Uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú

Nuôi con bằng sữa mẹ mang lại rất nhiều lợi ích sức khỏe cho cả mẹ và em bé. Tuy nhiên, nếu bạn cần dùng thuốc trong thời gian đang cho con bú thì điều này có ảnh hưởng gì tới chất lượng sữa và có tác động gián tiếp tới em bé hay không? Để tìm câu trả lời, mời bạn tham khảo bài viết dưới đây.

    1. Tất cả các loại thuốc có đi vào sữa mẹ không?

Hầu hết bất kỳ loại thuốc nào có trong máu sẽ chuyển vào sữa mẹ ở một mức độ nhất định. Thông thường, các loại thuốc dùng được cho phụ nữ đang cho con bú đều an toàn cho sức khỏe của thai phụ cũng như em bé. Tuy vậy, vẫn có một số trường hợp ngoại lệ, khi đó thuốc có thể tập trung tiết vào sữa mẹ, gây giảm lượng sữa và để lại tác dụng phụ cho em bé.

Hầu hết bất kỳ loại thuốc nào có trong máu sẽ chuyển vào sữa mẹ ở một mức độ nhất định. [Ảnh: Internet]

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Hàn lâm Nhi Khoa Mỹ, hiện nay vẫn còn nhiều điều chưa được nghiên cứu rõ về tác dụng phụ trước mắt và lâu dài của các loại thuốc sử dụng cho mẹ đang cho con bú. Do đó, trong giai đoạn đang cho con bú, bạn chỉ nên dùng thuốc trong trường hợp thực sự cần thiết. Trước khi dùng, hãy xin tư vấn kỹ lưỡng từ bác sĩ về liều lượng cũng như thời gian sử dụng.

2. Sức khỏe và độ tuổi của bé là một yếu tố ảnh hưởng tới sự tác động của thuốc trong sữa mẹ lên cơ thể bé

Xét theo sức khỏe và độ tuổi: trẻ sinh non, trẻ sơ sinh ít hơn 6 tháng tuổi, trẻ có sức khỏe không ổn định hoặc trẻ có chức năng gan thận kém là những đối tượng có mức độ chịu ảnh hưởng gián tiếp từ thuốc trong sữa mẹ ở mức cao nhất.

Mức độ ảnh hưởng của thuốc trong sữa mẹ lên trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên giảm dần. Nguyên do là những trẻ ở độ tuổi này có thể tự đào thải thuốc ra khỏi cơ thể một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, những mẹ nuôi con sau hơn 1 năm cũng tiết ra ít sữa hơn, điều này làm giảm lượng thuốc chuyển hóa vào sữa mẹ.

3. Mẹ uống thuốc bao lâu thì cho con bú lại?

Hầu hết các loại thuốc dành cho mẹ đang cho con bú đều an toàn cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nếu bạn dùng một loại thuốc có thể gây hại cho em bé của bạn qua đường sữa, các bác sĩ có thể đổi cho bạn một loại thuốc khác có thành phần an toàn hơn. Hoặc bác sĩ có thể khuyên bạn ngừng cho con bú tạm thời hoặc vĩnh viễn. Thời gian ngừng cho con bú trong bao lâu sẽ tùy thuộc vào thời gian bạn cần dùng thuốc và thời gian đào thải của thuốc ra khỏi cơ thể.

Hầu hết các loại thuốc dành cho mẹ đang cho con bú đều an toàn cho cả mẹ và bé. [Ảnh: Internet]

Đọc thêm:

-Thời điểm vàng cho trẻ ăn váng sữa là khi nào?

-Nên cai sữa cho bé khi nào? Các cách cai sữa cho bé mẹ cần biết

Nếu được chuẩn bị, bạn hãy hút sữa và tích trữ sữa đã vắt đủ cho con dùng trong giai đoạn bạn cần sử dụng thuốc.

Trong trường hợp bạn chỉ cần ngừng cho con bú tạm thời, hãy sử dụng máy hút sữa để hút phần sữa khi bạn đang dùng thuốc, sau đó bỏ phần sữa đó đi. Mục đích của việc này là giúp duy trì nguồn sữa cho đến khi bạn có thể cho con bú trở lại.

Nếu bạn không chắc chắn về loại thuốc bạn đang sử dụng có ảnh hưởng tới việc cho con bú hay không, hãy hút sữa và dán nhãn riêng, sau đó bảo quản ở một khu vực riêng. Sau đó, bạn cần hỏi bác sĩ để biết có thể sử dụng lượng sữa đó cho bé hay không.

Trong trường hợp bạn cần ngừng cho con bú vĩnh viễn. Hãy xin tư vấn của các bác sĩ thật kỹ lưỡng về việc cai sữa và giúp bạn chọn loại sữa công thức phù hợp cho con.

4. Mẹ uống thuốc kháng sinh có bị mất sữa không?

Sử dụng thuốc kháng sinh là một trong những nguyên nhân gây mất sữa sau sinh. Đa số các loại thuốc kháng sinh sau khi đi vào cơ thể người mẹ gây ức chế hormone tuyến sữa và hoạt động của tuyến sữa. Ảnh hưởng của các loại thuốc kháng sinh lên tuyến sữa là khác nhau. Do đó, sau khi sử dụng thuốc kháng sinh, nhiều mẹ thấy ít sữa dần nhưng không mất hẳn; nhưng một số mẹ thì mất sữa hoàn toàn. Tuy nhiên, việc mất sữa hoàn toàn còn có thể do nhiều nguyên nhân khác chứ không chỉ đơn thuần là do thuốc.

5. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trong quá trình cho con bú

- Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết, nên dùng với liều lượng nhỏ và dùng trong thời gian ngắn.

- Giãn cách thời gian dùng thuốc với thời gian cho con bú

- Xin tư vấn bác sĩ để sử dụng những loại thuốc an toàn cho mẹ và bé

Vậy mẹ đã hiểu hơn về việc sử dụng thuốc trong quá trình cho con bú và thời gian cho con bú lại sau khi sử dụng thuốc. Hãy thật cẩn trọng trong việc sử dụng thuốc và thuốc kháng sinh trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ mẹ nhé!

Nguồn tham khảo: Mayoclinic.org, familydoctor.org.

BS BV Phổi Trung ương dương tính SARS-COV-2 đi cùng chuyến bay với vợ chồng giám đốc Hacinco từ Đà Nẵng về Hà Nội

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú? Đa số các thuốc kháng sinh có tác dụng ngắn dưới 24h nên sau 2 ngày mẹ có thể cho bé bú lại. Đây là những nội dung mà bạn sẽ có được trong bài viết này:

  • Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú?
  • Mẹ uống kháng sinh cho con bú liệu có ảnh hưởng gì đến trẻ?
  • Mẹ uống thuốc kháng sinh khi cho con bú có bị mất sữa không?
  • Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình cho con bú
  • Mẹ cho con bú nên chú ý gì khi dùng thuốc

Uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú?

Hành trình nuôi con bằng sữa mẹ không phải lúc nào cũng dễ dàng với nhiều người. Trong nhiều tháng đầu tiên hay thậm chí từ 1-2 năm, vô số phụ nữ đã quyết tâm cho con có được nguồn dinh dưỡng trọn vẹn từ sữa mẹ. Mặc dù vậy, sẽ không ít lần bạn phải đối mặt với tình trạng ốm đau, bệnh tật và hệ quả phải uống kháng sinh là điều không thể tránh khỏi như tâm sự của bà mẹ này:

"Xin cho tôi hỏi, bé nhà tôi sinh ngày 12/6/2017, bé bú mẹ hòan toàn, ngày 14/7 tôi nhập viện mổ ruột thừa, bác sỹ sử dụng kháng sinh liều nặng và tôi không cho bé bú, đến 14h ngày 20/7 là tôi được tiêm kháng sinh lần cuối cùng, vậy cho hỏi đến giờ là 17h ngày 22/7 tôi có thể cho bé bú được chưa ạ".

Thuốc kháng sinh bao lâu thì đào thải hết? Sau khi uống thuốc kháng sinh bao lâu thì cho con bú? Các bác sĩ đã giải thích rằng điều này còn tùy thuộc vào loại kháng sinh mà mẹ sử dụng. Những kháng sinh không qua sữa thì không cần ngưng cho bé bú nhé, kháng sinh có thời gian bán hủy kéo dài, thời gian tác dụng dài thì mới kéo dài thời gian cho bú lại. Tuy nhiên, đa số các thuốc kháng sinh có tác dụng ngắn dưới 24h nên sau 2 ngày mẹ có thể cho bé bú lại.

Bạn có thể chưa biết:

Mẹ uống kháng sinh cho con bú liệu có ảnh hưởng gì đến trẻ? 

Bạn đã biết mẹ uống kháng sinh bao lâu thì cho con bú. Bất kỳ loại thực phẩm nào mẹ ăn trong thời gian cho con bú cũng đều có thể ảnh hưởng đến sữa mẹ, đặc biệt là các loại thuốc kháng sinh. Vì vậy, trừ trường hợp bất khả kháng, hầu hết các mẹ sẽ cố gắng hạn chế không uống kháng sinh khi cho con bú. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, dù có thể tác động đến sữa mẹ, nhưng không phải tất cả các thuốc đều được bé hấp thu.

Hầu hết kháng sinh có thể gây giảm nhu động ruột của đứa trẻ dẫn đến tình trạng tiêu chảy. Một vài trẻ sơ sinh xuất hiện những rối loạn với cơn đau dạ dày hoặc đau bụng. Những ảnh hưởng này không có ý nghĩa lâm sàng và không cần thiết phải điều trị. Việc tiếp tục cho trẻ bú có ích lợi hơn nhiều so với những bất lợi tạm thời.

Những bằng chứng phơi nhiễm ảnh hưởng trên đứa trẻ phụ thuộc vào những liều kháng sinh sau đó ví dụ dị ứng penicilline nhưng đây là trường hợp quá liều hiếm gặp.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Mẹ có nên ngừng cho con bú khi đang dùng thuốc?

Hầu hết các loại thuốc được đánh giá an toàn khi cho con bú. Tuy nhiên, vẫn có một số loại thuốc không an toàn trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Có 2 trường hợp xảy ra, hoặc mẹ có thể dùng loại thuốc không ảnh hưởng đến bé hoặc bác sĩ sẽ đề nghị mẹ nên cho con bú vào thời điểm nồng độ thuốc ở mức thấp trong sữa mẹ.

Nếu đã có kế hoạch sử dụng thuốc lâu dài, hãy hút sữa ngoài thời gian cho con bú và trữ sữa đã vắt ra để sử dụng trong thời gian dùng thuốc. Nếu mẹ chỉ cần ngừng cho con bú tạm thời, hãy sử dụng máy hút sữa đều đặn để duy trì nguồn sữa cho đến khi bạn có thể cho con bú. Hãy nhớ vứt bỏ sữa được hút khi đang dùng thuốc.

Mẹ uống kháng sinh có bị mất sữa không? 

Trong các nguyên nhân gây mất sữa thì mất sữa sau khi uống kháng sinh được nhắc đến khá nhiều. Có thể nói tất cả các loại thuốc kháng sinh khi đi vào cơ thể người mẹ đều gây ra những ảnh hưởng nhất định đến sức khỏe của hai mẹ con, gây ức chế hormone tiết sữa và hoạt động của tuyến sữa, nhưng ảnh hưởng đó không giống nhau giữa các loại thuốc.

Có nhiều mẹ sau khi uống kháng sinh thấy sữa ít dần nhưng không mất hẳn, một số ít trường hợp thì mất sữa hoàn toàn sau khi uống kháng sinh. Chúng ta có thể giải thích rằng có loại kháng sinh gây mất sữa, có loại thì không. Tuy nhiên để bị mất sữa hoàn toàn thì có lẽ còn kết hợp với nhiều nguyên nhân khác chứ không chỉ đơn thuần là do thuốc.

Bạn có thể chưa biết:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh trong quá trình cho con bú 

Nếu bạn phải dùng thuốc kháng sinh trong thời kỳ cho con bú, hãy lưu ý những điểm dưới đây:

Cân nhắc thuốc bôi trước khi dùng thuốc uống 

Nếu bạn nhiễm nấm hoặc các căn bệnh ngoài da cần dùng thuốc kháng sinh, nên tập trung vào thuốc mỡ hoặc thuốc kem và tránh uống thuốc kháng sinh trực tiếp.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

Tư vấn với bác sĩ để được kê thuốc an toàn cho bé bú mẹ 

Một số loại kháng sinh được chống chỉ định đối với phụ nữ đang trong thời kỳ cho con bú. Chính vì vậy, bạn cần trao đổi tình trạng của mình với bác sĩ để có được loại thuốc an toàn nhất.

Giãn cách thời gian dùng thuốc với thời gian cho con bú

Nên uống thuốc kháng sinh ngay sau khi cho con bú, và kéo dài nhất có thể thời gian của cữ bú tiếp theo. Điều này giúp giảm đáng kể nồng độ kháng sinh trong sữa mẹ.

Dùng thuốc kháng sinh được khuyến cáo với trẻ sinh non

Một số loại kháng sinh không được hấp thu qua đường tiêu hóa của bé, mà đi ra ngoài trong khi không gây hại gì. Những loại thuốc này là an toàn đối với hầu hết những phụ nữ đang cho con bú.

Mẹ cho con bú nên chú ý gì khi dùng thuốc

Mặc dù nhiều loại thuốc được xem là an toàn trong thời gian cho con bú, nhưng thuốc vẫn có thể vào sữa ở một mức độ nào đó và thậm chí có thể ảnh hưởng đến nguồn sữa của mẹ. Mẹ cần phải kiểm tra với bác sĩ nhi khoa trước khi dùng bất kỳ thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn nào, kể cả thảo dược hoặc thực phẩm bổ sung, vitamin. Ngay cả các loại trà thảo dược tưởng chừng an toàn cũng có thể gây hại. Mẹ phải biết rằng các sản phẩm từ thiên nhiên không phải lúc nào cũng an toàn tuyệt đối.

Một số nguyên tắc sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú:

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

-        Chỉ dùng thuốc khi thực sự cần thiết, ở liều thấp nhất và trong thời gian ngắn nhất có thể.

-         Nếu có thể, nên dùng các loại thuốc uống một lần, một ngày ngay sau khi cho bé bú/ăn cữ dài nhất; có thể là lần cho ăn cuối ngày, trước khi cho bé đi ngủ.

-         Theo dõi các tác dụng phụ bé có thể gặp như buồn ngủ, khó chịu,…

-         Nên tránh các thuốc tác dụng kéo dài [LA], phóng thích kéo dài [ER] và các dạng thuốc kết hợp.

-         Các biện pháp phòng ngừa đặc biệt có thể cần thiết ở trẻ sinh non, do kích thước và hệ thống các cơ quan trong cơ thể trẻ còn kém phát triển hơn so với trẻ sơ sinh bình thường.

You got lucky! We have no ad to show to you!

Quảng cáo

-         Luôn hỏi bác sĩ về những lợi ích và rủi ro của bất kỳ loại thuốc nào được kê đơn trong khi bạn đang cho con bú, hoặc bất kỳ loại thuốc nào mua ngoài nhà thuốc mà không kê đơn

-         Khi sử dụng nhiều thuốc hoặc một loại thuốc kết hợp, hãy tuân thủ các khuyến cáo đối với loại thuốc gặp nhiều vấn đề nhất.

Vậy là mẹ đã biết ngừng uống kháng sinh bao lâu mới được cho con bú. Hãy thật thận trọng với bất kỳ loại thuốc hay kháng sinh nào trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ nhé.

Xem thêm: 

Vào ngay Fanpage của the Asianparent Vietnam để cùng tho lun và cp nht thông tin cùng các cha m khác!

Video liên quan

Chủ Đề