Ví dụ thi hành pháp luật

Ví dụ thi hành pháp luật

Pháp luật là gì? Các hình thức thực hiện pháp luật (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Pháp luật là gì?

Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự do Nhà nước đặt ra (hoặc thừa nhận) có tính quy phạm phổ biến, tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức và tính bặt buộc chung thể hiện ý chí của giai cấp nắm quyền lực Nhà nước và được Nhà nước đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội.

2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:

2.1. Sử dụng pháp luật

Sử dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình (thực hiện những hành vi mà pháp luật cho phép). Những quy phạm pháp luật quy định về các quyền và tự do dân chủ của công dân được thực hiện dưới hình thức này.

2.2. Tuân thủ pháp luật

Tuân thủ (tuân theo) pháp luật (xử sự thụ động) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế, không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm. Những quy phạm pháp luật cấm đoán được thực hiện ở hình thức này.

2.3. Thi hành pháp luật

Thi hành (chấp hành) pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật thực hiện nghĩa vụ pháp lý của mình bằng hành động tích cực.

2.4. Áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó nhà nước thông qua các cơ quan nhà nước hoặc nhà chức trách có thẩm quyền tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện những quy định của pháp luật, hoặc tự mình căn cứ vào các quy định của pháp luật để tạo ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể.

3. Bản chất pháp luật

- Bản chất giai cấp của pháp luật. Pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí nguyện vọng của giai cấp cầm quyền mà nhà nước là đại diện.

- Bản chất xã hội của pháp luật.

+ Các quy phạm pháp luật bắt nguồn từ thực tiễn đời sống xã hội, do thực tiễn cuộc sống đòi hỏi.

+ Pháp luật không chỉ phản ánh ý chí của giai cấp thống trị mà còn phản ánh nhu cầu, lợi ích của các giai cấp và các tầng lớp dân cư khác nhau trong xã hội.

+ Các quy phạm pháp luật được thực hiện trong thực tiễn đời sống xã hội, vì sự phát triển của xã hội.

4. Các đặc trưng của pháp luật

Pháp luật có 03 đặc trưng cơ bản sau:

- Tính bắt buộc chung: Pháp luật do nhà nước ban hành và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước, là quy định bắt buộc với tất cả mọi cá nhân, tổ chức, ai cũng phải xử sự theo pháp luật, nếu không sẽ bị áp dụng những biện pháp cần thiết.

- Tính quy phạm phổ biến: Pháp luật là những quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.

- Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức: Hình thức thể hiện của pháp luật là các văn bản có chứa các quy phạm pháp luật được xác định chặt chẽ về hình thức, văn phong diễn đạt phải chính xác. Cơ quan ban hành văn bản và hiệu lực của văn bản được quy định chặt chẽ trong Hiến pháp hoặc luật.

5. Quy phạm pháp luật là gì?

Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

(Khoản 1 Điều 3 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Thi hành pháp luật là gì? Ví dụ về thi hành pháp luật. Thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật là những cách thức thực hiện pháp luật. Những cách thức thực hiện này được hiểu thế nào? Cùng sentayho.com.vn tìm hiểu những ví dụ về thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật,…

  • Ví dụ thực hiện pháp luật.

Mục lục

  • 1 1. Thi hành pháp luật là gì?
  • 2 2. Ví dụ về thi hành pháp luật
  • 3 3. Ví dụ về sử dụng pháp luật
  • 4 4. Ví dụ về áp dụng pháp luật
  • 5 5. Ví dụ về tuân thủ pháp luật

Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.

Quảng Cáo

2. Ví dụ về thi hành pháp luật

Ví dụ về thi hành pháp luật:

Ví dụ 1: A là nhân viên văn phòng thuộc diện đóng thuế thu nhập cá nhân, hàng tháng, A đều thực hiện nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân của mình.

Quảng Cáo

Ví dụ 2: B điều khiển phương tiện tham gia giao thông, chấp hành đúng các quy định của Luật Giao thông đường bộ (đội mũ bảo hiểm đúng cách khi điều khiển phương tiện, chấp hành tín hiệu của đèn giao thông,…)

3. Ví dụ về sử dụng pháp luật

Ví dụ thi hành pháp luật

Quảng Cáo

Sử dụng pháp luật và việc cá nhân, tổ chức sử dụng các quyền của mình, làm những việc mà pháp luật cho phép.

Ví dụ về sử dụng pháp luật:

Ví dụ 1: Công dân không mất khả năng nhận thức, làm chủ hành vi đều có quyền tham gia giao dịch dân sự. A tham gia các giao dịch dân sự (không trái quy định pháp luật): Mua bán thực phẩm, mua bán kim khí quý đá quý

Ví dụ 2: Công dân có quyền được thành lập doanh nghiệp (trừ những đối tượng không được thành lập doanh nghiệp tư nhân). B thành lập công ty cổ phần, lựa chọn ngành nghề kinh doanh được pháp luật cho phép (Kinh doanh đồ gia dụng,…)

4. Ví dụ về áp dụng pháp luật

Áp dụng pháp luật là việc các cơ quan, cá nhân có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

Vi dụ về áp dụng pháp luật:

Ví dụ 1: UBND các cấp căn cứ vào quy định pháp luật của nhà nước để điều chỉnh các lệ phí sao cho phù hợp với điều kiện kinh tế của địa phương mình. Quy định về lệ phí này làm phát sinh nghĩa vụ đóng phí của những người sử dụng dịch vụ công, tiến hành các hoạt động phải nộp phí theo quy định của pháp luật.

Ví dụ 2: Cơ quan công an căn cứ quy định pháp luật về xử phạt hành vi vi phạm luật Giao thông đường bộ để ra biên bản xử phạt những hành vi vi phạm. Biên bản xử phạt này làm phát sinh nghĩa vụ đóng phạt của cá nhân vi phạm.

5. Ví dụ về tuân thủ pháp luật

Tuân thủ pháp luật là việc cá nhân, tổ chức không làm những điều mà pháp luật cấm.

=> Tuân thủ pháp luật được biểu hiện dưới dạng không hành động.

Ví dụ về tuân thủ pháp luật:

Ví dụ 1: Pháp luật cấm các hành vi trồng các cây cần sa, thuốc phiện,… tuân thủ pháp luật là việc công dân không trồng các loại cây này.

Ví dụ 2: Luật Giao thông đường bộ cấm các hành vi lạng lách, đánh võng. Tuân thủ pháp luật là việc người tham gia giao thông không có các hành vi lạng lách, đua xe, đánh võng.

Hoa Tiêu đã giới thiệu đến bạn đọc các hình thức thực hiện pháp luật: Thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, tuân thủ pháp luật, áp dụng pháp luật và lấy ví dụ về các hình thức này.

Hoa Tiêu đã giải thích cho các bạn về việc quản lý xã hội bằng pháp luật của nhà nước. Mời các bạn tham khảo thêm các thông tin hữu ích khác trên chuyên mục Tài liệu của sentayho.com.vn

Các bài viết liên quan:

  • Nếu một xã hội không có pháp luật?
  • Bản chất giai cấp và bản chất xã hội của pháp luật

Bạn thấy bài viết thế nào?