Về số độ từ duy về tính chất các loại xơ tự nhiên và xơ hóa học đà học

Loading Preview

Sorry, preview is currently unavailable. You can download the paper by clicking the button above.

Chương I: CẤU TRÚC, TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI XƠ DỆTI] Cấu trúc của các loại xơ dệt.1. Xơ Bônga. Quá trình hình thành của xơ Bông.- Bông lấy từ xơ bông.- Các vùng trồng bông chủ yếu: Pakistan, Trung Quốc, Ấn Độ, Mêxico, Brazin, Việt Nam- Xơ bông là một tế bào đơn có một đầu đóng kín đầu kia được mở ra khi tách ra khỏi hạt.Xơ bông được mọc từ hạt của quả bông- Quá trình phát triển của xơ bông được chia làm 2 giai đoạn:+ Giai đoạn 1: Xơ phát triển theo chiều dài, thành xơ bông mỏng, hàm lượngxenluloo ít, từ 40-45%, rãnh xơ rộng chứa nguyên sinh chất. Mặt cắt ngang của xơ bông ởgiai đoạn này có hình bầu dục.+ Giai đoạn 2: Xơ bông phát triển theo chiều ngang [theo chiều dày của thành xơ ]thành xơ lúc này được dày lên nhờ hàm lượng xenlulo tiếp tục được bồi đắp từ 90- 95%,nguyên sinh chất dần mất đi, rãnh hóa rỗng. Mặt cắt ngang ở giai đoạn này có hình tròn.- Đối với nganh dệt may xơ bông được sử dụng có 2 dạng:+ Xơ bông trung bình: Có chiều dài từ 25-35 mm, chi số [Nm = 4500-6000]+ Xơ bông mảnh có chiều dài 35- 45mm, chi số Nm > 6000- Sau khi bông chin người ta thu hoạch sau khi bông chín người ta chế biến qua các côngđoạn: lọc tạp chất, đánh tơi, ép thành kiện.b. Cấu trúc của xơ Bông.-Công thức cấu tạo hóa học [C6H10O5]n → [C6H7[OH]3O2]n- Xơ bông có cấu trúc xốp, vì vậy mà sản phẩm bằng xơ bông có tính thoáng khí và hút ẩmrất tốt.- Xơ bông được cấu tạo từ nhiều lớp phân tử đồng tâm như 1 hình trụ có nhiều lớp. Căn cứvào cách sắp xếp các phân tử Xenlulô trong xơ bông, người ta chia nó theo mặt cắt ngang ralàm 2 phần: Thành bậc nhất [lớp sơ cấp] và thành bậc 2 [ lớp thứ cấp].* Thành bậc nhất.+ Thành bậc nhất hay còn gọi là lớp sơ cấp, là lớp vỏ ngoài bao quanh xơ, nó khámỏng.+ Thành bậc nhất có chiều dày khoảng 0-1μm.+ Nhiệm vụ: Bảo vệ cho xơ bông.+ Nó bao gồm: Những chất sáp, chất dầu, chất keo và 1 số chất khác chưa xác địnhđược như: Nitơ, Cacsbon…+ Mạch Xenlulô ở lớp này có hàm lượng rất ít, nằm lộn xộn không theo 1 hướng cốđịnh, thậm trí còn nằm vuông góc với cả trục xơ.* Thành bậc 2.+ Thành bậc 2 còn gọi là lớp thứ cấp, gồm: Lớp ngoài, lớp giữa và lớp trong.+ Lớp ngoài: Rất mỏng gồm các thớ Xenlulô đan chéo nhau, nằm tiếp giáp với thànhbậc nhất và có chứa 1 ít Pectin.+ Lớp giữa: Tiếp giáp với lớp ngoài, tạo thành thành phần chính của xơ nên dày nhấtvà hàm lượng Xenlulô chủ yếu tập trung ở lớp này. Hàm lượng Xenlulô được tạo bởi cácthớ xơ xếp liền nhau theo đường xoắn ốc ngược với lớp ngoài. Mạch Xenlulô tương đối ổn1định và định hướng tạo thành thớ xơ. Mỗi lớp thể hiện 1 lần sinh trưởng [1 lần bồi đắpXenlulô], lượng Xenlulô sẽ dày dần vào phía bên trong và tương đối song song với trục xơ.+ Lớp trong có cấu tạo gần giống như lớp ngoài, nằm tiếp xúc với rãnh trong của lõixơ. Ở lớp này các thớ xơ nằm sít nhau và có rãnh trung tâm. Rãnh trung tâm là rãnh trongcùng của xơ bông, có đặc điểm: Khi còn non thì rãnh trung tâm chứa chất nguyên sinh đểnuôi dưỡng xơ bông, khi xơ bông chín thì rãnh hóa rỗng.2. Xơ Len.a. Đặc trưng cấu tạo của xơ len.- Công thức cấu tạo hóa học: NH2-CH-COOH│R- Cấu tạo:Len lông cừu được cấu tạo từ nhiều tế bào, gồm 3 lớp: Lớp vẩy [lớp vỏ]; lớp lõi và ốnggiữa.* Lớp vẩy:Là lớp nằm ngoài cùng của thân xơ, có 1 lớp màng bao phủ bên ngoài làm nhiệm vụ chechở cho các lớp bên trong của xơ để tránh các tác nhân bên ngoài. Vẩy là các tế bào sừng,nằm trên bề mặt của xơ theo 1 chiều từ gốc tới ngọn của xơ, chúng nằm xếp gối lên nhau,hợp khít như mái ngói.* Lớp lõi:Là lớp nằm tiếp giáp ngay sau lớp vẩy, là thành phần chính của len. Nó được cấu tạo từnhững tế bào hình ống. Mỗi tế bào hình ống được cấu tạo từ các thớ người ta gọi là thớ vilượng. Mỗi 1 thớ vi lượng được cấu tạo từ các thớ nguyên sinh.Ở lớp lõi có các hạt Pigment mang sắc tố, nằm xen kẽ trong các thớ xơ. 1 thớ vi lượng có 11thớ nguyên sinh: 2 thớ nguyên sinh nằm bên trong lõi, 9 thớ nguyên sinh nằm bao quanh 2thớ nguyên sinh đó.* Ống giữa:Chỉ xuất hiện ở len thô và len nửa thô.vẽ hình minh hoII] Tính chất của các loại xơ dệt1.Tính chất của xơ bông.Tính chất hình học:Nhìn theo chiều dọc của xơ, khi còn ở trên hạt nó gần giống hình trụ của xơ.Sau khikhô đi xơ sẽ tự xoắn lại và quăn. Tùy theo độ chin của xơ mà xơ có hình thù mặt cắt khácnhau:+ Xơ quá chín: Khi xơ đạt độ chín quá mức thì rãnh trung tâm sẽ đạt độ hẹp nhất, cáclớp Xenlulô phát triển mạnh, xơ thô và dày, không mềm mại.+ Xơ chín: Là xơ đạt độ chín cần thiết, các lớp Xenlulô hình thành đúng đắn, rãnhtrung tâm có kích thước bình thường.+ Xơ kém chín [xơ non]: Là xơ chưa phát triển đầy đủ, nguyên sinh chất vẫn còn ởtrong rãnh trung tâm, thành xơ mỏng do các lớp Xenlulô chưa nhiều.+ Xơ chết [ xơ không chín]: Là loại xơ đã đạt được đường kính và chiều dài của xơnhưng không phát triển theo bề dày.+ Độ quăn của xơ bông: 40 quăn/ cm.2Tính chất vật lý:+ Khối lượng riêng khoảng: 1,54- 1,56g/cm³.+ Độ ẩm W=7-8,5%.  Dễ hấp thụ hơi nước và thoáng khí.+ Tác dụng với nhiệt: Xơ bông tương đối bền nhiệt: 120-130ºC. Nếu tụt quá mứcnhiệt này thì xơ bắt đầu có sự phân hủy. Từ 160-180ºC xơ dễ bị cháy thành than do lực liênkết bị gãy.+ Tác dụng với nước: Xơ bông không bị hòa tan trong nước và các dung môi thôngthường nhưng nó bị trương nở trong nước làm tăng kích thước chiều ngang của xơ bông,diện tích mặt cắt ngang tăng 20% trong khi chiều dài chỉ tăng1-2%. Khi gặp nước xơ bôngdễ bị tạo bết.Tính chất cơ học:+ Độ bền khô: Khi khô xơ bông đạt 25-40g/tex  độ bền kém.Khi ướt độ bền tăng: 10-20% so với khi ướt Bông khi ướt thì khá bền.+ Độ giãn đứt: Bông kém bền. Khi khô: 6-8%, khi ướt 7-10%.+ Độ bền kéo: 2800[CN]+ Độ đàn hồi: Khi kéo giãn 2% nó sẽ phục hồi 74%, khi kéo giãn 5% nó sẽ phục hồi45%.Tính chất hóa học:+ Tác dụng với Kiềm: Xơ bông khá bền với kiềm. Tuy nhiên ở nhiệt độ cao và nồngđộ đậm đặc thì xơ bông vẫn bị phá hủy. Mặc dù vậy người ta vẫn kiềm hóa bông để manglại cho bông những tính chất tốt: Làm cho xơ bông không bị co ngắn lại, tạo cho xơ có độduỗi thẳng cao, tiết diện xơ tròn, bề mặt xơ nhẵn.+ Tác dụng với Axit: Bông rất kém bền với Axit, khi tác dụng với Axit tính cơ họccủa xơ bông bị giảm mạnh.+ Tác dụng với chất Oxyhóa: Người ta có thể sử dụng chất Oxyhóa như: Javen, Oxygià… để tẩy trắng xơ bông ở nồng độ thấp, nếu ở nồng độ cao, nhiệt độ cao nó sẽ phá hủyxơ.+ Tác dụng với ánh sáng: Ánh sáng cũng gây tác động phá hủy dần tính chất của xơbông, thể hiện dưới dạng Oxy hóa: Xơ bông bị giảm bền 50% sau 900 giờ tác dụng với ánhsáng mặt trời và bị ngả sang màu vàng.Tính chất tác dụng của vi sinh vật.Bông là môi trường thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật với điều kiệnkhông khí có độ ẩm. Vi sinh vật sẽ phá hủy dần Xenlulô của bông: Ban đầu gây nấmmốc sinh mùi khó chịu, sau là phá hủy.2. Tính chất của len lông cừu.Tính chất hình học. Độ dài và đường kính.Độ dàiĐường kínhLen tơ38-125mn17 μmLen trung bình60-150mn24-34 μmLen thô123-175mn40 μm Độ quăn: Xơ len là loại xơ thiên nhiên duy nhất có cấu trúc quăn kiểu hình song. Với lentơ có 12 quăn/cm, với len thô có ít nhất 2 quăn/cm.Tính chất vật lý.3 Có độ bền đứt tương đối, thuộc loại trung bình. Khi ướt xơ len bị giảm bền:+ Ở trạng thái khô độ bền của xơ len khoảng:8,8-15CN/tex.+ Ở trạng thái ướt độ bền của xơ len khoảng: 7-14CN/tex. Độ giãn đứt và độ đàn hồi: Xơ len có độ giãn đứt và độ đàn hồi lớn. Độ ẩm:+ Xơ len có tính hút ẩm và nhả ẩm cao, tốt nhất trong các loại xơ dệt. Đây là tínhchất có ý nghĩa thương mại rất quan trọng.+ Độ ẩm của xơ len: W= 16-18%.+ Do len dễ hút ẩm, nên tùy theo độ ẩm của môi trường mà hàm lượng ẩm của xơ lenbị thay đổi. Khi hút ẩm từ không khí, nhiệt sẽ được giải phóng. Vì vậy khi mặc quần áo lêncơ thể sẽ ấm lên..+ Khi gặp nước nóng hoặc hơi nước nóng len sẽ kém bền, ở nhiệt độ 120 ºC trongmôi trường nước hoặc hơi nước len sẽ mất tính đàn hồi và trở lên dẻo. Tác dụng với nhiệt.Len có tính cách nhiệt rất tốt nhưng ở nhiệt độ 130 ºC len chuyển sang màu vàng, ở nhiệt độ300 ºC thì len bị Cacbon hóa.Tính chất hóa học. Tác dụng với Axit:Len bị Axit H2S04 đậm đặc ở nhiệt độ cao phá hủy hoàn toàn, với nồng độ 10% ởnhiệt độ thường thì len không những không bị phá hủy mà độ bền còn được tăng lên. Vì lencó tính trương nở khi ở trong dung môi axit khoảng 10%, khi đó nó sẽ bị trương nở lên vàcác lớp vẩy dày khít nhau làm tăng độ bền. Tác dụng với Kiềm.Khi tác dụng với kiềm len rất kém bền, vì khi tác dụng với Bazơ mối liên kết Xitstinvà mối liên kết mắt lưới bị phá vỡ.Kiềm làm giảm độ bền của len tùy theo mức độ, khi đó lượng lưu huỳnh giảm và hòatan thành phần len. Vì vậy ở môi trường kiềm, nhiệt độ cao len bị phá hủy 1 cách nhanhchóng. Tác dụng với muối.Ở nhiệt độ cao các muối của kim loại nặng sẽ phá hủy len, đặc biệt là sự có mặt củaaxit.Tác dụng với Chất Khử: Các Chất Khử thông dụng đều có tác dụng phá hủy len. Tác dụng với chất Oxy hóa .Người ta sử dụng chất Oxy hóa để phá hủy len. Chất Oxy hóa sẽ làm len thay đổi cấu tạo.Len sau khi bị Oxy hóa sẽ dễ bị hòa tan trong kiềm.Tác dụng với ánh sáng.Dưới tác dụng của ánh sáng len bị biến đổi nhiều: Độ trương nở và độ hòa tan vớicác dung môi sẽ tăng lên, khả năng hấp thu thuốc nhuộm cũng thay đổi.3. Tơ tằm.a. Tính chất vật lý. Khối lượng riêng: 13- 13,7g/ cm³. Tính trương nở và hòa tan:4+ Tơ tằm không bị hòa tan trong nước thậm chí trong rượu, trong ete và các dungmôi hữu cơ thông thường. Nhưng tơ tằm là loại không trơ với nước mà nó trương nở trongnước. Vì vậy tơ tằm có tính hút ẩm cao+ Độ ẩm của tơ tằm: W=11%.+Khi tác dụng với nước tơ tằm cũng có phản ứng sinh nhiệt như ở len sau đó có hiệntượng thẩm thấu nước.b. Tính chất hóa học.Tác dụng với Axit:Tơ tằm bị trương nở mạnh trong dung dịch axit, tương đối bền với axit vì khi tơ tằm tácdụng với axit ở nhiệt độ cao tơ tằm chưa bị phá hủy cấu trúc mà chỉ bị trương nở, nêntrong quá trình nhuộm tơ tằm người ta dùng dung môi là axit. Còn trong môi trường axitđậm đặc tơ tằm bị phá hủy. Thông thường người ta sử dụng dung dịch CH 3COOH đểlàm tăng khối lượng của tơ.Tác dụng với Kiềm.Tơ tằm cũng bị trương nở mạnh trong dung dịch kiềm và rất kém bền với kiềm. Tuynhiên người ta vẫn sử dụng dung dịch kiềm loãng để chuội tơ.Tác dụng với Chất Oxy hóa.Tơ tằm kém bền với Chất Oxy hóa vì các mạch Polypeptit của Fibroin có hiện tượng đứtmạch để tạo thành các axit mạch thẳng, các axit mạch vòng vad các Amoniac. Các ChấtOxy hóa sẽ làm thay đổi các chất định chức và làm mất các nhóm amin.Tác dụng với Chất Khử.Tơ tằm bền với Chất Khử. Vì vậy người ta sử dụng Chất Khử để tẩy trắng tơ tằm.Tác dụng với ánh sáng và thời tiết: Tơ tằm kém bền. Bị ánh sáng và khí quyểnlàm giảm độ bền.Tác dụng của vi sinh vật: Tơ tằm khá bền với VSV: Dưới tác dụng cơ học vàmen đặc chủng tơ tằm mới bị phá hủy.Tính chất nhàu: Tơ tằm rất dễ bị nhàu, nhất là ở trong nước.Tính chất cơ lý: Tơ tằm có độ bền cao, độ bền đứt: 50 kg lực/ mm², độ giãnđứt: 20%.4. Xơ Axetat [CA] Khối lượng riêng: 1,32g/ cm³. Chúng ta có thể lợi dụng công nghệ Textua để tạo độ xù, xốp, co giãn, đàn hồi cho xơ. Xơ Axetat là xơ hút ẩm kém. Xơ Axetat là xơ không trương nở trong nước. Xơ Axetat là xơ có tính chất như loại xơ nhiệt dẻo. Xơ Axetat là xơ có độ bền thấp khoảng: 24-25 kg lực/ mm². Xơ Axetat là xơ kém bền kéo và kém bền ma sát hơn so với xơ Vitsco. Khi ướt thì độbền của xơ giảm nghiêm trọng, đạt 20-24%. Xơ Axetat là xơ có độ bền cơ lý cao, bền tới nhiệt độ 105 ºC. Xơ Axetat là xơ kém bền nhiệt, nên được coi là xơ nhiệt dẻo. Kém bền với kiềm. Có khả năng hút ẩm kém nên khó nhuộm màu. Vì vậy khi sử dụng thuốc nhuộm ngườita không sử dụng thuốc nhuộm cho Xenlulo mà người ta sử dụng thuốc nhuộm riêng5[ thuốc nhuộm sử dụng cho xơ tổng hợp]. Là xơ khá bền với khí hậu. Có khả năng tạo ra lực tĩnh điện khi ma sát có khả năngcách điện, Là xơ duy nhất cho tia tử ngoại đi qua. Có tính chất mềm mại, bóng mượt, đàn hồi gấp 2 lần xơ Vitsco, nhưng khả năng nhàu íthơn Vitsco. Có khả năng bền với vi sinh vật.5. Xơ Vitsco [ CV ] Có nguồn gốc từ Xenlulo[ Xenlulo tái sinh] bông. Khối lượng riêng: 1,5-1,53g/ cm³. Xơ Vitsco có tính chất bền ở mức trung bình, không nhiệt dẻo, giữ được tính chất cơ lýđến nhiệt độ 100-120 ºC. Nếu không có tác nhân Oxy thì độ bền của xơ có thể đạt 150 ºC. Tính hút ẩm: Xơ Vitsco là xơ hút ẩm tốt. Độ ẩm chuẩn đạt W=12,5-13,4%[đktc]. Độ ẩmcủa xơ Vitsco chỉ thua kém xơ len nên dễ nhuộm vì dễ ăn màu. Tính chất hóa học:+ Tác dụng với Axit: Kém bền với axit. Ngay cả với axit loãng và thời gian ngắn nóvẫn kém bền.+ Tác dụng với Kiềm: Kém bền kể cả với kiềm loãng. Khi kiềm loãng có tác nhânOxy thì Vitsco trương nở mạnh. Xơ Vitsco khi ướt có độ bền ma sát giảm. Xơ Vitsco kém bền với khí hậu, thời tiết. Tác dụng của vi sinh vật: Kém bền. Xơ Vitsco có tính dẫn điện cao. Xơ Vitsco là xơ có tính bóng mượt, mềm mại như lụa tơ tằm, chóng nhàu như ở xơ bôngnhưng dễ là phẳng.6. Xơ Polyester [PET]Tính chất hình học. Khi quan sát dưới kính hiển vi xơ PET có dạng hình trụ, tiết diện mặt cắt ngang rất trònvà nhẵn. Tuy nhiên xơ PET có tiết diện khía 3 cạnh. Có khối lượng riêng 1,3g/ cm³.Tính chất cơ lý. Là loại xơ tổng hợp có độ bền cao do mạch đại phân tử nằm sát nhau tạo thành mạngtinh thể. Khi ướt không bị giảm bền, độ bền đạt: 40-50CN/tex. Độ bền mài mòn của xơ chỉ thua xơ PA. Cao hơn rất nhiều so với các loại xơ khác kể cảxơ nhân tạo và xơ thiên nhiên. Là xơ có tính co. Trong không khí ở 100 ºC xơ PET co 3%, ở 150 ºC PET co 10%.Nhiệt độ càng tăng thì xơ PET càng tăng. Là xơ có đọ đàn hồi cao, có tính co giãn cao. Là xơ có độ đàn hồi cao nhất trong xơtổng hợp, gấp 3 lần xơ PA, nên sản phẩm của xơ PET có khả năng giữ nếp rất tốt. Nóít bị nhàu nên người ta pha với bông và Vitsco để chống lại khả năng nhàu.Tác dụng với nước. Do mạch đại phân tử của PET rất ít nhóm ưa nước, có cấu trúc chặt chẽ nên có hàmlượng ẩm rất thấp đạt W= 0,4-0,5%.6 Độ bền kéo và độ giãn của xơ không bị ảnh hưởng bởi nước hoặc độ ẩm không khí.Nhưng nếu để PET trong môi trường ẩm, nhiệt độ cao, thời gian dài thì độ bền của PETcũng bị giảm đi 1 phần vì có hiện tượng thủy phân Polyme Polyeste.Tác dụng với nhiệt và ánh sáng. Là xơ có độ bền nhiệt cao nhất trong các loại xơ hóa học do trong mạch đại phân tử củaPET có chứa nhân thơm [ mạch vòng]. Đến 250 ºC mạch đại phân tử của PETbắt đầu mấtsự định hướng. Đến 260 ºC thì bị chảy lỏng. Đến 275 ºC xơ bắt đầu bị phá hủy nên sảnphẩm xơ PET chỉ nên là ở nhiệt độ dưới 235 ºC. Ở nhiệt độ thấp độ bền của xơ PET được tăng lên nhưng độ giãn lại bị giảm tươngđối. Bền với ánh sáng mắt trời hơn tất cả các loại xơ chỉ thua xơ PAN.Tính chất điện.Do xơ có khả năng hút ẩm kém nên có khả năng cách điện cao, dễ gây ra tĩnh điện khi giacông.Tính chất nhuộm.Do độ kết tinh phân tử cao và trong thành phần hóa học thiếu các nhóm có khả năng phảnứng với phân tử thuốc nhuộm nên xơ PET khó nhuộm màu. Vì vậy người ta sử dụngphương pháp nhuộm khối.Tính chất hóa học. Tác dụng với axit:PET là xơ tương đối bền với axit. Bền với hầu hết axit vô cơ và hữu cơ ở nhiệt độ thường.Nhưng ở nhiệt độ 70 ºC và axit có nồng độ cao nó có thể bị phá hủy. Tác dụng với Kiềm.Kém bền với kiềm vì trong mạch đại phân tử có chứa nhóm – COO- là nhóm dễ bị phân hủyvới kiềm do có hiện tượng đứt mạch. Tuy nhiên người ta dùng kiềm yếu để xử lý giảm trọngcho xơ PET. Khi xử lý kiếm có hiện tượng xù lông.- Tác dụng với chất Oxy hóa và Chất Khử: Bền hơn cả PA.Tác dụng của VSV: PET có khả năng diệt vi khuẩn nên nó bền với VSV.5] Xơ Polyamid [ PA ]Tính chất hình học. Nhìn dưới kính hiển vi người ta thấy xơ Polyamid có dạng hình trụ, mặt cắt ngang códạng hình tròn, thân xơ trơn nhẵn và có độ bóng. Khối lượng riêng: 1,14g/ cm³.Tính chất cơ lý. Có độ bền cơ học cao, khi ướt cũng bị giảm bền 10-14%. Độ bền ma sát: Xơ PA có độ bền ma sát cao hơn hết các loại xơ khác. Vì vậy nó đượcpha với các loại xơ khác có độ bền ma sát kém: Xơ bông, xơ Vitsco… Độ bền kéo đứt: Xơ PA có độ bền kéo đứt thuộc loại cao : 40-70 kg lực/mm². Có độ bền uốn nhiều lần khá cao, độ giãn đứt đạt: 15-30%. Là loại xơ có độ bền caonhưng khó nhuộm màu, vì sau khi hình thành do phân tử của PA không có mạch nhánh nênchúng nằm sát nhau, nhờ lực liên kết phân tử và lực liên kết Hiđro mà khả năng liên kếtgiữa chúng tăng cao. Xơ PA ít trương nở trong nước.7 Xơ PA có độ hút ẩm thấp: 3,5-4%. Nhung trong các loại xơ tổng hợp thì Xơ PA là xơhút nước nhiều nhất. Khả năng chịu tia tử ngoại kém, chóng bị lão hóa, có hiện tượng ngả sang màu vàngtheo thời gian… Dễ sinh ra tĩnh điện khi gia côngTính chất hóa học.Là xơ không bị tan trong phần lớn các dung môi hữu cơ, nhưng bị tan trong Phenol, AxitPhoocmic và tất cả các dung môi hữu cơ có nồng độ từ trung bình trở lên.Tính chất của vi sinh vật. Là xơ rất bền với VSV.CHƯƠNG II: CHỈ MAY.1.Tính chất của chỉ.a. Độ bền của chỉ. Độ bền kéo đứt: Xác định tương tự như độ bền đối với sợi đơn hoặc sợi se trên máy kéođứt. Độ bền mài mòn của chỉ tương tự như ở sợi được đặc trưng bởi chu trình mài mòn củachỉ cho đến khi chỉ bị phá hủy. Độ bền kéo vòng chỉ được xác định theo phương pháp sau: Chuẩn bị 1 mẫu chỉ có chiềudài 1500mm. Sau đó cắt đôi rồi tạo thành 2 vòng chỉ móc vào nhau, rồi đặt vào giữa 2 hàngcặp của máy kéo đứt. Yêu cầu khi vòng chỉ bị đứt phải ở vị trí cách mép hàm cặp 10mm.Trọng lượng P được xác định trên thang đo lực.b. Độ co giãn. Phụ thuộc vào cỡ chỉ, số sợi chập, độ xoăn và phương pháp xử lý hoàn tất. Độ co giãn được phép di động trong khoảng: 3-8,5%.c. Hướng xoắn, độ xoắn và cân bằng xoắn. Hướng xoắn: Gốm có chỉ có hướng xoắn từ phải và chỉ có hướng xoắn trái, Độ xoắn là số vòng xoắn trên 1 cm, chỉ may có độ xoắn không quá lớn để tránh hiệntượng cứng và dễ tạo hút xoắn, hiện tượng bỏ mũi may, chỉ bị xơ tước dẫn đến đứt chỉ khimay. Phương pháp xác định cân bằng xoắn của chỉ: Chuẩn bị 1 mẫu chỉ có chiều dài khoảng1m, chập 2 đàu chỉ lai với nhau. Nếu chỉ tạo thành 1 vòng thòng lọng mà có số vòng xoắn 6-8 vòng xoắn thì chỉ cân bằng xoắn, nếu lớn hơn thì gọi là chỉ không cân bằng xoắn.d. Độ đều của chỉ.Xét theo độ đều về độ dày, độ bền kéo, độ co giãn, màu sắc… Nếu chỉ không đều hay có độkhông đều lớn thì sẽ xảy ra hiện tượng đứt chỉ tại vị trí xung yếu nhất.2.Yêu cầu đối với chỉ may. Yêu cầu về sự đồng đều về độ mảnhVì chỉ may là loại vật liệu liên kết, có liên quan đến chuyển động của kim trong quá trìnhmay nên độ đồng đều về bề dày của chỉ ảnh hưởng đến lực căng của chỉ trong quá trình mayvà ảnh hưởng tới độ chính xác của các đường may. Độ mảnh của chỉ càng đồng đều thì chỉcàng tốt. Yêu cầu chỉ có độ bềnĐể tạo ra những mũi may và đường may có độ bền cần thiết thì chỉ may phải có độ bền phùhợp với độ bền của vải. Độ bền cao thể hiện số lần đứt chỉ ít nhất trong quá trình may. Yêu cầu độ mềm mại của chỉ.8Chỉ mềm mại khi may sẽ khép kín được các mũi may. Độ mềm mại của chỉ thể hiện khi sảnphẩm tạo ra có tính thoải mái khi cử động. Yêu cầu chỉ có độ đàn hồi.Độ đàn hồi của chỉ liên quan đến tính chất của sản phẩm. Yêu cầu chỉ có độ cân bằng xoắn.Chỉ không cân bằng xoắn là chỉ có độ xoắn quá cao, khi tháo chỉ tạo nên các hút xoắn và sẽcó hiện tượng đứt chỉ hoặc gãy kim khi may hay trong quá trình chỉ đi qua lỗ kim thì cạnhcủa lưỡi kim sẽ tác dụng lên chỉ gây lên khả năng mở xoắn làm tăng bề mặt của chỉ dẫn đếnhiện tượng xơ tước và đứt chỉ. Yêu cầu chỉ có độ sạch.Khuyết tật [ gút xoắn, xù lông đầu xơ…], độ sạch tạp chất vì độ sạch của chỉ là 1 trongnhững nguyên nhân làm đứt chỉ trong quá trình may, làm cho đường may và mũi maykhông đều. Yêu cầu độ co của chỉ: Tránh trong trường hợp bị nhăn đường may. Yêu cầu độ bền màu:Chỉ phải có độ bền màu phù hợp với vải, hóa chất, giặt, ánh sáng, mồ hôi. Không cho phépsử dụng những loại chỉ chóng phai màu và rây màu ra sản phẩm.Ngoài ra chỉ may còn phải có yêu cầu về độ bền với vi sinh vật, ánh sáng khí quyển.Chương III: BÀI TẬPBài 1: Biểu diễn các kiểu dệt sau:a. Láng 7/3. Mặt tráiRd=Rn=7Sd=3  Sn=5b. Sa tanh 7/3.Rd=Rn=7Sd=5  Sn=39c. Vân đoạn: R=6; S= 2,3,4,4,3,2.d. Vân chéo 2/5.Bài tập 2: Xác định thông số của kiểu dệt.B1: Xác định điểm nổi dọc và điểm nổi ngang.B2: Xác định Rappo kiểu dệt.B3; Xác định bước chuyển.B4: Xác định kiểu dệt: Dựa vào các kiểu dệt cơ bản.B5: Nhận xét về hiệu ứng kiểu dệt.VD: Xác định Rappo kiểu dệt, bước chuyển, kiểu dệt và hiệu ứng kiểu dệt.10B1:B2: Xác định Rappo kiểu dệt.Rd= Rn= 7B3: Bước chuyển: Sd = 3; Sn = 5.B4: Xác định kiểu dệt:Đây là kiểu dệt vân đoạn cố định. Vì có Sd =3 và Sn= 5 không đổi. Mặt khác R=7không chia hết cho Sd và Sn; S&R cũng không có ước số chung.B5: Hiệu ứng kiểu dệt: Hiệu ứng dọc. Nên đây là vải Láng 7/3.11

Video liên quan

Chủ Đề