo,khả năng làm giáo viên,hay cũng có thể sẽ là bác sĩ trong tương lai

Hoặc là nếu như hôm nay bạn đã học bài rất chăm chỉ thì bạn sẽ có khả năng là đạt điểm cao đây chính là khả năng tất nhiên còn nếu như bạn lỡ làm bài đc điểm thấp do sự cố nào đó thì chính là khả năng ngẫu nhiên rồi

Hay như mình đang là sinh viên ngành Du lịch, khả năng trong tương lai sẽ làm về du lịch, dù vậy vẫn có khả năng làm trái ngành như marketing, bất động sản, ngân hàng,...

1 ví dụ khác để mọi người hiểu hơn như khi ta thu hoạch lúa,nếu hạt lúa đc mang đi xay xát thành gạo ngay thì nó là khả năng gần,còn nếu nó đc giữ lại để làm giống gieo trồng cho mùa sau thì đây chính là khả năng xa....

Mối liên hệ cuối phải kể đến là Để khả năng biến thành hiện thực cần một tập hợp các điều kiện. Tập hợp đó đc gọi là điều kiện cần và đủ, nếu có nó thì khả năng nhất định biến thành hiện thực.

Ví dụ: một người muốn khởi nghiệp thành công thì cần rất

nhiều yếu tố như cần nguồn vốn nhất định, tài trợ, kinh nghiệm,

Sau đây ta sẽ sang phần kết thúc của bài học là ý nghĩa phương

pháp luận. Trong quá trình tìm hiểu, nhóm chúng em rút ra được những ý nghĩa sau:

  1. Trong hoạt động thực tiễn cần dựa vào hiện thực để định ra kế hoạch, phương hướng hành động vì hiện thực là cái tồn tại thực sự, còn khả năng là cái hiện chưa có, nên nếu chỉ dựa vào cái còn ở dạng khả năng thì sẽ dễ rơi vào ảo tưởng. Lenin cho rằng: Chủ nghĩa Mác dựa vào hiện thực, chứ không dựa vào khả năng để vạch ra đường lối chính trị của mình và chủ nghĩa Mác căn cứ vào sự thật chứ không phải dựa vào khả năng nhiên, vì khả năng