Trong giai đoạn thiết kế thu ba Vai trò của bản vẽ kỹ thuật là gì

Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế:
+ Giai đoạn hình thành ý tưởng: Vẽ sơ đồ hoặc phác họa sản phẩm.
+ Giai đoạn thu thập thông tin: Đọc các bản vẽ liên quan đến sản phẩm khi thiết kế, lập các bản vẽ khác của sản phẩm.
+ Giai đoạn thẩm định: Trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm
+ Giai đoạn lập hồ sơ kỹ thuật: Lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm

I. Thiết kế

Thiết kế là quá trình  hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.

1. Các giai đoạn thiết kế:

- Các giai đoạn thiết kế lập thành một sơ đồ thiết kế.

- Ngày nay máy tính đã được sử dụng rộng rãi trong thiết kế và chế tạo. Thiết kế trợ giúp bằng máy tính [Computer Aided Design, viết tắt là CAD] đã mang lại hiệu quả rất to lớn.

2. Thiết kế hộp đồ dùng học tập:

a, Hình thành ý tưởng xác định đề tài:

Hộp đựng đồ dùng học tập

b, Thu thập thông tin:

Hộp có chiều dài 350mm, rộng 220mm, gồm 3 bộ phận.

- Ống đựng bút [1].

- Ngăn để sách vở [2].

- Ngăn để dụng cụ [3].

c, Chế tạo thử:

- Làm mô hình

- Chế tạo thử.

d, Phân tích, đánh giá:

e, Hoàn thiện bản vẽ:

II. Bản vẽ kĩ thuật

1, Khái niệm

Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bài dưới dạng đồ hoạ theo quy tắc thống nhất.

2, Các loại bản vẽ kĩ thuật

- Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, kiểm tra, chế tạo, lắp ráp, sử dụng các máy móc và thiết bị.

- Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra sử dụng các công trình xây dựng.

3, Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế

- Trong quá trình thiết kế từ khi hình thành ý tưởng đến khi lập hồ sơ kĩ thuật cần qua các giai đoạn thiết kế như sau:

+ Giai đoạn hình thành ý tưởng: vẽ sơ đồ hoặc phác hoạ sản phẩm.

+ Giai đoạn thu thập thông tin: đọc các bản vẽ liên quan đến sản phảm khi thiết kế, lập các bản vẽ phác của sản phẩm.

+ Giai đoạn thẩm định: trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm.

+ Giai đoạn lập hồ sơ kĩ thuật: lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm.

Tổng kết

Như tên tiêu đề của bài Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật , sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

- Biết được nội dung cơ bản của công việc thiết kế.

- Hiểu được vai trò của bản vẽ kỹ thuật trong thiết kế.

Câu hỏi:Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế là:

A. Đọc bản vẽ để thu thập thông tin liên quan đến đề tài thiết kế.

B. Vẽ các bản vẽ phác của sản phẩm khi lập phương án thiết kế để thể hiện ý tưởng thiết kế

C. Dùng các bản vẽ để trao đổi ý kiến với đồng nghiệp

D. Cả 3 đáp án trên

Lời giải:

Đáp ánđúng: D. Cả 3 đáp án trên

Giải thích:

Vai trò của bản vẽ kĩ thuật đối với thiết kế:

+ Giai đoạn hình thành ý tưởng: Vẽ sơ đồ hoặc phác họa sản phẩm.

+ Giai đoạn thu thập thông tin: Đọc các bản vẽ liên quan đến sản phẩm khi thiết kế, lập các bản vẽ khác của sản phẩm.

+ Giai đoạn thẩm định: Trao đổi ý kiến thông qua các bản vẽ thiết kế sản phẩm

+ Giai đoạn lập hồ sơ kỹ thuật: Lập các bản vẽ tổng thể và chi tiết của sản phẩm

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm về Thiết kế và bản vẽ kỹ thuật nhé!

1. Thiết kế

Trong sản xuất, muốn chế tạo một sản phẩm công nghiệp hay thi công một công trình xây dựng trước tiên phải tiến hành thiết kế nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu và chức năng của chúng. Thiết kế là quá trình hoạt động sáng tạo của người thiết kế, bao gồm nhiều giai đoạn.

Các quá trình thiết kế trải qua các giai đoạn chính sau:

+ Điều tra, nghiên cứu yêu cầu thị trường và nguyện vọng người tiêu dùng, hình thành ý tưởng và xác định đề tài thiết kế.

+ Căn cứ vào mục đích và yêu cầu đề tài thiết kế, thu thập thông tin, đề ra phương án thiết kế và tiến hành tính toán lập bản vẽ nhằm xác định hình dạng, kích thước, kết cấu, chức năng sản phẩm.

+ Làm mô hình, tiến hành thử nghiệm hoặc chế tạo thử.

+ Thẩm định, phân tích đánh giá phương án thiết kế, nếu cần sửa đổi cải tiến để được phương án thiết kế tốt nhất.

+ Căn cứ vào phương án thiết kế tốt nhất, tiến hành lập hồ sơ kĩ thuật. Hồ sơ gồm có các bản vẽ tổng thể và chi tiết sản phẩm, các bản thuyết minh tính toán, các chỉ dẫn về vận hành sử dụng sản phẩm.

2. Khái niệm về bản vẽ kĩ thuật

a. Bản vẽ kỹ thuật là gì?

Bản vẽ kĩ thuật là các thông tin kĩ thuật được trình bày dưới dạng đồ hoạ theo các quy tắc thống nhất.

Có hai loại bản vẽ kĩ thuật thuộc hai lĩnh vực quan trọng là:

- Bản vẽ cơ khí gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, kiểm tra, chế tạo, lắp ráp, sử dụng các máy móc và thiết bị.

- Bản vẽ xây dựng gồm các bản vẽ liên quan đến thiết kế, thi công, lắp ráp, kiểm tra sử dụng các công trình xây dựng.

b. Quy định về đường nét trên bản vẽ kỹ thuật

Để biểu diễn vật thể một cách rõ ràng trên bản vẽ, người ta dùng các loại đường nét khác nhau. Theo tiêu chuẩn Việt Nam [TCVN] quy định các loại đường nét, cách vẽ và các ứng dụng của chúng trong các bản vẽ kỹ thuật của tất cả các ngành công nghiệp, xây dựng và cơ khí.

Trong các loại đường đường nét, có đường sẽ thể hiện đường bao thấy được và có đường thể hiện đường bao khuất của bề mặt thực, có đường thể hiện đường kích thước và thể hiệt măt phẳng đối xứng của vật thể đó là những nét quy ước không có trên vật thể.

- Nét cơ bản [Nét liền đậm]:Để biểu diễn đường bao thấy của vật thể, ta dùng nét cơ bản. Bề rộng của nét cơ bản bằng 0,5 đến 1,4 mm tùy theo độ lớn và mức độ phức tạp của hình biểu diễn. Bề rộng của nét phải thống nhất trên tất cả các hình biểu diễn trong cùng một bản vẽ

- Nét đứt:Để thể hiện đường bao khuất của vật thể, ta dùng nét đứt. Nét đứt gồm những gạch ngắn cùng một độ dài từ 2 đến 8 mm. Độ dài của nét đứt phải thống nhất trong cùng một bản vẽ. Bề rộng của nét đứt phụ thuộc vào về rộng của nét cơ bản đã chọn và có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.

- Nét chấm gạch mảnh:Để vẽ các đường trục cũng như các đường tâm, để xác định tâm của đường tròn hay tâm cung tròn, ta dùng nét chấm gạch mảnh. Nét vẽ bao gồm những gạch mảnh và chấm giữa các gạch đó. Độ dài gạch từ 5 đến 30 mm và bề rộng của nét chấm gạch mảnh có giá trị bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản.

- Đường trục và đường tâmvẽ qua đường bao của hình biểu diễn từ 2 đến 5 mm và kết thúc vằng nét gạch. Vị trí tâm cung tròn được định bằng giao điểm của hai gạch cắt nhau. Nếu đường kính của đường tròn bé hơn 12 mm thì nét chấm gạch thể hiện đường tâm được thay bằng nét mảnh

Để vẽ các chi tiết, trước hết cần vạch các đường trục và đường tâm, xem đó là những đường cơ sở của bản vẽ. Căn cứ vào các đường đó mà vẽ các hình đối xứng và đặt các kích thước, từ đó vẽ các đường bao của vật thể.

- Nét liền mảnh:Ngoài các đường nét đã nêu ở phía trên, nét liền mảnh được sử dụng để ghi kích thước và đường gióng

Đường gióng liên kết giữa hình biểu diễn và đường kích thước và được vẽ từ đường bao. Để vẽ đường kích thước và đường gióng ta dùng nét liền mảnh có giá trị bề rộng bằng 1/2 đến 1/3 bề rộng nét cơ bản. Nét liền mảnh còn được dùng để vẽ các đường gạch thể hiện mặt cắt.

- Nét cắt: Để vẽ các vết của mặt phẳng cát, ta dùng nét cắt. Bề rộng của nét cắt giá trị từ 1 đến 1,5 bề rộng nét cơ bản và độ dài của nét từ 8 đến 20 mm

3. Ứng dụng của bản vẽ kĩ thuật:

Trong thiết kế:

- Bản vẽ kĩ thuật do nhà thiết kế tạo ra

- Nhờ bản vẽ các chi tiết máy được chế tạo, các công trình được thi công đúng với yêu cầu kĩ thuật của bản vẽ

- Nhờ bản vẽ mà ta kiểm tra đánh giá được sản phẩm hay công trình

- Bản vẽ kĩ thuật là ngôn ngữ chung của các nhà kỹ thuật, vì nó được vẽ theo quy tắc thống nhất, các nhà kỹ thuật trao đổi thông tin kĩ thuật với nhau qua bản vẽ

Trong đời sống:

- Lắp ghép hoàn thành sản phẩm

- Sử dụng sản phẩm hay công trình đúng kĩ thuật và khoa học

- Biết cách khắc phục, sữa chữa

Trong các lĩnh vực kĩ thuật

- Bản vẽ kĩ thuật liên quan đến nhiều ngành kỹ thuật khác nhau; mỗi lĩnh vực lại có một loại bản vẽ riêng

- Các Bản vẽ kĩ thuật được vẽ thủ công hoặc bằng trợ giúp của máy tính.

Video liên quan

Chủ Đề