Trịnh Công Sơn sinh ngày bao nhiêu?

Trịnh Công Sơn được mệnh danh là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của Tân nhạc Việt Nam với hàng loạt tác phẩm đình đám sống cùng với thời gian.

Sơ lược về tiểu sử cuộc đời

Trịnh Công Sơn [28 tháng 2 năm 1939 – 1 tháng 4 năm 2001] ông sinh ra tại làng Minh Hương, xã Vĩnh Tri, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế và lớn lên tại đây.

Năm 1957, khi 18 tuổi, ông bị một tai nạn, khi đang tập võ judo với người em trai, ông bị thương nặng ở ngực, suýt chết và phải nằm liệt giường gần hai năm tại Huế. Cũng theo một nguồn tin khác như lời kể của bà Trịnh Vĩnh Trinh [em gái cố nhạc sĩ]: "Năm anh Sơn 18 tuổi, ba mất, để lại mẹ và bảy người em. Lúc đó, anh còn quá trẻ, không biết phải làm sao. Mấy tháng liền, trời nắng chang chang, anh lên mộ ba ngồi cả ngày. Anh ốm nặng một trận. Khi khỏi, anh nhờ má mua cho cây đàn để viết nhạc". Bà Trịnh Vĩnh Trinh kể ở tuổi 18, trở thành trụ cột gia đình, Trịnh Công Sơn loay hoay không biết phải bắt đầu thế nào. Ông mua rất nhiều sách để đọc và dạy các em. Ông bắt năm em gái tập đi mỗi sáng với một quyển sách được đặt trên đầu, phải bước đi sao cho duyên dáng, khoan thai. Ông coi trọng lễ nghi, luôn dặn dò các em không được gắp thức ăn trước người lớn trong bữa cơm, không được chống hai tay trên bàn khi có bề trên. Ông nghiêm khắc, từng đánh đòn em nhưng sau này, ông hối hận nói: "Lúc đó anh còn trẻ quá, chẳng biết làm sao". Thời gian nằm bệnh, ông đọc nhiều sách về triết học, văn học, tìm hiểu dân ca. Ông từng thổ lộ: "Khi rời khỏi giường bệnh, trong tôi đã có một niềm đam mê khác – âm nhạc. Nói như vậy hình như không chính xác, có thể những điều mơ ước, khát khao đó đã ẩn chứa từ trong phần sâu kín của tiềm thức bỗng được đánh thức, trỗi dậy".

Sự nghiệp sáng tác của Trịnh Công Sơn

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có con số thống kê chính xác sáng tác mà Trịnh Công Sơn để lại thế nhưng ước đoán về con số đó không dưới 600 ca khúc khác nhau, phần lớn nhạc của ông là tình ca. Những tác phẩm của Trịnh Công Sơn khiến cho khán giả phải suýt xoa khen ngợi, từ câu từ cho đến ý nghĩa sâu xa. Cho đến bây giờ, nhạc Trịnh vẫn sống trong lòng khán giả, nó đã trở thành một trong những món ăn tinh thần không thể thiếu của nhiều người, đặc biệt trong đó cũng có các bạn trẻ.

Có thể nói tình yêu là một trong những chủ đề lớn trong sáng tác của Trịnh Công Sơn. Những bản tình ca ấy khiến cho chúng ta mỗi lần nghe là một lần trái tim xốn xao. Nhạc của ông đa số là nhạc buồn, tuy buồn nhưng nó lại khiến cho người nghe muốn chìm đắm vào bài hát. Đến ngày nay Nhạc Trịnh vẫn được rất nhiều người yêu mến.

Một số bài hát của Trịnh Công Sơn được nhiều người biết đến: Diễm xưa, Tuổi đá buồn, Tình nhớ, Ướt mi, Cỏ xót xa đưa, Mưa hồng, Em còn nhớ hay em đã quên, Biển nhớ, Tình sầu, Hoa vàng mấy độ,…

Mối tình đẹp như phim với nàng thơ Dao Ánh

Trong suốt cuộc đời mình, Trịnh Công Sơn đi qua nhiều mối tình khác nhau thế nhưng với Dao Ánh ông đã có một mối tình đậm sâu. Ngày ấy, khi phải đi dạy học trên Blao, Lâm Đồng còn Dao Ánh đang là nữ sinh trường Đồng Khánh, ngôi trường đầu tiên dành cho nữ sinh xứ Huế. Tuy khoảng cách địa lý xa xôi thế nhưng tình cảm của cả hai vẫn không thay đổi. Những tâm tư, tình cảm của hai người được cất gọn vào những con chữ và lá thư đầy tình và thơ. Ở vùng núi xa xôi, Trịnh Công Sơn ngày ấy chỉ cần được viết thư cho Ánh và nhận thư của Ánh thôi cũng đủ khiến ông hạnh phúc. Dao Ánh cũng chính là nguồn cảm hứng để Trịnh Công Sơn sáng tác nhạc. Năm 2011 nhân dịp mười năm ngày nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từ trần cuốn sách Thư tình gửi một người đã được ra mắt độc giả, hơn ba trăm bức thư tình được viết lại trong sách khiến cho độc giả cảm động trước tình yêu của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Thời gian vừa qua, bộ phim Em và Trịnh được ra mắt, bộ phim kể về cuộc đời của Trịnh Công Sơn. Mặc dù khi vừa mới ra mắt Em và Trịnh có hai luồng ý kiến luôn tranh cãi gay gắt trên mạng xã hội thế nhưng bộ phim vẫn đạt được nhiều thành tích đặc biệt. Em và Trịnh giúp khán giả một lần nữa sống cùng với những ca khúc nhạc Trịnh đầy cảm xúc.

Vinh danh

Năm 1972, Trịnh Công Sơn đạt giải thưởng Đĩa Vàng [phát hành trên 2 triệu đĩa] ở Nhật Bản với bài “Ngủ đi con” [trong Ca khúc da vàng] qua tiếng hát của ca sĩ Khánh Ly. Đến năm 1979, hãng đĩa Nippon Columbia mời Khánh Ly thu băng lần thứ hai các nhạc phẩm của ông, cũng vào năm này ca khúc “Ngủ đi con” trở thành một bản hit ở Nhật Bản.

Giải thưởng cho Bài hát hay nhất trong phim “Tội lỗi cuối cùng”

Giải Nhất của cuộc thi “Những bài hát hay nhất sau 10 năm chiến tranh” với bài “Em ở nông trường, em ra biên giới” và một số giải thưởng danh giá khác về âm nhạc.

Trịnh Công Sơn có tên trong từ điển bách khoa Pháp Les Million.

Hiện nay có rất nhiều con phố tại các thành phố trên đất nước Việt Nam có đường mang tên Trịnh Công Sơn.

Lời kết

Trên đây là bài viết về Tiểu sử cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, Reader hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc sẽ có thêm nhiều thông tin về cuộc đời của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.

Trịnh Công Sơn lấy ai?

Vào năm nhạc sĩ 26 tuổi, ông từng có một lễ cưới bí mật được tổ chức tại nhà hàng sang trọng phía sau nhà hát Lớn Sài Gòn cuối năm 1964. Dự lễ cưới bí mật chỉ có 2 người bạn thân của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn là họa sĩ Trịnh Cung và họa sĩ Đinh Cường.

Trịnh Công Sơn được mệnh danh là gì?

Ông để lại cho đời kho tàng sáng tác đồ sộ ước tính không dưới 600 ca khúc và hầu như đều được đông đảo khán giả vô cùng yêu thích, mến mộ. Ông còn được biết đến một họa sĩ, ca sĩ và diễn viên không chuyên. Cùng khám phá 15 tuyệt phẩm làm nên tên tuổi của cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn ngay dưới đây.

Ca sĩ Khánh Ly sinh năm bao nhiêu?

Nguyễn Thị Lệ Mai [sinh ngày 6 tháng 3 năm 1945], thường được biết đến với nghệ danh Khánh Ly là nữ ca sĩ hải ngoại người Mỹ gốc Việt, nổi tiếng với giọng nữ trung trầm.

Trịnh Công Sơn sinh và mất năm bao nhiêu tuổi?

TTO - Nhân kỷ niệm 21 năm ngày mất của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn [1-4-2001 - 1-4-2022], nhiều hoạt động tưởng nhớ ông tiếp tục được diễn ra.

Chủ Đề