Tứ đại giai không là gì

Người không hiểu Phật pháp, sẽ nói : “Bỏ rượu, bỏ sắc, bỏ tiền tài, bỏ cả hơi thở thì sẽ xóa không bốn đại”.

Kỳ thực, nói như vậy là lấy râu ông nọ cắm vào cằm bà kia. Bốn đại mà sách Phật nói là bốn nguyên tố vật chất lớn : Đất, nước, lửa, gió [địa thủy hỏa phong].

Khái niệm bốn đại không phải là phát minh của Phật giáo. Đó là kết quả của nhân loại bước đầu tìm hiểu bản thể của vũ trụ. Trong lịch sử tư tưởng của triết phương Tây và phương Đông, đều có xu thế tìm hiểu và nhận thức bản thể của vũ trụ như vậy, như thuyết ngũ hành [thủy, hỏa, kim, mộc, thổ] chép trong Kinh Thư Trung Quốc, kinh sách cổ Veđa của Ấn Độ, có chép thế giới hình thành trên cơ sở 5 nguyên tố tự nhiên là đất, nước, lửa, gió, không. Triết học gia Hi Lạp cổ đại, Empedocle cho rằng có bốn nguyên tố lớn bất biến là khí hơi, nước, đất và lửa.

Nói tóm lại, dù là thuyết ngũ hành hay ngũ đại, hay tứ đại, chúng đều là những nguyên tố cơ bản của giới vật lý. Nếu chỉ dừng ở đây, ách tắc ở đây, thì đó là duy vật luận, hay là tiền thân của duy vật luận.

Thuyết bốn đại đều là không, vốn là tư tưởng vốn có của Ấn Độ nhưng được phát triển thêm phần sâu sắc và “Phật giáo hóa”, vì địa, thủy, hỏa, phong là bốn nguyên tố vật lý lớn của vũ trụ, như núi non đất đai thuộc về địa đại, sông biển thuộc về thủy đại, ánh sáng, sức nhiệt mặt trời thuộc về hỏa đại, không khí lưu chuyển thuộc về phong đại. Nếu nói về tính lý của cơ thể con người thì tóc, xương thịt thuộc về địa đại; máu, các chất lỏng bài tiết thuộc thủy đại; sức nóng trong người thuộc về hỏa đại, khí hô hấp thuộc phong đại. Nếu đứng về thuộc tính vật lý mà nói thì cái gì thô cứng thuộc về địa đại, cái gì ướt thuộc về thủy đại, cái gì nóng ấm thuộc về hỏa đại, cái gì chuyển động thuộc về phong đại. Thế nhưng, dù có phân tích thế nào thì bốn đại là thuộc về giới vật chất chứ không thuộc giới tinh thần. Do đó, phái duy vật luận cho rằng bốn đại là nguyên tố cơ bản của vũ trụ. Thế nhưng, Phật giáo không tán thành một quan điểm như vậy.

Thuyết bốn đại có điểm khác biệt giữa Đại thừa và Tiểu thừa. Đối với Phật giáo tiểu thừa, bốn đại là những nguyên tố cơ bản tạo ra hiện tượng vật chất, gọi là tứ đại chủng [chủng là hạt giống]. Ý tứ là bốn đại là hạt giống của tất cả mọi hiện tượng vật chất. Nếu bốn đại mà được phân phối điều hòa, thì hiện tượng vật lý phồn vinh, nếu bốn đại mâu thuẫn xung đột, thì hiện tượng vật lý tiến tới giải thể, hủy diệt. Hiện tượng sinh lý cũng như vậy. Người sở dĩ mắc bệnh là vì bốn đại không điều hòa. Tiểu thừa nhận thức sắc thân con người là do bốn đại tạo thành, mục đích là để chúng ra đừng chấp sắc thân là ta, rồi tạo ra các nghiệp sinh tử luân hồi. Nếu chứng được lý ngã không thì sẽ vào được cảnh giới Niết Bàn của Tiểu thừa, không còn bị luân hồi sinh tử nữa.

Còn Phật giáo Đại thừa thì không xem bốn đại là Nguyên tố căn bản mà là hiện tượng vật chất, là hư giả, không phải là thực. Các hiện tượng sinh lý hay vật lý hình thành là dựa vào bốn đại làm tăng thượng duyên chứ không phải là yếu tố cơ bản và có thật. Tiểu thừa tuy xem sắc thân là vô ngã, là không có thực nhưng bốn đại là những pháp cực vi thực có. Phật giáo Tiểu thừa tuy không phải là duy vật luận, nhưng là đa nguyên luận.

Thực ra, Phật giáo không phải chỉ xem 4 đại là không mà xem cả 5 uẩn cũng đều là không, mà 4 đại chỉ tạo ra một uẩn mà thôi, tức là sắc uẩn.

Năm uẩn là gì ? Năm uẩn là sắc, thụ, tưởng, hành, thức. Trong 5 uẩn, chỉ có sắc uẩn là thuộc về giới vật chất.

Năm uẩn là pháp sinh tử trong ba giới. Chỉ có chứng ngộ năm uẩn là không thì mới siêu việt được cảnh giới sinh tử của ba giới. Cho nên Phật giáo không phải chỉ nói bốn đại là không mà còn tiến thêm bước nữa, nói 5 uẩn cũng đều là không. Trọng tâm của Phật giáo, không phải lấy 4 đại làm chủ mà lấy thức uẩn làm chủ, còn ba uẩn tinh thần kia [thụ, tưởng, hành] chỉ là những kẻ phụ trợ cho thức uẩn mà thôi, làm tỏ rõ công dụng rộng lớn của giới tinh thần mà thôi. Do đó, Phật giáo không phải là duy vật luận mà là duy thức luận.

Tứ đại giai không: [không bao gồm thiên không] Địa Không, Địa kiếp, Tuần không, Triệt không ... dưới góc nhìn của Thiền tông Tác giả: Admin | Đã xem: 449

bạn sinh vào tháng 10 mệnh không kiếp đắc địa la ngườui rất khôn ngoan sắc sảo .nhưng cùng tháng 10 có rất nhiều ngườui sinh ra chẳng nhẽ họ đều khôn ngoan sắc sảo và tính tình gian hiểm hết? nhưng mình đã tìm ra dk đáp án nhờ vào 1 cụ[ dấu tên] cụ cho biết không phải ai sinh ra kể cả sinh bình thường; đúng giờ sinh đều ứng với lá số cả. vì vậy khi xem tử vi cho mọi ngườui cụ thường xem tướng diện và chiếu tính cách và tướng diện vào sao thủ mệnh. nếu thấy nó miêu tả đung stinhs cách và hình dáng thì ngườui đó đã ứng với tử vi và tiếp tục xem các cung khác sẽ đúng dk 80%. còn ai ko ứng thì coi như ko có duyên với tử vi vì vậy ko dúng tử vi để xem dk cho ngườui đó dù ngày tháng năm sinh và giờ sinh có đúng đi chăng nữa.

eye on me Thất đẳng

Bài viết: 5523 Tham gia: 18:29, 09/10/11 Đến từ: tâm Địa Cầu

gửi bởi eye on me » 22:58, 24/05/14

mạc cỏ sa đã viết:Mình có nghe 1 vài lần về Tứ đại giai không. 1 ls mà có Địa không, Triệt lộ không vong ở Mệnh, Tuần trung không vong, Thiên Không ở Thân.
Tức là lá số theo Phật pháp nặng, những ng có lá số như thế này thì gọi là vô luận. Nhưng về cơ bản Mạc Cỏ Sa vẫn không hiểu rõ lắm. Có cô/ chú/ anh/ chị/ em nào có thể nói rõ giúp Mạc Cỏ Sa đc ko?

Những người này mà mệnh VCD hoặc có chính tinh nhưng dính bộ hư hao tuyệt, hội được càng nhiều hoá diệu càng tốt thì nó là "toàn không cách" đây là một cách tối thượng để làm lãnh đạo cao cấp, quyền lực, tài lộc mạnh một cách không thể hiểu @@ chỉ có thể suy đoán là ở thế "sạch sẽ toàn không" thì cung mệnh hoặc thân, tài hoặc quan sẽ hưởng hoá khí của tứ hoá một cách mạnh nhất, dạng cách này gia thêm quang quý tránh xa quyền lộc thì dễ là bậc chân tu, nhưng có cái nguy hiểm nếu gia thêm kình đà hoả linh hãm địa không có sao cứu giải thì là dạng "đuôi, què, mẽ, sức" tất nhiên là yểu mạng @@

mạc cỏ sa Nhất đẳng

Bài viết: 233 Tham gia: 22:51, 25/09/13

gửi bởi mạc cỏ sa » 23:03, 24/05/14

eye on me đã viết:
mạc cỏ sa đã viết:Mình có nghe 1 vài lần về Tứ đại giai không. 1 ls mà có Địa không, Triệt lộ không vong ở Mệnh, Tuần trung không vong, Thiên Không ở Thân.
Tức là lá số theo Phật pháp nặng, những ng có lá số như thế này thì gọi là vô luận. Nhưng về cơ bản Mạc Cỏ Sa vẫn không hiểu rõ lắm. Có cô/ chú/ anh/ chị/ em nào có thể nói rõ giúp Mạc Cỏ Sa đc ko?
Những người này mà mệnh VCD hoặc có chính tinh nhưng dính bộ hư hao tuyệt, hội được càng nhiều hoá diệu càng tốt thì nó là "toàn không cách" đây là một cách tối thượng để làm lãnh đạo cao cấp, quyền lực, tài lộc mạnh một cách không thể hiểu @@ chỉ có thể suy đoán là ở thế "sạch sẽ toàn không" thì cung mệnh hoặc thân, tài hoặc quan sẽ hưởng hoá khí của tứ hoá một cách mạnh nhất, dạng cách này gia thêm quang quý tránh xa quyền lộc thì dễ là bậc chân tu, nhưng có cái nguy hiểm nếu gia thêm kình đà hoả linh hãm địa không có sao cứu giải thì là dạng "đuôi, què, mẽ, sức" tất nhiên là yểu mạng @@

bạn xem cho mình lso đó nhé. thực ra đó là ls cũ của mình. sau khi đc xđinh lại thì chuyển sang giờ tý.

mạc cỏ sa Nhất đẳng

Bài viết: 233 Tham gia: 22:51, 25/09/13

gửi bởi mạc cỏ sa » 23:20, 24/05/14

eye on me đã viết:@mạc cỏ sa: Thôi số này xem cũng không biết nên nói cái gì, mệnh tuần thân triệt đi với mệnh không thân kiếp quá bá đạo cho nữ mệnh @@

Tự đại giai không sạc tức thì không là gì?

Nghĩa là: Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc, Sắc tức là Không, Không tức là Sắc. Theo quan niệm về nhân sinh của Phật giáo, muôn vật do sự biến đổi mà sinh ra, vốn không có thật.

Tự đại chúng là gì?

Vậy Tứ đại chủng nghĩa là 4 chất có mặt cùng khắp và có năng lực sinh ra các vật thể, 4 đại chủng là địa đại, thủy đại, hỏa đại, phong đại. Bốn đại chủng này có mặt cùng khắp và có năng lực sinh ra các vật thể bằng cách kết hợp với nhau.

4 không trong Phật giáo là gì?

BỚT NGHE – BỚT NÓI – BỚT NHÌN – BỚT LÀM.

Thân Tự đại nghĩa là gì?

Danh từ Phật giáo hay dùng cụm từ "thân tứ đại" để chỉ cho nhục thân bằng xương thịt này của chúng ta. Nhưng theo đạo Phật thì cái thân này đâu phải chỉ là tứ đại như đóa hoa, như hòn sỏi, như đám mây. Nó còn có Không Đại, Kiến Đại và Thức Đại. Đủ bảy đại thì mới trọn vẹn một con người.

Chủ Đề