Trước cảnh Đèo Ngang cảm xúc của nhà thơ ra sao

Đề bài: C ảm ngh ĩ c ủa em v ềbài th ơ“Qua đè oNgang” c ủa Bà Huy ện Thanh Quan.Qua đèo ngang là một tác phẩm nổi tiếng cuả bà huyện thanh quan. Bài thơ được viết khi bà lên đườngđến huyện Phú Xuân đi qua đèo ngang là một địa danh phong cảnh hữu tình. Bài thơ là bức tranh ngụtình sâu sắc của nhà thơ qua đó hé lộ cho chúng ta thấy được nỗi nhớ mong tha thiết của tác giả hiện lênrõ nét.Mở đầu bài thơ là hai câu đề“Bước tới đèo ngang bóng xế tà”Câu thơ gợi lên thời điểm mà tác giả tới đèo ngang ,khi đó thời gian đã vào xế tà tức là đã quá trưa trờiđang chuyển sang buổi chiều và sắp tối. Đối với một vùng hòng sơ hẻo lánh thì thời điểm chiều tà cũnglà thời điểm mọi người đã quay trở về nhà. Phải chăng chọn thời điểm như thế tác giả muốn nhấn mạnhcho người đọc cái xơ xác vắng vẻ nơi đây. Và từ đây tâm trạng tác giả bắt đầu hỗn loạn khi chứng kiếncảnh vật từ trên cao nhìn xuống.“Cỏ cây chen là đá cheo hoaLom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà”Khung cảnh ấy thật gợi lên trong lòng người đọc những nỗi nhớ vấn vương rồi lan tỏa ra từng câu thơkhiến cho người đọc thấm đượm được phần nào nỗi nhớ thương của tác giả đối với quê hương. Trời đãchiều tối cảnh vật đã lụi tàn khiến cho tâm trạng của bà càng trở nên xốn xang vô cùng. Cái thời điểm ấyrất phù hợp với tâm trạng hiện giờ của bà. Đúng như trong những câu thơ cổ đã nói đến tâm trạng conngười nhuốm màu sang cảnh vật.Cảm nghĩ về bài thơ “Qua đèo Ngang”Ở đây tâm trạng cô đơn hiu vắng hiu quạnh của tác giả đã nhuốm màu sang cảnh vật khiến cho cảnh vậtgiờ đây dường như trở nên tam thương hơn bao giờ hết. Ta phải công nhận là cảnh vật trong thơ đượchiện lên khá là sinh động. Có cỏ cây có hoa lá nhưng lại là một cảnh tượng chen chúc nhau để tìm sựsống. Cảnh vật ấy hoang sơ hoang dại đến nao lòng. Phải chăng sự chặt chội của hoa lá phải chen chúcnhau để tồn tại cũng chính là tâm trạng của tác giả đang vô cùng hỗn loạn. Cảnh vật ấy hoang sơ hoangdại đến nao lòng. Tác giả đã sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Nó làm chongười đọc cảm thấy được sự hoang vắng của đèo ngang lúc chiều tà bóng xế mặc dù nơi đây có cảnhđẹp cỏ cây hoa đá,lá. Vì ở đây vắng vẻ quá nên thi sĩ đã phóng tầm mắt ra xa chút nữa như để tìm mộthình ảnh nào đó để tâm trạng thi nhân phần nào bớt chút hiu quạnh. Và phía dưới chân đèo xuất hiệnmột hình ảnh.“Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà”Điểm nhìn đã được nhà thơ thay đổi nhưng sao tác giả vẫn chỉ cảm thấy sự hiu quạnh càng lớn dầnthêm. Bởi thế giới con người nơi đây chỉ có vìa chú tiểu đang gánh nước hay củi về chùa. Đó là một hìnhảnh bình thường thế nhưng chữ “lom khom”khiến hình ảnh thơ thêm phần nào đó vắng vẻ buồn tẻ thêlương. Đây là một nét vẽ ước lệ mà ta thường thấy trong thơ cổ “vài” nhưng lại rất thần tình tinh tế trongtả cảnh. Mấy nhà chợ bên kia cũng thưa thớt tiêu điều. Thường thì ta thấy nói đến chợ là nói đến mộthình ảnh đông vui tấp nập nào người bán nào người mua rất náo nhiệt. Thế nhưng chợ trong thơ bàhuyện thanh quan thì lại hoàn toàn khác,chợ vô cùng vắng vẻ không có người bán cũng chẳng ngườimua chỉ có vài chiếc nhà lác đác bên sông. Nhà thơ đang đi tìm một lối sống nhưng sự sống đó lại làmcảnh vật thêm éo le buồn bã hơn. Sự đối lập của hai câu thơ khiến cho cảnh trên sông càng trở nên thưathớt xa vắng hơn. Các từ đếm càng thấy rõ sự vắng vẻ nơi đây. Trong sự hiu quạnh đó bỗng vang lêntiến kêu của loài chim quốc quốc,chim gia trong cảnh hoàng hôn đang buông xuống.“Nhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia”Nghe tiếng chim rừng mà tác gỉa thấy nhớ nước,nghe tiếng chim gia gia tác giả thấy nhớ nhà. Dườngnhư nỗi lòng ấy đã thấm sâu vào nỗi lòng nhà thơ da diết không thôi. Lữ khách là một nữ nhi nên nhớnước nhớ nhà nhớ chồng nhớ on là một điều hiển nhiên không hề khó hiểu. Từ nhớ nước, thương nhà lànỗi niềm của con chim quốc, chim gia gia do tác giả cảm nhận được hay chính là nghệ thuật ẩn dụ để nóilên tâm sự từ trong sâu thẳm tâm hồn của nữ sĩ? Nghệ thuật chơi chữ quốc quốc gia gia phải chăng làTổ quốc và gia đình của Bà Huyện Thanh Quan hồi đó?Từ thực tại của xã hội khiến cho nhà thơ suy nghĩvề nước non về gia đình.“Dừng chân ngắm lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta”Câu kết bài thơ dường như cũng chính là sự u hoài về quá khứ của tác giả. Bốn chữ “dừng chân ngắmlại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn xa xôi mênh mang,tác giả nhìn xa nhìngần nhìn miên man nhìn trên xuống dưới nhưng nơi nào cũng cảm thấy sự hiu quạnh sự cô đơn và nỗinhớ nhà càng dâng lên da diết. Cảm nhận đất trời cảnh vật để tâm trạng được giải tỏa nhưng cớ sao nhàthơ lại cảm thấy cô đơn thấy chỉ có một mình “một mảnh tình riêng ta với ta”. Tác giả đã lấy cái bao lacủa đất trời để nhằm nói lên cái nhỏ bé “một mảnh tình riêng” của tác giả cho thấy nỗi cô đơn của ngườilữ khách trên đường đi qua đèo ngang.Bài thơ là bức tranh tả cảnh ngụ tình thường thấy trong thơ ca cổ. Qua đó tác phẩm cho chúng ta thấyđược tâm trạng cô đơn hiu quạnh buồn tẻ của tác giả khi đi qua đèo ngang. Đó là khúc tâm tình của triệulà bìa thơ mãi mãi còn y nguyên trong tâm trí người đọc .Bài làm 2:“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trênđường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình.Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế và lối thơ điêu luyện, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranhthiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phongkiến huy hoàng đã dần tàn lụi. Bài thơ “Qua đèo Ngang” được viết theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.Mở đầu là hai câu đề:Bước đến đèo Ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá, lá chen hoa.Chỉ với câu thơ đầu tiên tác giả đã khái quát lên toàn bộ về hoàn cảnh, không gian, thời gian khi viết bàithơ. Cách mở đầu rất tự nhiên, không hề gượng ép, tưởng như tác giả chỉ thuận chân “bước đến” rồi tứccảnh sinh tình trước khung cảnh đèo Ngang trong buổi chiều hoàng hôn “bóng xế tà”. Hình ảnh “bóng xếtà” lấy ý từ thành ngữ “chiều ta bóng xế” gợi cho ta một nét gì đó buồn man mác, mênh mang, có chútnuối tiếc về một ngày đang sắp qua. Trong khung cảnh hoàng hôn đẹp mà buồn ấy, tác giả chú ý đến mộtvài hình ảnh độc đáo của đèo Ngang “Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”. Với việc nhân quá các loại cảnh vậtqua động từ “chen” cùng với phép liệt kê hoàng loạt cho ta thấy nét sống động trong bức tranh khungcảnh này. Cỏ cây cùng với đá núi, lá và hoa đua nhau vươn lên đầy sức sống. Những hình ảnh nhỏ bénhưng sức sống thật mãnh liệt. Trong ánh chiều ta lụi tàn mà còn bắt gặp được những hình ảnh này đểlại cho ta thật nhiều suy nghĩ.Hai câu thực là khi tác giả đang ở trên đèo cao, phóng mắt nhìn về xung quanh, xa hơn những đá núi,cây cỏ để tìm đến bóng dáng con người:Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhàHình ảnh con người đã hiện ra nhưng dường như chỉ làm bức tranh thêm hiu hắt. Tác giả sử dụng biệnpháp đảo ngữ cũng với từ láy gợi tả để thể hiện lên điều này. Con người ở đây chỉ có “tiều vài chú” kếthợp với từ láy “lom khom” dưới núi. Cảnh vật thì “lác đác” “chợ mấy nhà”. Tất cả quá nhỏ bé so với cảnhthiên nhiên hùng vĩ của đèo Ngang. Dường như không khí vắng vẻ, hiu quạnh bao trùm lên toàn cảnhvật.Hai câu luận là nỗi buồn được khắc họa rõ nét qua những âm thanh thê lương:Nhớ nước đau lòng con quốc quốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia.Tiếng kêu thiết tha hay chính là tiếng lòng tác giả. “Nhớ nước đau lòng con quốc quốc” là câu thơ từ điểntích xưa về vua thục mất nước hóa thành con cuốc chỉ biết kêu “cuốc cuốc”. Tiếng cuốc kêu khắc khoảicàng làm bóng chiều thêm tĩnh lặng. Còn tiếng “gia gia” là tiếng kêu tha thiết gợi nỗi “thương nhà”. Ở đâycảm xúc của nhà thơ được bộc lộ rõ rệt. Nghệ thuật chơi chữ đồng âm độc đáo kết hợp nhân hóa cùngchuyển đổi cảm giác gây ấn tượng mạnh đã cho ta thấy được tấm lòng yêu nước thương nhà của BàHuyện Thanh Quan.Hai câu kết, khép lại những cảm xúc cũng như khung cảnh thiên nhiên của bài thơ :Dừng chân đứng lại: trời, non, nướcMột mảnh tình riêng ta với ta.Cảnh vật đèo Ngang thật hùng vĩ khiến tác giả dừng chân không muốn rời. Cái bao la của đất trời, núinon, sông nước như níu chân người thi sĩ. Nhưng đứng trước không gian bao la hùng vĩ ấy, tác giả chợtnhận ra nỗi cô đơn trong lòng mình dần dâng lên “một mảnh tình riêng ta với ta”. Khung cảnh thiên nhiêncàng rộng lớn thì nỗi cô đơn của người lữ khác cũng càng đầy. Một mảnh tình riêng, một nỗi lòng sâukín, những tâm sự đau đáu trong lòng mà không biết chia sẻ nhắn nhủ với ai. Âm hưởng nhịp điệu câuthơ như một tiếng thở dài nuối tiếc.“Qua đèo Ngang” là lời nhắn gửi tâm sự của nỗi lòng tác giả đên người đọc. Bài thơ không chỉ là một bứctranh thiên nhiên hùng vĩ đượm nét buồn mà còn là những tiếc nuối, một tấm lòng yêu nước thương dân.Phải thật giàu cảm xúc, thật yêu thiên nhiên cùng con người, Bà Huyện Thanh Quan mới có thể để lạinhững vần thơ tuyệt tác như vậy.Bài làm 3:Trong dòng văn thơ cổ Việt Nam có 2 nữ thi sĩ được nhiều người biết đến đó là Hồ Xuân Hương và bàHuyện Thanh Quan. Nếu như thơ văn của Hồ Xuân Hương sắc sảo, góc cạnh thì phong cách thơ của bàHuyện Thanh Quan lại trầm lắng, sâu kín, hoài cảm…Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụtình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ .Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, câyrừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.Bước tới đèo ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa…Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà.Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dầntàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài,gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại đượchiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sựhoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăngthêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Conngười xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo chonhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải.Tức cảnh sinh tình :Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia.Dừng chân đứng lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta.Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn củamình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữađỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi…Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chimcuốc, chim đa đa . Mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loàichim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kì vàng son, hưng thịnh nay không cònnữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát.Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà.Cảnh vật vắng lặng, đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càngtăng .Dừng chân đứng lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta.Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đâythật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng”. Con người mang tâmtrạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn. Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổibật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .“Qua Đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêuluyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh Đèo Ngang thật buồnvắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ, cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , tacàng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan .Bài làm 4:Chẳng vậy mà khi đọc bài thơ “Qua Đèo Ngang ” người đọc có thể thấu hiếu bức tranh vịnh cảnh ngụtình sâu sắc , kín đáo của nhà thơ .Nhà thơ mở đầu bài thơ bằng việc tả cảnh đèo nhìn từ trên cao. Khi bóng chiều đã xế, có đá núi, câyrừng, có bóng tiều phu di động, có những mái nhà ven sông… mà sao heo hút, đìu hiu đến nao lòng.Bước tới đèo ngang bóng xế tàCỏ cây chen đá lá chen hoa…Lom khom dưới núi tiều vài chúLác đác bên sông chợ mấy nhà.Cảnh gợi lên trong tâm hồn tình cảm của con người giọt buồn, giọt nhớ …. Trời đã xế chiều, bóng đã dầntàn … cảnh tượng ấy rất phù hợp với tâm trạng của bà Huyện Thanh Quan lúc này . . Đó là nỗi u hoài,gợi buồn trước sự đổi thay của xã hội . Thế nên nhà thơ Nguyễn Du cũng đã nói :“Cảnh nào cảnh chẳng gieo sầuNgười buồn cảnh có vui đâu bao giờ ”Cảnh vật ở đây cũng thật sinh động đấy : Có cả cỏ với cây điểm thêm lá và hoa nhưng tất cả lại đượchiển hiện trong hoạt động “chen chúc”. Đứng trước cảnh tượng đó khiến cho con người càng gợi lên sựhoang mang, khiếp hãi. Cảnh vật thì bao la làm cho tâm hồn con người đã hiu quạnh, đơn chiếc tăngthêm sự cô đơn, vắng lặng gần như hoàn toàn trống trãi. Nhà thơ quan sát tổng thể cảnh nơi đây. Conngười xuất hiện. Nhưng con người càng tô đậm thêm sự buồn vắng. Chính cảnh tượng ấy càng tạo chonhà thơ những cảm giác hiu quạnh, tẻ nhạt, trống trải.Tức cảnh sinh tình :Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốcThương nhà mỏi miệng cái gia gia.Dừng chân đứng lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta.Nỗi nhớ thương, đau đớn đến tận cùng của lòng người với nhà, với nước, với thân phận cô đơn củamình lại được cộng hưởng bởi những âm vang trong tiếng kêu khắc khoải không dứt của chim cuốc giữađỉnh cao chon von, nhìn lên chỉ thấy trời cao, nhìn xa chỉ thấy mây nước vời vợi…Nhà thơ đã lắng nghe âm thanh của cảnh Đèo Ngang . Nhưng đó không phải là tiếng kêu của loài chimcuốc, chim đa đa . Mà nói cho đúng đó chính là tiếng lòng của nhà thơ . Nhà thơ mượn hình ảnh loàichim cuốc muốn gợi sự tiếc nuối về quá khứ, triều đại nhà Lê thời kì vàng son, hưng thịnh nay không cònnữa. Gia tộc của nhà thơ vốn trung thành với nhà Lê nhưng không thể nào theo một chế độ đã thối nát.Vả lại đây là lần đầu tiên có lẽ nhà thơ xa nhà nên “cái gia gia” gợi nỗi thủy chung, thương nhớ quê nhà.Cảnh vật vắng lặng, đơn chiếc, xót xa , buồn bã . Càng làm cho nhà thơ mỗi lúc nỗi buồn hoài cảm càngtăng .Dừng chân đứng lại trời non nướcMột mảnh tình riêng ta với ta.Cả thân xác lẫn tâm linh của nhà thơ hoàn toàn tĩnh lặng . Nhà thơ cảm nhận thế giới thiên nhiên nơi đâythật rộng khoáng, bao la . Trong khi đó, con người chỉ là “một mảnh tình riêng”. Con người mang tâmtrạng cô đơn, trống vắng hoàn toàn. Thiên nhiên với con người hoàn toàn đối lập với nhau càng làm nổibật tâm trạng cô đơn, phủ nhận thực tại của nhà thơ .“Qua Đèo Ngang” là một bài thơ trữ tình đặc sắc . Với cách sữ dụng ngôn từ trang nhã nhưng rất điêuluyện đã giúp người đọc thấy được bức tranh vịnh cảnh ngụ tình sâu kín . Cảnh Đèo Ngang thật buồnvắng phù hợp với tâm trạng con người cô đơn hoài cảm . Từ bài thơ, cảm thụ tâm cảm của nhà thơ , tacàng cảm thông nỗi lòng của tác giả và kính phục tài năng thi ca của bà Huyện Thanh Quan .Bài làm 5:Bà huyện Thanh Quan là một nhà thơ tài năng. Thơ của bà hay nói đến hoàng hôn, man mác buồn,giọng điệu du dương, ngôn ngữ trang nhã, hồn thơ đẹp, điêu luyện. “Qua đèo Ngang” là một trong nhữngbài thơ như thế.Bài thơ được sáng tác khi nhà thơ bước tới Đèo Ngang lúc chiều tà, cảm xúc dâng trào lòng người. Vìthế bài thơ tả cảnh Đèo Ngang vào thời điểm ấy đồng thời nói lên nỗi buồn cô đơn, nỗi nhớ nhà củangười lữ khách – nữ sĩ.Lần đầu nữ sĩ “bước tới Đèo Ngang”, đứng dưới chân con đèo “đệ nhất hùng quan” này, địa giới tự nhiêngiữa hai tỉnh Hà Tĩnh – Quảng Bình, vào thời điểm “bóng xế tà”:“Bước tới đèo Ngang bóng xế tà”Đó là lúc mặt trời đã nằm ngang sườn núi, ánh mặt trời đã “tà”, đã nghiêng, đã chênh chênh. Trời sắp tối.Âm “tà” cũng gợi buồn thấm thía.Câu thơ thứ hai tả cảnh sắc ở đèo Ngang với cỏ cây, lá, hoa… đá:“Cỏ cây chen đá, lá chen hoa”Hai vế tiểu đối, điệp ngữ “chen”, vần lưng: “đá” – “lá”, vần chân: “tà” – “hoa” làm cho câu thơ giàu âmđiệu, réo rắt như một tiếng lòng, biểu lộ sự ngạc nhiên và xúc động về cảnh sắc hoang vắng nơi ĐèoNgang 200 năm về trước. Nơi ấy chỉ có hoa rừng, hoa dại, hoa sim, hoa mua. Cỏ cây, hoa lá phải “chen”với đá mới tồn tại được. Cảnh vật hoang sơ, hoang dại đến nao lòng.Hai câu thơ tiếp theo, nữ sĩ sử dụng phép đối và đảo ngữ trong miêu tả đầy ấn tượng. Âm điệu thơ trầmbổng du dương, đọc lên nghe rất thú vị:“Lom khom dưới núi tiều vài chú,Lác đác bên sông chợ mấy nhà”.Điểm nhìn của tác giả đã thay đổi: đứng cao nhìn xuống dưới và nhìn xa. Thế giới con người là tiều phu,nhưng chỉ có “tiều vài chú”. Hoạt động là “lom khom” vất vả đang gánh củi xuống núi. Một nét vẽ ước lệtrong thơ cổ [ngư, tiều, canh, mục] nhưng rất thần tình, tinh tế trong cảm nhận. Mấy nhà chợ bên sôngthưa thớt, lác đác. Cũng là cảnh hoang vắng, heo hút, buồn hoang sơ nơi con đèo xa xôi lúc bóng xế tà.Tiếp theo nữ sĩ tả âm thanh tiếng chim rừng: chim gia gia, chim cuốc gọi bầy lúc hoàng hôn. Điệp âm“con cuốc cuốc” và “cái gia gia” tạo nên âm hưởng du dương của khúc nhạc rừng, của khúc nhạc lòngngười lữ khách. Lấy cái động [tiếng chim rừng] để làm nổi bật cái tĩnh, cái vắng lặng im lìm trên đỉnh đèoNgang trong khoảnh khắc hoàng hôn, đó là nghệ thuật lấy động tả tĩnh trong thi pháp cổ. Phép đối và đảongữ vận dụng rất tài tình:“Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc,Thương nhà mỏi miệng cái gia gia”.Nghe tiếng chim rừng mà “nhớ nước đau lòng”, mà “thương nhà mỏi miệng”, nỗi buồn thấm thía vào chíntầng sâu cõi lòng, toả rộng trong không gian từ con đèo tới miền quê thân thương. Sắc điệu trữ tình dàodạt, thiết tha, trầm lắng. Trong lòng người lữ khách nỗi “nhớ nước”, nhí kinh kỳ Thăng Long, nhớ nhà, nhíchồng con, nhớ làng Nghi Tàm thân thuộc không thể nào kể xiết!Hai câu thơ cuối bài tâm trang nhớ quê, nhớ nhà càng bộc lộ rõ:“Dừng chân đứng lại trời non nước,Một mảnh tình riêng ta với ta”.Bốn chữ “dừng chân đứng lại” thể hiện một nỗi niềm xúc động đến bồn chồn. Một cái nhìn mênh mang:“Trời non nước”; nhìn xa, nhìn gần, nhìn cao, nhìn sâu, nhìn bèn phía… rồi nữ sĩ thấy vô cùng buồn đau,như tan nát cả tâm hồn, chỉ còn lại “một mảnh tình riêng”. Lấy cái bao la, mênh mông, vô hạn của vũ trụ,của “trời non nước” tương phản với cái nhỏ bé của “mảnh tình riêng”, của “ta” với “ta” đã cực tả nỗi buồncô đơn xa vắng của người lữ khác khi đứng trên cảnh Đèo Ngang lúc ngày tàn.Có thể nói “Qua Đèo Ngang” là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật tuyệt bút. Thế giới thiên nhiên kỳ thúcủa Đèo Ngang như hiển hiện qua từng dòng thơ. Cảnh sắc hữu tình thấm một nỗi buồn man mác.Giọng thơ du dương, réo rắt. Phép đối và đảo ngữ có giá trị thẩm mỹ trong nét vẽ tạo hình đầy khámphá. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình chan hoà với tình yêu quê hương đất nước đậm đà qua một hồn thơtrang nhã. Vì thế bài thơ “Qua Đèo Ngang” là tiếng nói của một người mà trở thành khúc tâm tình củamuôn triệu người, nó là bài thơ một thời mà mãi mãi.Bài làm 6:Bài thơ tả cảnh buổi chiều trên đèo Ngang trước con mắt người lữ khách khi vừa đặt chân tới.Bước tới đèo Ngang bóng xế tà.Thiên nhiên như ùa đến trong tầm mắt tác giả, cảnh sắc tươi tắn, ưa nhìn nhưng sinh vật và đất đánương tựa nhau, xen lẫn nhau cũng có vẻ đông đúc.Cỏ cây chen đá, lá chen hoaNhưng sau sự cảm nhận đầu tiên, tác giả đã có thì giờ buông tầm mắt ra xa, tìm đến thế giới con người.Lẽ ra thiên nhiên có thêm con người phải sinh động, đẹp đẽ hơn nhưng ở đây, sự điểm xuyết của ngườihái củi thưa thớt, quán chợ lơ thơ chỉ khiến cho cảnh vật thêm hiu hắt.Lom khom dưới núi, tiều vài chúLác đác bên sông, chợ mấy nhàBà Huyện Thanh Quan đã nhìn bao quát toàn cảnh, bà còn cảm nhận về đèo Ngang qua thính giác: tiếngchim quốc, tiếng chim gia gia vọng đến, rơi vào cái vắng vẻ, tĩnh mịch của buổi chiều trên đèo. Khungcảnh thiên nhiên ấy, hoàn cảnh lữ thứ ấy khiến cho tiếng chim gợi liên tưởng đến những từ đồng âm biểuhiện những ý nghĩa, những vấn đề hết sức sâu sắc và lớn lao: nhớ nước và thương nhà.Thương nhà thì đã rõ, Bà Huyện Thanh Quan có một thời được triệu về Huế là chức cung trung giáo tập.Bà vốn người Nghi Tàm, Hà Nội [Bài thơ này có thể làm trong dịp vào cung đó]. Một người phụ nữ phảirời nhà đi xa thế, dù là đi làm quan, cũng ngổn ngang biết bao nỗi niềm. Cái tiếng chim gia gia tha thiếtkhêu gợi biết bao. Nhưng còn cái tiếng khắc khoải của những con chim quốc. Nhiều người cho rằng đó làtâm sự hoài.Điều đó không lấy gì làm chắc, bởi lẽ thời bà sống và làm quan đất nước đã chuyển sang nhà Nguyễnđến thập kỷ thứ ba thứ tư rồi. Có điều, như các triều đại phong kiến khác nhà Nguyễn bấy giờ đã bộc lộnhững mặt tiêu cực, những chỗ yếu kém và cả những tội ác. Là một nhà thơ nhạy cảm, Bà Huyện ThanhQuan hẳn có những điều buồn phiền, bất như ý về hiện thực xã hội. Cái nỗi đau lòng khi nhớ nước có lẽchính là như thế, chính là sự nghĩ về hiện tình đất nước đương thời.Và thiên nhiên đã đánh thức lòng tác giả những mối suy tư lớn lao thì thiên nhiên bỗng như lùi xa, trả tácgiả trở lại với chính tâm tư mình và chỉ có một mình.Dừng chân đứng lại, trời non nướcMột mảnh tình riêng, ta với ta.Qua đèo Ngang trước tiên là bài thơ tả cảnh. Cảnh vật hiện ra phong phú dần theo bước chân người đi.Có cảnh sắc: cỏ, cây, hoa, lá, đá, tiều phu bên sườn núi, chợ bên sông, nhà; có âm thanh: tiếng quốcquốc, gia gia khắc khoải, dồn dập. Và khi đi lên đến đỉnh núi thì nhà thơ đã nhìn được một cách tổngquát, toàn thể: trời, non nước. Cái mênh mông vô cùng hùng vĩ ấy của thiên nhiên đã làm nhà thơ sữnglại: dừng chân đứng lại.Nhưng tả cảnh chỉ là một phần ý nghĩa của bài thơ. Chính là bài thơ đã miêu tả rất rõ diễn biến tình cảmcủa tác giả khi qua đèo Ngang này. Từ cảm nhận ban đầu, tình cảm của tác giả sâu lắng dần; qua sự tiếpnhận của mắt, của tai, những nỗi niềm tâm sự mỗi lúc một dồn nén để rồi nó chất chứa, cô đọng thànhmột nỗi buồn, nỗi cô đơn không thể cùng ai chia sẻ. Hình ảnh một con người, lại là một người đàn bà,đứng sững giữa cảnh trời, nước, non cao, trong ánh chiều tà đơn độc biết bao! Ở đây có sự tương phản:tương phản giữa thời gian khoảnh khắc [chiều sắp hết] và vũ trụ vô cùng; tương phản giữa không gianvà thời gian: tâm trạng cô đơn, nỗi buồn vô hạn, và cả bóng hình nữ sĩ.Qua đèo Ngang là một bài thơ hay và sẽ bất tử với thời gian. Có lẽ cho đến khi nào con đường Nam Bắccòn đèo Ngang thì những người qua đây nhiều người vẫn còn nhớ đến nữ sĩ và như còn mường tượngra bức tượng bà đứng cao trội lên trong bóng chiều trên đỉnh đèo.

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề