Uống la mật gấu hàng ngày có tốt không

Mật gấu hay còn có tên gọi là Hùng đờm là bộ phận túi mật ở trong cơ thể con gấu. Ở Việt Nam thường thấy nhất là mật loài gấu ngựa và gấu chó ở các tỉnh Tây Bắc, Tây Nguyên và miền Trung. Còn trên thế giới thì loài này phân bố ở khác nhiều nước khác nhau như Trung Quốc, Nhật Bản, Lào, Nepal hay Myanmar, Campuchia,...

Theo y học dân gian thì tùy vào khối lượng của từng con gấu cũng như thời gian bắt mà lượng mật sẽ có phần khác nhau. Nếu lấy mật gấu vào mùa đông sẽ cho ra được nhiều mật hơn nhưng vào mùa xuân thì chất lượng mật sẽ tốt hơn.

Để lấy được mật gấu, người lấy mật sẽ phải giết con gấu đó và cắt lấy túi mật, buộc chặt để phần dịch bên trong chảy ra và loại bỏ phần mỡ. Sau đó treo cho khô ở giàn bếp rồi gói kín cất hộp. Vì nếu bảo quản ở nơi ẩm, nhiệt độ cao thì mật sẽ chảy nước.

Nhưng ngày nay, để có thể uống mật gấu chính là tiếp tay cho hành động sát hại gấu để lấy mật trị bệnh đã được coi là phương pháp cổ hủ lạc hậu và tàn nhẫn để lên án. Các chính sách bảo vệ động vật hoang dã đã được tạo ra. Thực tế, mật gấu có tác dụng gì thì chưa ai có thể đảm bảo nhưng những tác hại mật gấu thì đã được nhắc đến rất nhiều trên các bài báo.

Dù từng được coi là dược liệu đứng đầu trong dân gian nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong mật gấu và quá trình điều chế mật gấu có rất nhiều thành phần độc hại, gây nguy hiểm cho sức khỏe con người. Cụ thể:

  • Trong mật gấu có chức chất độc hại có thể gây viêm gan. Hay trong mật của gấu chó có chứa chất axit chenodeoxycholic có thể gây viêm gan và xơ gan. Ngoài ra, uống mật gấu còn được cho là mang theo mầm bệnh gây ung thư gan vào cơ thể.
  • Gấu có thể uống nhiều lít mật ong và tiêu hóa tổ thịt sống, nhưng con người thì không thể. Vì vậy, uống mật gấu có thể gây sốt. Nếu sử dụng quá nhiều có thể gây tổn thương, tàn phá tế bào gan và thận, dẫn đến suy gan và tử vong.
  • Người ta thường dùng mật gấu để xoa bóp vết thương, tụ máu bị ngã xe... Nhưng nếu uống phải mật gấu sẽ làm máu lưu thông nhanh, làm vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày và tử vong. Thậm chí, có người xung huyết khắp nơi, sưng đỏ khắp người vì vỡ mạch máu.
  • Cũng có những trường hợp tin rằng sử dụng mật gấu có thể giúp tăng cường sức khỏe sinh lý. Nhưng có nhiều trường hợp thực tế chứng minh ngược lại hoàn toàn khi sử dụng quá nhiều các bài thuốc Đông y bao gồm uống mật gấu sẽ gây tác dụng ngược lại. Người bệnh đứng trước nguy cơ cao suy giảm chất lượng tinh trùng dẫn đến vô sinh.

Ngoài ra, có rất nhiều nơi đang nuôi nhốt gấu để lấy mật. Trong quá trình hút mật, thuốc kháng sinh được tiêm trực tiếp để chống nhiễm trùng. Vì vậy, trong mật gấu luôn tồn tại một lượng lớn kháng sinh, rất nguy hiểm cho người sử dụng.

Theo Đông y, lá cây mật gấu có vị đắng, tính hàn, mùi rất đặc trưng. Được sử dụng trong các bài thuốc điều trị viêm đường hô hấp, rối loạn tiêu hoá, các bệnh lý đại tràng, viêm nhiễm ngoài da, ho khan, ho có đờm…

Các nghiên cứu gần đây cho thấy rằng, lá cây mật gấu là nguồn rất dồi dào: vitamin A, B1, B2, C và E, acid amin, chất khoáng sắt, đồng, kẽm, mangan, clo, magie,… Các hợp chất có hoạt tính sinh học của lá gồm alkaloids, saponin, glycoside, flavonoid, coumarin, terpen, glycoside, steroid, acid phenolic, anthraquinone, sesquiterpen [chống ung thư], xanthone, edotide, lignan.

Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận lá mật gấu trị tiểu đường type 2 khá tốt. Bên cạnh đó, dược liệu này còn làm giảm nguy cơ mắc các bệnh mạn tính, đặc biệt là ung thư vú, ung thư cổ tử cung, viêm gan, suy thận; trị rối loạn tiêu hóa; giảm huyết áp; lợi tiểu; chống viêm và giảm mức cholesterol xấu cho cơ thể,…

Ổn định đường huyết

Nhiều thầy thuốc ở châu Phi và dân gian Ấn Độ cũng sử dụng lá mật gấu trị bệnh tiểu đường từ xa xưa.

Các bằng chứng khoa học trước đây cho thấy dịch chiết từ lá mật gấu thúc đẩy sự phục hồi của các tế bào beta đảo tụy – bộ phận sản xuất insulin ở bệnh nhân tiểu đường tuýp 1. Hàm lượng andrographolide có trong dược liệu có hiệu quả trong việc giảm lượng đường và điều hòa lượng đường trong máu. Từ đó hỗ trợ tích cực điều trị bệnh lý đái tháo đường.

Hiện tại, các nhà nghiên cứu Nigeria đã xác định lá mật gấu cải thiện chức năng của insulin, ổn định đường huyết cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2, bảo vệ cơ thể chống lại các biến chứng phổ biến của bệnh tiểu đường như suy thận và đau tim. Về khả năng giảm biến chứng có thể do lá mật gấu giúp giảm cholesterol xấu và hỗ trợ kiểm soát tình trạng huyết áp cao.

Một nghiên cứu đăng tải trên Thư viện Y khoa Quốc gia Hoa Kỳ năm 2014 cũng cho thấy hoạt chất trong lá mật gấu hoạt động theo cơ chế tương tự như thuốc hạ đường huyết metformin, đó là ức chế quá trình tạo glucose mới ở gan; đồng thời tăng cường quá trình oxy hóa glucose để giảm đường huyết. Những kết quả này mở ra hi vọng về việc ứng dụng lá mật gấu trong các chế phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường.

Giảm cholesterol xấu LDL

Cholesterol LDL là thành phần chính của mảng xơ vữa động mạch, làm tăng nguy cơ tắc nghẽn mạch máu, từ đó dẫn tới biến cố về tim mạch như đau tim, đột quỵ.

Cây mật gấu chữa bệnh tiểu đường đồng thời cũng giúp giảm cholesterol xấu LDL và tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt trong cơ thể. Tuy nhiên, vẫn chưa có một nghiên cứu chính thức nào điều tra tác dụng làm giảm cholesterol của lá cây mật gấu trên người.

Hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

Tăng huyết áp, hay huyết áp cao ở bệnh nhân tiểu đường sẽ làm tăng mức độ hủy hoại mạch máu và cản trở dòng máu tới những vùng ở xa tim, góp phần tăng tỷ lệ biến chứng tại các mạch máu nhỏ như thận, mắt, thần kinh ngoại biên. Vì vậy, kiểm soát huyết áp rất quan trọng. Một trong những tác dụng của lá mật gấu là giảm và ổn định chỉ số huyết áp.

Cơ chế là bởi thành phần của lá mật gấu có chứa nhiều kali, khi bổ sung vào cơ thể giúp hạ huyết áp một cách hiệu quả do có khả năng loại bỏ được lượng nước, muối giúp cho cơ thể.

Bài thuốc từ lá mật gấu trị tiểu đường

Trong Đông y, bài thuốc từ lá cây mật gấu trị tiểu đường khá phổ biến và có hiệu quả đối với một số bệnh nhân. Sau đây là bài thuốc đơn giản từ lá cây mật gấu trị tiểu đường thường được nhiều người áp dụng:

Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5gr lá mật gấu tươi.

Các bước thực hiện:

  • Rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng.
  • Hãm lá mật gấu với nước sôi nóng trong phích hoặc bình giữ nhiệt, tương tự như hãm chè [trà] xanh tươi.
  • Uống thành 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng và buổi tối, kiên trì để thấy rõ hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng lá cây mật gấu trị tiểu đường

Mặc dù lá cây mật gấu được coi là có tác dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường và các nghiên cứu hiện tại cũng chứng minh được rằng lá mật gấu không chứa độc tính. Tuy nhiên, khi quyết định sử dụng bài thuốc từ loại dược liệu này, người bệnh cũng cần phải lưu ý một số vấn đề sau đây:

Uống cây mật gấu có tác hại gì không?

Nếu sử dụng quá nhiều thể gây tổn thương, tàn phá tế bào gan và thận, dẫn đến suy gan và tử vong. Người ta thường dùng mật gấu để xoa bóp vết thương, tụ máu bị ngã xe... Nhưng nếu uống phải mật gấu sẽ làm máu lưu thông nhanh, làm vỡ mạch máu dẫn đến chảy máu dạ dày, viêm loét dạ dày và tử vong.

Uống mật gấu khô có tác dụng gì?

- Mật gấu có vị đắng, tính hàn, tác dụng thanh nhiệt, sát trùng. Mật gấu là một vị thuốc quí, dân gian dùng trị các chứng chấn thương, bầm máu, sung huyết, viêm khớp, xơ gan, sỏi mật, tiêu hóa kém, đau dạ dày. Dùng mật gấu ngâm rượu uống trị đau lưng nhức mỏi là đúng nhưng cần chú ý cách dùng.

Rễ cây mật gấu có tác dụng gì?

có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các tế bào xấu trong cơ thể. Điều trị bệnh đường ruột: Các bệnh kiết lỵ, tiêu chảy có thể giảm thiểu, bởi công dụng thanh nhiệt, giải độc và tiêu viêm của rễ và thân cây mật gấu. Các bệnh đau bụng, nhiễm giun sán hay kiết lỵ, viêm dạ dày cũng có thể điều trị bằng và vỏ rễ cây.

Uống rượu mật gấu có tác dụng gì?

Rượu mật gấu bôi ngoài da có tác dụng giảm đau, tan vết bầm rất tốt. Tuy nhiên, khi sử dụng đường uống cần hết sức thận trọng vì thể gây nhiều tai biến cho người sử dụng. Các chuyên gia nghiên cứu về mật gấu cho biết, mật gấu ngựa chứa nhiều axit ursodeoxycholic là một chất có tác dụng điều trị xơ gan.

Chủ Đề