Vai trò của máy chủ trong mạng máy tính la gì

 Máy chủ là gì? Máy chủ hay còn gọi là Server, máy chủ về cơ bản cũng chỉ là một máy tính chuyên dụng được sử dụng để cung cấp các dịch vụ cho các máy tính thông thường khác hoặc các thiết bị có kết nối mạng.

Hệ thống mạng máy tính có sử dụng máy chủ Server

 Bạn có thể hiểu nôm na như thế này, máy chủ là một máy tính trung tâm, còn "khách hàng" của máy chủ là các máy tính hoặc các thiết bị [điện thoại thông minh, máy tính bảng, ...] được kết nối với máy chủ thông qua mạng internet hoặc mạng nội bộ. Các "khách hàng" này kết nối với máy chủ để yêu cầu một dịch vụ cụ thể nào đó. Dịch vụ đó có thể là yêu cầu tải về một trang website nào đó hoặc truy xuất dữ liệu hoặc email, ... 

 Tùy theo mục đích và quy mô sử dụng, một máy chủ có thể cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau hoặc chỉ dành riêng để xử lý một dịch vụ cụ thể nào đó. Chẳng hạn như, bạn có thể có riêng một máy chủ chỉ dành riêng cho một trang website, hay một máy chủ riêng để lưu trữ dữ liệu hoặc một máy chủ dành riêng cho email. Đây là mô hình mà các tổ chức, công ty lớn thường sử dụng. Còn các tổ chức nhỏ thì có thể trang bị một máy chủ Server để đảm nhiệm vai trò của cả 3 dịch vụ nêu trên.

 Khi nói tới máy chủ Server, mọi người thường có xu hướng sẽ nghĩ "nó là một máy tính chuyên dụng và mạnh mẽ". Họ không sai! Tuy nhiên về mặt vật lý, một máy chủ cũng chỉ là một máy tính, bởi vì bất kỳ máy tính để bàn thông thường nào cũng có thể thiết lập như một máy chủ và nó không nhất thiết phải là một máy tính mạnh mẽ. Ví dụ, bạn có thể thiết lập một mạng nội bộ trong nhà của bạn, nơi mà bạn có thể dùng một máy tính để bàn thông thường phục vụ như một máy chủ để chia sẻ các file dữ liệu cho các máy tính khác trong mạng nội bộ này. Cái máy chủ này sẽ lưu trữ file dữ liệu nào đó trong một thư mục hoặc ổ đĩa đã được cấp quyền để có thể sử dụng chúng. Sau đó các máy tính khác có thể kết nối với nó để truy cập các file dữ liệu đó. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng máy tính để bàn làm máy chủ cho một trang website nào đó. Bạn cần cài đặt dữ liệu trang website trên máy tính đó và thiết lập nó để trở thành máy chủ. Sau đó các máy tính khác có thể kết nối với máy tính này và truy xuất trang website của bạn.

 Tuy nhiên máy tính để bàn thông thường có những hạn chế nhất định, bởi vì chúng không được thiết kế để xử lý một khối lượng công việc lớn. Và chúng cũng không thể xử lý nhiều kết nối đến từ người dùng cùng một lúc. Điều này không chỉ do phần cứng máy tính để bàn thông thường còn yếu kém mà còn liên quan đến cả phần mềm. Hệ điều hành được cài đặt lên máy tính để bàn thông thường thì chỉ xử lý được một số lượng hạn chế các kết nối đồng thời. Hơn thế nữa các máy chủ cũng cần phải hoạt động liên tục 24 giờ mỗi ngày. Nếu máy chủ ngừng hoạt động thì điều đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với một công ty hay tổ chức nào đó.

 Chẳng hạn như, nếu máy chủ của các sàn thương mại điện tử [Lazada, Tiki, Shoppe, ...] mà ngừng hoạt động thì mọi khách hàng sẽ không thể mua hàng trên các trang website này nữa. Điều này có thể được xem như là một thảm họa đối với các sàn thương mại điện tử này. Đó chính là lý do tại sao các máy chủ cần phải đáng tin cậy hơn, chúng phải được xây dựng với cấu hình phần cứng mạnh mẽ và bền bỉ để có thể hoạt động không ngừng nghỉ.

 Đối với các máy tính thông thường, bộ vi xử lý [CPU] thường hay xử dụng là dòng Chíp Intel Core i, còn đối với máy chủ server thì sẽ sử dụng dòng Intel Xeon. Một bộ vi xử lý [CPU] của máy chủ cần phải chạy nhanh và có khả năng thực hiện đồng thời nhiều tác vụ khác nhau.

Máy Server chuyên nghiệp thường được trang bị CPU Xeon

 Bộ vi xử lý CPU Xeon hỗ trợ một môi trường đa xử lý, chúng được thiết kế để kết hợp làm việc với các bộ vi xử lý khác. Điều đó có nghĩa là bạn có thể lắp 2 hoặc nhiều CPU Xeon lên bo mạch chủ [mainboard máy tính được thiết kế riêng cho máy chủ]. Trong khi đó bộ vi xử lý CPU của máy tính thông thường thì không hỗ trợ chức năng lắp nhiều CPU này. Một điểm khác biệt nữa là máy chủ có chứa CPU Xeon thường được trang bị Ram ECC [bộ nhớ sửa mã lỗi]. Đây là loại Ram chuyên dùng được sử dụng cho các máy chủ. 

 Tại sao máy chủ phải sử dụng Ram ECC? Như chúng tôi đã đề cập ở trên, máy chủ rất quan trọng và phải hoạt động liên tục không ngừng nghỉ. Trong quá trình hoạt động nếu có bất kỳ lỗi bộ nhớ nào xảy ra thì nó sẽ khiến máy chủ bị ngừng hoạt động. Khi xảy ra lỗi, Ram ECC chỉ cần yêu cầu gửi lại những tệp tin bị lỗi để tránh lỗi bộ nhớ. Vì vậy, sử dụng bộ nhớ ECC trong máy chủ là biện pháp phòng ngừa bổ xung để chống lại những lỗi có thể xảy ra nhằm ngăn chặn máy chủ ngừng hoạt động. Trong khi đó CPU Intel Core i lại không hỗ trợ Ram ECC. Bộ vi xử lý CPU Xeon cũng có thể hỗ trợ một dung lượng Ram rất lớn.

 Một máy chủ cũng cần được trang bị nhiều ổ cứng theo cấu hình của RAID. Raid là hình thức ghép nhiều ổ đĩa cứng vật lý thành một hệ thống ổ đĩa cứng có chức năng gia tăng tốc độ đọc và ghi dữ liệu, hoặc làm tăng thêm sự an toàn của dữ liệu chứa trên hệ thống ổ đĩa, hoặc kết hợp cả 2 yếu tố trên. Với công nghệ Raid, máy tính sẽ sao chép dữ liệu trên nhiều ổ đĩa. Vì vậy nếu có một ổ cứng bị hỏng thì bạn có thể tháo nó vứt đi và thay thế cái mới mà không cần phải tắt máy chủ. Sau khi thay mới, Raid sẽ tự động cập nhật lại dữ liệu trên ổ cứng mới.

 Máy chủ cũng cần có nguồn cung cấp dự phòng để đảm bảo cho máy chủ hoạt động trong trường hợp mất nguồn [nguồn máy tính hỏng].

 Máy chủ cũng cần một hệ điều hành riêng chẳng hạn như: Windows Server, Linux, MacOS Server. Hệ điều hành của máy chủ rất đa nhiệm và ổn định. Chúng được lập trình để chạy không ngừng và xử lý hàng ngàn, hàng triệu kết nối đồng thời. Hiện tại có nhiều loại máy chủ khác nhau.

 Khi nói về chủng loại máy chủ là chúng ta nói về loại dịch vụ mà máy chủ cung cấp. Ví dụ như một máy chủ website, nó là nơi đang lưu trữ một trang website. Khi bạn vào bất cứ trang website nào bằng trình duyệt web trên thiết bị của bạn, điều đó có nghĩa là bạn đang kết nối với máy chủ của trang website đó thông qua mạng internet. Máy chủ của trang website đó sẽ chứa tất cả dữ liệu của website đó bao gồm mã html, hình ảnh và nó cũng sẽ chạy phần mềm máy chủ web. Một loại máy chủ khác là loại máy chủ Email. Máy chủ email là loại máy chủ có thể giúp bạn gửi và nhận email. Bạn sẽ truy cập email bằng trình duyệt web hoặc phần mềm quản lý mail trên thiết bị của mình. Ngoài ra còn có loại máy chủ khác nữa, đó là loại máy chủ cơ sở dữ liệu Data Server, ... Trong thực tế, có rất nhiều dịch vụ khác nữa mà cần phải sử dụng máy chủ để quản lý hệ thống. Như vậy, chúng tôi đã giúp các bạn hiểu về máy chủ một cách cơ bản nhất. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với các bạn.

*Máy chủ : Là các máy tính c1 cấu hình mạnh được cài đầy đủ các hình nền chưa nhiều dữ liệu . Có vai trò quản lí , chia rẽ tài nguyên quan trọng .

*Máy trạm : Là những máy có cấu hình thấp hơn sử dụng các tài nguyên do máy chủ cung cấp.

Page 2

Có các dịch vụ :

- Tổ chức , khai thác thông tin trên Internet.

- Tìm kiếm thông tin trên Internet .

- Thư điện tử .

Trong dó dịch vụ khai thác thông tin trên Internet là phát triển nhất vì khi ta dùng Internet là ta truy cập tới một trang web cụ thể nào đó .

server là gì

     Máy chủ [Server] là một thuật ngữ mà ai trong chúng ta đã từng nghe qua. Đặc biệt là những nhà quản trị website hay các nhà đầu tư máy chủ, sự ổn định của máy chủ được ví như sự sống còn của website hay cơ sở dữ liệu mà họ sở hữu.

     Đối với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin ngày nay, việc trang bị những bộ máy chủ [server] hiện đại hơn là điều cần thiết. Nhiều người ít nhiều đã từng nghe đến server nhưng chỉ biết qua loa rằng đó là một chiếc máy chủ.

     Còn chi tiết về server là gì và có những tác động ra sao đến website, hay những lợi ích của server,...lại chưa thật sự nắm rõ. Thông qua bài viết sau, TLT Vietnam sẽ giải thích chi tiết và cặn kẽ hơn giúp bạn nhé!

là gì Tìm hiểu sơ lược về server là gì 

1/ Server là gì - Máy chủ là gì?

     Máy chủ [Server] là một hệ thống bao gồm các chương trình máy tính [phần mềm] hay là một thiết bị có vai trò cung cấp các tài nguyên, dịch vụ và chức năng cần thiết cho các máy tính cá nhân khác có kết nối đến với máy chủ – được gọi là các client.

     Cấu trúc liên kết như vậy còn có thể gọi là cấu trúc server-client, các cilent kết nối với máy chủ thông qua giao thức Internet Protocol [IP] hay hiểu đơn giản hơn là chúng kết nối với nhau trong cùng một mạng máy tính.

     Các server có thể chạy trên một hay nhiều máy tính chuyên dụng phụ thuộc vào quy mô hoạt động của tổ chức có nhiều hay ít thông tin, dữ liệu cần sử dụng.

     Về cơ bản thì máy chủ cũng như là một máy tính, nhưng thiết kế với nhiều tính năng vượt trội hơn như năng lực lưu trữ lớn, tốc độ xử lỹ dữ liệu nhanh hơn những máy tính thông thường.

     Ví dụ: trong một văn phòng có 10 máy tính, nếu mỗi máy tính độc lập muốn in ấn một cái gì đấy thì mỗi máy đó phải tự kết nối đến máy in hay phải cài driver cho 10 máy, chưa kể còn phải rút ra rút vào dây cáp kết nối giữa máy in và máy tính nhiều lần.

     Nhưng sử dụng server thì chúng ta không cần phải làm thế, chỉ cần kết nối máy in với máy chủ rồi nối mạng tất cả các máy còn lại với máy chủ là các máy cá nhân kia không cần phải in độc lập nữa.

2/ Các loại server phổ biến:

     Cơ sở để phân loại các loại máy chủ là dựa theo phương pháp chế tạo ra máy chủ, ta có 3 loại máy chủ thường gặp sau:

Máy chủ riêng [Dedicated]:

     Là máy chủ chạy trên phần cứng và các thiết bị hỗ trợ riêng biệt gồm: HDD, CPU, RAM, Card mạng,… hay còn gọi với cái tên khác là máy chủ vật lý.

     Việc nâng cấp hoặc thay đổi cấu hình của máy chủ riêng đòi hỏi phải thay đổi phần cứng của máy chủ, việc này cần những người có kiến thức chuyên sâu về phần cứng và máy chủ mới có thể đảm bảo được những linh kiện tạo ra máy chủ.

Máy chủ ảo [Virtual Private Server – VPS]:

     Là loại máy chủ được tách từ máy chủ vật lý kể trên ra bằng phương pháp sử dụng công nghệ ảo hóa. Từ một máy chủ riêng, có thể tách được thành nhiều máy chủ ảo khác nhau có chức năng như máy chủ vật lý và chia sẻ tài nguyên trên máy chủ vật lý gốc.

Máy chủ đám mây [Cloud Server]:

     Là máy chủ được kết hợp từ nhiều máy chủ vật lý gốc khác nhau cùng với hệ thống lưu trữ SAN và máy chủ đám mây được xây dựng trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây.

Lý do nên thuê server là gì ?

1/ Vai trò của server

     Vai trò chính của server là gì khi mang tên gọi là máy chủ? Đó chính là lưu trữ, cung cấp và xử lý dữ liệu rồi chuyển đến các máy trạm liên tục 24/7 cho người dùng hay một tổ chức qua mạng LAN hoặc Internet.

     Máy chủ được thiết kế để có thể chạy liên tục trong thời gian dài và chỉ tắt đi khi có sự cố gì đó cần bảo trì.

     Đối với doanh nghiệp: máy chủ là bộ phận quan trọng nhất trong việc lưu trữ thông tin, quản lý và vận hành những phần mềm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp chỉ cần tối ưu phần cứng cho hệ thống Server mà không cần thiết phải đầu tư nhiều vào các máy trạm cá nhân khác.

     Đối với những người dùng đơn lẻ: máy chủ cũng đóng vai trò là bộ phận lưu trữ, vận hành chính những dữ liệu của một hệ thống. Ví dụ: những hộ kinh doanh quán net cũng bắt buộc phải sử dụng máy chủ để kết nối đến với các máy trạm khác.

2/ Lợi ích khi sử dụng server

     Vì máy chủ là nền tảng của mọi dịch vụ trên Internet, bất kỳ một dịch vụ nào trên internet như website, ứng dụng, trò chơi,… muốn vận hành cũng đều phải thông qua một máy chủ nào đó. Máy chủ mang đến cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời như:

+ Dễ dàng tìm kiếm dữ liệu vì dữ liệu được quản lý tập trung trong máy chủ.

+ Cực kì nhanh gọn vì bất cứ khi nào và bất cứ ở đâu, bạn đều có thể truy cập vào e-mail, dữ liệu, và các tập tin dù bạn không ở công ty và cần sử dụng gấp dữ liệu.

+ Đồng bộ hoá và chia sẻ quyền truy cập, sử dụng thiết bị, tài nguyên[máy in, máy fax, mạng máy tính, …] cho tất cả nhân viên trong công ty.

+ Độ bảo mật thông tin tuyệt đối: Hầu như mỗi tổ chức/doanh nghiệp/ công ty đều có một server riêng nên độ bảo mật thông tin gần như là tuyệt đối.

+ Tăng khả năng xử lý: cho phép khả năng xử lý mạnh mẽ trong thời gian cao điểm, nhu cầu về các nguồn lực như RAM, CPU, tốc độ đường truyền cao.

là gì Các phần mềm tốt để quản lý server là gì 

     Quản lý server giúp tăng cường hoạt động của máy chủ. Tùy thuộc vào hệ thống máy chủ mà có những kế hoạch quản lý khác nhau. Một phần mềm quản lý phù hợp sẽ giúp máy chủ được an toàn và ổn định trong suốt quá trình hoạt động của nó.

1/ Hyperic HQ

     Hyperic HQ có ưu điểm là chức năng giám sát cao cấp, mạnh mẽ nên người sử dụng có thể hoàn toàn yên tâm khi sử dụng. Đồng thời khả năng lập bản đồ cũng như cảnh báo đạt hiệu quả cao, cho phép điều hướng dễ dàng với giao diện người dùng ưu việt.

     Tuy nhiên phần mềm quản lý server này lại có nhược điểm là hạn chế ở khả năng khắc phục tự động. Dù vậy thì đây vẫn là sự lựa chọn hàng đầu của các tổ chức và doanh nghiệp.

2/ Nagios

     Ưu điểm của Nagios là cho phép người dùng thu thập dữ liệu sẵn có và dữ liệu hiệu suất từ các hệ điều hành như Windows và Netware từ việc cung cấp một bộ các trình bộ sưu tập hết sức phong phú.

     Nhưng nhược điểm của Nagios lại nhiều hơn Hyperic HQ, vì kết cấu tương đối phức tạp nên muốn quản lý máy chủ bằng phần mềm này phải thực sự kiên trì tìm hiểu và học hỏi rất nhiều do Web GUI không tốt.

3/ Zabbix

     Phần mềm này sở hữu ưu điểm là cung cấp các cảnh báo hiệu quả, là mã nguồn mở và có giao diện Web được thiết kế tốt.

     Nhược điểm của Zabbix là không thích hợp cho các mạng lớn, do hiệu suất PHP và giới hạn Web GUI, thiếu các chức năng kiểm tra thời gian thực. Tuy nhiên Zabbix vẫn được đánh giá là dễ sử dụng hơn Nagios.

4/ WhatsUp Gold

     Ưu điểm của WhatsUp Gold là thiết lập dễ dàng và khám phá mạng, bộ tính năng tuyệt vời, nhiều tuỳ chọn thông báo, bao gồm qua email và SMS, báo cáo chi tiết, tùy chỉnh; hỗ trợ phạm vi ngày tùy chỉnh.

     Nói về nhược điểm thì WhatsUp Gold lại có khá nhiều nhược điểm:Không trực quan, Giao diện khá sơ sài, Cấu hình yêu cầu cả hai bàn giao tiếp Web và Windows, Báo cáo SNMP thụ động. Nhưng với nhiều doanh nghiệp thì đây vẫn là sự lựa chọn tốt.

     Có thể thấy, quản lý server đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với việc quản lý máy chủ tại các tổ chức, doanh nghiệp, góp phần hỗ trợ các hoạt động kinh doanh thuận lợi hơn và giữ gìn uy tín của doanh nghiệp, nhất là trong thời đại cạnh tranh khốc liệt như hiện nay.

     Và nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mua phần mềm quản lý server ở đâu mới là tốt, bạn có thể hoàn toàn tin tưởng công ty TNHH TLT Vietnam bởi chúng tôi luôn làm hài lòng khách hàng bằng sự uy tín và chất lượng.

✪ HIỆU QUẢ LAN TỎA NIỀM TIN ✪

CÔNG TY TNHH TM & DV CÔNG NGHỆ TLT 

Địa chỉ: Phòng 603, Tòa nhà GT, số 403 Nguyễn Thái Bình, P.12, Q.Tân Bình, TP.HCM

Email: 

SĐT: 0283.811.9797

Website: //tltvietnam.vn/ 

Các tìm kiếm liên quan đến server là gì

Web server là gì

Quản lý server là gì

Local server là gì

Server nghĩa là gì

Máy khách là gì

Server trong game là gì

Cấu hình máy chủ Server

Máy chủ nội bộ la gì

Nội Dung Liên Quan

Cập nhật các thông tin mới nhất để tối ưu website của bạn

Kho giao diện website đẹp mắt tại TLT Vietnam

Tìm hiểu các quy trình chuẩn giúp tối ưu trang website của bạn

Dịch vụ cung cấp hosting giá rẻ chất lượng nhất tại Việt Nam

Các bước sử dụng Mailchimp là gì để đẩy mạnh chiến lược Marketing?

Video liên quan

Chủ Đề