Từ hà giang đến mũi cà mau bao nhiêu km

Khoảng cách từ điểm cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang đến điểm cực Nam ở mũi Cà Mau dài 1620 km. Trên bản đồ, khoảng cách này An đo được 108 cm.Tìm tỉ lệ trên bản đồ mà An đã thực hành đo.

Bài 7: Khoảng cách từ điểm cực Bắc thuộc xã Lũng Cú, tỉnh Hà Giang đến điểm cực nam ở mũi Cà Mau dài 1620km. Trên bàn đồ, khoảng cách này An đo được 108cm. Tìm tỉ lệ trên bản đồ mà An đã thực hành đo.

Xem chi tiết

Bản đồ việt nam[ở sách giáo khoa lp 4 trang 154]đc vẽ theo tỉ lệ 1:10000000.đo khoảng cách từ điểm cực bắc [điểm trên cùng của phía bắc]và điểm cực nam [điểm dưới cùng ở phía nam]của nước việt nam trên bản đồ .tính độ dài thật của khoảng cách đó

Xem chi tiết

Trên bản đồ, bạn An đo được khoảng cách giữa Hà Nội và Bắc Giang là 3 cm, khoảng cách giữa Hà Nội và Yên Bái là 9 cm. An biết chắc chắn rằng khoảng cách thật giữa Hà Nội và Bắc Giang là 60 km. Hỏi khoảng cách thật giữa Hà Nội và Yên Bái là bao nhiêu km?

Xem chi tiết

Trên bản đồ vẽ theo tỉ lệ 1 chia 500 khoảng cách đo được từ điểm A đến điểm B là 3 cm Hỏi thực tế khoảng cách từ điểm A đến điểm B là bao nhiêu mét ?

Giúp tui với !!!!!!

Xem chi tiết

Trên bản đồ, bạn An đo được khoảng cách giữa Hà Nội và Hồ Chí Minh là 180 cm, khoảng cách giữa Hà Nội và Nam Định là 8 cm. An biết chắc chắn rằng khoảng cách thật giữa Hà Nội và Hồ Chí Minh là 1 800 km. Hỏi khoảng cách thật giữa Hà Nội và Nam Định là bao nhiêu km?

Xem chi tiết

Biết khoảng cách thật giữa Hà Nội và Thanh Hóa là 160 km và khoảng cách thật giữa Hà Nội và Lạng Sơn là 120 km. Trên một bản đồ bạn An đo được khoảng cách giữa Hà Nội và Thanh Hóa là 16 cm. Hỏi trên bản đồ đó, khoảng cách giữa Hà Nội và Lạng Sơn là bao nhiêu cm?

Xem chi tiết

1 Khoảng cách giữa hai điểm trên bản đồ đo được 8cm. Bản đồ ghi tỉ lệ 1 5000000.Hỏi khoảng cách giữa hai điểm đó trên mặt đất là bao nhiêu

Xem chi tiết

trên bản đồ có tỉ lệ 1:7000000 bạn nam đo được khoảng cách giữa 2 thành phố a và b là 6cm hội trên thực tế cách nhau bn km

HGĐT- Đất Mũi Cà Mau, đó là một danh từ thiêng liêng như địa đầu Tổ quốc Lũng Cú, Đồng Văn của Hà Giang vậy. Nếu như Hà Giang có bài hát “Hà Giang quê hương tôi” được biết đến khá rộng rãi trong cả nước thì bài hát “Đất Mũi Cà Mau” của tỉnh Cà Mau cũng không kém phần nổi tiếng.

Đất Mũi giống như địa đầu Lũng Cú, luôn là một điểm đến đầy cảm xúc.

Hai tỉnh ở hai đầu đất nước, một nơi là nắng, gió biển mặn mòi với sông nước mênh mang, còn một nơi thì trùng trùng, điệp điệp núi non và đá tai mèo răng thành sắc nhọn. Thế nhưng, sự xa xôi cách trở ấy đã níu kéo 2 địa phương lại gần nhau hơn trong một sự kiện đầy ý nghĩa, khi Đoàn công tác của Hà Giang vượt qua hàng ngàn cây số để mang 2 món quà từ nơi biên viễn cực Bắc về miền Đất mũi Cà Mau xa xôi đó là lá cờ Tổ quốc 54m2 đã được treo trên cột cờ Lũng Cú và khối đá được lấy từ Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.

Chúng tôi đến với Cà Mau, từ trên cao nhìn xuống có lẽ chưa một nơi nào ở đất nước mình lại lắm sông nước đến vậy. Vùng đất của “mắm trước, đước sau, tràm theo sát” trong buổi cha ông đi mở cõi vô cùng vất vả. Mảnh đất cực Nam trong rất nhiều điều đối lập, nhưng lại có rất nhiều điều giống Hà Giang ở địa đầu cực Bắc. Trong khi Hà Giang là địa phương thiếu nước nhất cả nước thì Cà Mau lại nhiều nhất. Hà Giang có nhiều đá tự nhiên nhất thì có lẽ Cà Mau lại là tỉnh có ít đá nhất. Hà Giang có Công viên địa chất toàn cầu thì Cà Mau lại có khu dự trữ sinh quyển được thế giới công nhận. Nhưng một điểm chung nhất đó là 2 tỉnh ở 2 cực mà như trong các cuộc gặp mặt giữa lãnh đạo 2 địa phương tại thành phố Cà Mau, mọi người đều nói là “ở 2 đầu nỗi nhớ”. Bởi vậỵ, hàng năm Đất Mũi cũng giống như địa đầu là nơi đón rất nhiều đồng bào cả nước, ai đến đều bùi ngùi cảm xúc ở một nơi tột cùng đất nước. Để từ đây, suy ngẫm về biết bao cuộc trường chinh xây dựng và giữ gìn bờ cõi thiêng liêng của cha ông ta.

Tại buổi gặp mặt với Đoàn Hà Giang, Bí thư Tỉnh ủy Cà Mau Dương Thanh Bình giới thiệu một câu rất cô đọng, mảnh đất Cà Mau trong cái gian khó, nhưng được thiên nhiên ưu đãi và với bản tính cần cù, chịu khó, thế nên người Cà Mau có thể nghèo, nhưng không bao giờ đói cả. Quả thực, mảnh đất của rừng U Minh, của những sình lầy mà trên là muỗi, dưới sông là cá sấu thuở xa xưa nay đã trở thành một vùng đất đầy tiềm năng. Ở một nơi mà phương tiện giao thông phổ biến nhất là ghe, thuyền thì đi đến đâu đâu cũng là những vuông nuôi tôm, cua được đắp thẳng tắp. Một cán bộ văn hóa tỉnh Cà Mau cho biết, ở dưới những vuông tôm, cua và những con kênh rạch còn có đến 17 loài thủy sản được khai thác làm thức ăn. Thế nên, đi đến bất cứ đoạn kênh rạch nào cũng bắt gặp cảnh các gia đình với những phương tiện đánh bắt thủy sản. Khi chiều dâng, nước tràn vào các kênh rạch, những vuông ao và khi nước rút, những con đập, lưới được chắn lại để bắt cá, tôm. Bờ biển đất Mũi với chiều dài kéo từ Tây sang Đông dài tới hơn 254km, là nơi cung cấp nguồn lợi thủy sản vô cùng phong phú. Vì thế, chỉ riêng sản lượng tôm nuôi và đánh bắt hàng năm của Cà Mau ước đạt trên 120 ngàn tấn; tổng kim ngạch xuất khẩu thủy, hải sản khoảng 1 tỷ đô la/năm. Giới thiệu về tiềm năng của đất Mũi, đồng chí Nguyễn Tiến Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau nói vui, ở Hà Giang, sản phẩm nổi tiếng và nhiều nhất là chè thì ở Cà Mau, tôm cũng như chè của Hà Giang vậy...

Cà Mau xa mà gần, bởi mảnh đất này trong mỗi con người Việt Nam nói chung, người Hà Giang nói riêng đã rất quen thuộc. Đất Mũi Cà Mau trăm thương ngàn mến, miền quê hương cá bạc, tôm vàng đã từng là nơi “rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”. Những bà má Năm Căn năm nào che chở cho bộ đội, nuôi cách mạng để Tiểu đoàn 307 nổi tiếng với những trận đánh anh hùng nhấn chìm xác giặc. Để từ đó, sau ngày Bác ra đi, với tấm lòng ghi nhớ công ơn Người, mảnh đất Mũi được coi là nơi có lắm đền thờ Bác Hồ nhất. Ngay sau khi Bác ra đi, năm 1969, trên mảnh đất Mũi đã có đến 8 đền thờ Bác được lập nên. Hiện nay, Cà Mau có đến 15 đền thờ Bác được nhân dân dựng lên rất trang nghiêm. Tại phường 1, thành phố Cà Mau, nơi đất lành chim đậu với vườn chim hàng ngàn con hàng ngày bay về trú đậu, lập tổ, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Cà Mau đã xây dựng một Khu tưởng niệm Bác Hồ khá quy mô. Nơi đây năm 1995, với sự giúp sức của Quân khu II, tỉnh Cà Mau đã có một ngôi nhà sàn với tỷ lệ, kích thước mô phỏng giống hệt với nhà sàn của Bác ở Thủ đô Hà Nội.

Từ Hà Giang hướng về Đất Mũi với tình cảm đồng chí, đồng bào thiêng liêng, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hà Giang đã mang theo 2 vật phẩm đến với Cà Mau. Trong một hành trình dài hơn 2.300km đường bộ, lá cờ Tổ quốc rộng 54m2 đã từng được treo trên cột cờ Lũng Cú và khối đá được lấy từ Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn đã được đưa đến Đất Mũi Cà Mau. Tại đây, với sự trân trọng đón nhận những vật phẩm từ miền đất địa đầu, Đảng bộ tỉnh Cà Mau đã tổ chức Lễ đón nhận tại Khu tưởng niệm Hồ Chủ tịch và trang trọng đặt những vật phẩm ý nghĩa này tại đây. Đó như là một dấu mốc quan trọng, giúp cho Đảng bộ 2 tỉnh địa đầu trở nên gần nhau hơn không chỉ về khoảng cách mà cả tình cảm của những người đồng chí, đồng bào. Giữa đất trời miền sông nước Cà Mau, 2 tiếng chuông đồng do 2 đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh và Dương Thanh Bình cùng điểm một lúc ngân vang tại Khu tưởng niệm Hồ Chủ tịch.m thanh của những tiếng chuông kéo dài, quện vào nhau trong làn khói hương trầm thơm ngát, khẳng định tấm lòng thành kính của 2 địa phương trước anh linh của Hồ Chủ tịch và lời hứa quyết tâm, Hà Giang cùng với Cà Mau sát cánh bên nhau với đồng bào cả nước, phát huy truyền thống anh hùng, bảo vệ vững chắc biên cương hai cực Nam – Bắc của Tổ quốc; góp phần xây dựng đất nước ngày càng giàu mạnh, bước ra biển lớn để sánh vai cùng với năm châu như lúc sinh thời Bác Hồ hằng mong mỏi.

Bùi ngùi giữa đước rừng bát ngát, những giọng hát cải lương, vọng cổ tha thiết, sâu lắng của những con người miền Đất Mũi mộc mạc khiến những thành viên của Đoàn Hà Giang rất xúc động. Vì thế, Bí thư Tỉnh ủy Triệu Tài Vinh trong buổi gặp mặt với các đồng chí lãnh đạo của tỉnh Cà Mau đã trân trọng mời các đồng chí lãnh đạo tỉnh lên thăm Hà Giang cũng như mong muốn được đón tiếp Đoàn cải lương của tỉnh Cà Mau lên thăm, biểu diễn phục vụ cho đồng bào và chiến sỹ Hà Giang.

Giữa rập rờn sóng nước, qua miền đất Năm Căn lịch sử để về với miền rừng đước xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển. Nơi đây, Tổ quốc như là một con tàu hướng ra biển. Các anh chị cán bộ ở Cà Mau dẫn Đoàn chúng tôi về Ngọc Hiển nói, phù sa vẫn bồi đắp hàng năm để Đất Mũi thêm vươn ra biển. Tại vĩ độ đầy xúc cảm này, từ trên đài quan sát có độ cao vài chục mét nhìn ra biển và nhìn về phương Bắc, cái cảm giác giống như từ đỉnh cột cờ Lũng Cú ở tột Bắc nhìn về chiều dài đất nước, thật thiêng liêng. Mỗi chúng ta có lẽ chẳng ai tồn tại mãi mãi, nhưng đất nước ta, Tổ quốc ta vẫn hiên ngang hai miền địa đầu và một trái tim Hà Nội. Ở trái tim Thủ đô, ở hai miền địa đầu và đất mũi hay ở bất kỳ một nơi nào, vẫn luôn có hình ảnh người cha già dân tộc Hồ Chủ Tịch với câu nói được mỗi đồng bào, đồng chí chúng ta khắc ghi: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Chủ Đề