Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất lớp 6

Câu hỏi 1 trang 118 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Dựa vào hình 1 và thông tin trong mục 1, em hãy cho biết:

– Hướng tự quay quanh trục của Trái Đất.

– Góc nghiêng của trục Trái Đất khi tự quay.

– Thời gian Trái Đất tự quay quanh trục hết một vòng.

Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất lớp 6

2. Sử dụng quả Địa cầu để mô tả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

cố định

Lời giải:

1. Đặc điểm chuyển động của Trái Đất

– Hướng tự quay Trái Đất từ Tây sang Đông.

– Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033′ trên mặt phẳng quỹ đạo.

– Thời gian tự quay một vòng quanh trục là 24 giờ.

2. Trái Đất tự quay quanh một trục tưởng tượng nối liền hai cực và nghiêng 66033′ trên mặt phẳng quỹ đạo. Hướng tự quay là từ tây sang đông. Thời gian Trái Đất tự quay một vòng quanh trục trong một ngày đêm (24 giờ).

cố định

Câu hỏi 2 trang 119 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất

1. Sử dụng quả địa cầu để trình bày hiện tượng ngày đêm luân phiên trên Trái Đất.

2. Dựa vào hình 2, em hãy:

– Cho biết tên một số quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực.

– Kể tên một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam.

Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất lớp 6

3. Đêm gala nghệ thuật “Sắc màu văn hoá bốn phương” được truyền hình trực tiếp vào 20 giờ ngày 31 tháng 5 năm 2019 tại Việt Nam. Vậy khi đó ở các địa điểm Xơ-un (Hàn Quốc). Mát-xcơ-va (Nga), Ma-ni-la (Phi-lip pin) là mấy giờ?

4. Quan sát hình 4, em hãy cho biết:

– Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên trái hay bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.

– Ở nửa cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh luyến lệch về bến trái hay bên phải so với huớng di chuyển ban đầu.

Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất lớp 6
cố định

Lời giải:

1. Trái Đất có dạng khối cầu nên lúc nào cũng chỉ được Mặt Trời chiếu sáng một nửa. Nửa được chiếu sáng là ngày, nửa nằm trong bóng tối là đêm. Do sự chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất từ Tây sang Đông nên ở khắp mọi nơi trên Trái Đất đều lần lượt có ngày và đêm luân phiên nhau.

2. Khu vực giờ

– Quốc gia sử dụng giờ của nhiều khu vực: Nga (9 múi giờ), Mỹ (11 múi giờ), Úc (3 múi giờ), Canada (6 múi giờ), Trung Quốc (5 múi giờ),…

– Một số quốc gia sử dụng cùng khu vực giờ với Việt Nam: Thái Lan, Lào, Campuchia, Indônêxia, Liên bang Nga,…

3. Tính giờ

– Do Trái Đất quay từ Tây sang Đông nên giờ ở phía Đông sớm hơn giờ ở phía Tây.

– Cách tính:

Hàn Quốc ở múi giờ số 9 (nằm ở phía Đông của Việt Nam), Việt Nam múi giờ số 7.

-> Chênh lệch giờ giữa hai quốc gia là 2 giờ.

-> Khi Hà Nội là 20h (31/3/2019) thì ở Xơ-un (Hàn Quốc) là: 20 + 2 = 22 giờ cùng ngày (31/5/2019).

– Tương tự, ta tính được giờ ở:

+ Mát-xcơ-va (Nga): 16 giờ cùng ngày (31/5/2019).

+ Ma-ni-la (Phi-lip pin) là: 21 giờ cùng ngày (31/5/2019).

4. Ở nửa cầu Bắc, vật chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên phải so với hướng di chuyển ban đầu.

– Ở nửa cầu Nam, vật thể chuyển động theo chiều kinh tuyến lệch về bên trái so với hướng di chuyển ban đầu.

cố định

Luyện tập và Vận dụng 1 trang 121 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: Ở sảnh các khách sạn thường treo một số đồng hồ của các địa điểm khác nhau trên thế giới, các đồng hồ này chỉ các giờ khác nhau. Tại sao lại như vậy? Nếu đặt thêm đồng hồ địa điểm Hà Nội vào hình thì đồng hồ đó sẽ chỉ mấy giờ?

Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất lớp 6
cố định

Lời giải:

–  Ở các khách sạn thường là nơi có nhiều khách du lịch các nước trên thế giới. Việc treo nhiều đồng hồ ở một số địa điểm khác nhau giúp khách du lịch tiện theo dõi giờ. 

– Các đồng hồ chỉ giờ khác nhau trong sảnh khách sạn là do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông nên ở các địa điểm khác nhau trên Trái Đất sẽ có giờ không giống nhau. Ví dụ trên các đồng hồ có ghi ở Lốt An-giơ-lét là 2 giờ 30 phút, Niu Oóc là 5 giờ 30 phút, Luân Đôn là 10 giờ 30 phút, Tô-ky-ô là 7 (19) giờ 30 phút. 

– Cách tính giờ ở Hà Nội (múi giờ số 7), cách múi giờ số 0 (Luân Đôn) là 7 giờ; trên đồng hồ treo tường ta thấy Luân Đôn là 10 giờ 30 phút -> Hà Nội là: 10h30’ + 7h = 17h30’.

-> Đồng hồ ở Hà Nội sẽ chỉ thời gian là: 5 (17) giờ 30 phút.

cố định

Luyện tập và Vận dụng 2 trang 121 Địa Lí lớp 6 – Kết nối tri thức với cuộc sống: An sống ở Hà Nội và có bạn sống ở thành phố Xao Pao-lô (Bra-xin). Vào lúc 11 giờ trưa, sau khi đi học về, An định gọi điện cho bạn để nói chuyện. Bố khuyên An không nên làm như vậy. Theo em, tại sao bố lại khuyên An như thế?

cố định

Lời giải:

– Xao Pao-lô (Bra-xin) ở múi giờ số 3 (nằm ở phía Tây so với múi giờ gốc), Việt Nam ở múi giờ số 7 -> Chênh lệch múi giờ hai địa điểm là: 7 + 3 = 10 múi giờ.

– Khi Hà Nội là 11 giờ trưa thì ở Xao Pao-lô (Bra-xin) là: 11 + 10 = 21h cùng ngày.

Như vậy, lúc An đi học về thì bạn An ở Xao Pao-lô đã chuẩn bị đi ngủ hoặc đã là giờ ngủ nên An không nên gọi điện nói chuyện.

cố định

Câu 3: Hãy trình bày các hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.

Lời giải

– Sự luân phiên ngày đêm: do Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục, nên mọi nơi trên bề mặt Trái Đất đều lần lượt được Mặt Trời chiếu sáng rồi lại chìm vào bóng tối, gây nên hiện tượng luân phiên ngày đêm.

– Giờ trên Trái Đất và đường đổi ngày quốc tế:

+ Trái Đất có hình cầu và tự quay quanh trục từ tây sang đông, nên ở cùng một thời điểm, người đứng ở các kinh tuyến khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau, do đó các địa điểm thuộc các kinh tuyến khác nhau sẽ có giờ khác nhau, đó là giờ địa phương (hay giờ Mặt Trời).

+ Để tiện cho việc tính giờ và giao dịch quốc tế, người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi rộng 15 kinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một múi sẽ thống nhất một giờ, đó là giờ múi. Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ quốc tế hay giờ GMT (Greenwich Mean Time). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

+ Do quy ước tính giờ, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, vì vậy, người ta quy định lấy kinh tuyến 180° ở giữa múi giờ số 12 trên Thái Bình Dương làm đường đổi ngày quốc tế. Nếu đi từ phía tây sang phía đông qua kinh tuyến 180° thì lùi lại một ngày lịch, còn đi từ phía đông sang phía tây qua kinh tuyến 180° thì tăng thêm một ngày lịch.

– Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:

+ Do Trái Đất tự quay quanh trục theo hướng từ tây sang đông với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ nên mọi vật thể chuyển động trên bề mặt Trái Đất sẽ bị lệch hướng so với hướng ban đầu.

+ Lực làm lệch hướng là lực Coriolis.

+ Ở bán cầu Bắc, vật chuyển động bị lệch về bên phải, ở bán cầu Nam bị lệch về bên trái theo hướng chuyển động.

 1. Sự vận động tự quay quanh trục của Trái Đất

 a. Đặc điểm chuyển động

  • Trái Đất quay quanh trục tưởng tượng nghiêng 66º33’ so với mặt phảng quỹ đạo.
  • Hướng từ Tây sang Đông.
  • Thời gian quay 1 vòng hết 24h.
  • Vận tốc giảm dần từ xích đạo về 2 cực.

Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất lớp 6
b. Hệ quả

* Sự luân phiên ngày đêm và điề.u hòa nhiệt độ trong ngày

  • Do Trái Đất hình cầu, các tia sáng Mặt Trời đến Trái Đất là chùm tia sáng song song nên Trái đất luôn được chiếu sáng một nửa, nửa còn lại không được chiếu sáng nên tất cả mọi nơi trên Trái đất đều có ngày đêm.
  • Do Trái đất tự quay quanh trục nên tất cả mọi nơi trên Trái đất lần lượt có ngày đêm luân phiên.
  • Sự luân phiên ngày đêm tạo lên nhịp điệu ngày đêm trên Trái đất.
  • Nhịp điệu ngày đêm luân phiên trong vòng 24h làm cho ban ngày không quá nóng, ban đêm không quá lạnh, nhiệt độ trên Trái đất điều hòa. Nhờ đó, sự sống trên Trái đất tồn tại và phát triển.

* Giờ trên Trái đất

 Giờ múi:

  • Do Trái đất chuyển động tự quay quanh trục trong 24h nên để tiện việc tính giờ vào giao lưu quốc tế, người ta chia bề mặt tría đất thành 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15ºkinh tuyến. Các địa phương nằm trong cùng một khu vực sẽ thống nhất một giờ, lấy theo giờ của kinh tuyến đi qua chính giữa khu vực đó.
  • Các múi giờ được đánh dấu từ 0 đến 23. Khu vực đánh số 0 được gọi là khu vực giờ gốc (có đường kinh tuyến gốc đi qua đài thiên văn Greenwich ở ngoại ô London, Anh). Việt Nam thuộc múi giờ số 7.

Giờ địa phương:

  • Ở cùng một thời điểm, mỗi địa phương có 1 giờ riêng.
  • Giờ địa phương được thống nhất ở các điểm nằm trên cùng 1 kinh tuyến.
  • Giờ địa phương được xác nhận dựa vào vị trí của Mặt Trời nên còn được gọi là giờ Mặt Trời.

 Đường chuyển ngày quốc tế:

  •  Do Trái đất hình cầu nên có khu vực giờ 0 và 24 trùng nhau. Vì thế cần có đường chuyển ngày quốc tế.
  • Quy ước lấy đường kinh tuyến 180º ở giữa múi giờ số 12 là đường chuyển ngày. Đi từ Tây sang Đông qua kinh tuyến đổi ngày thì cộng thêm 1 ngày, đi từ Đông sang Tây thì trừ đi 1 ngày.

* Sự lệnh hướng chuyển động của các vật thể trên Trái Đất

  • Nguyên nhân: Do Trái đất tự quay quanh trục theo hướng từ Tây sang Đông. Vận tốc dài lớn nhất ở xích đạo và giảm dần về 2 cực. Lực làm cho các vật thể bị lệch so với hướng chuyển động ban đầu gọi là lực Coriolit.
  • Biểu hiện: bán cầu Bắc lệch phải, bán cầu Nam lệch trái so với hướng chuyển động ban đầu.
  • Tác động: tới sự chuyển động của các khối khí, dòng biển, dòng sông và đường đạn bay.

2. Sự vận động của Trái đất quay quanh Mặt Trời.

a. Đặc điểm chuyển động

  • Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ tây sang đông theo quỹ đạo hình elip gần tròn.
  • Thời gian Trái đất chuyển động một vòng trên quỹ đọa là 365 ngày 6 giờ.
  • Trong khi chuyển động trên quỹ đạo trục Trái đất luôn giữ nguyên độ nghiêng và không đổi hướng.

Trình bày hệ quả tự quay quanh trục của Trái Đất lớp 6

b. Hệ quả

* Chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời trong vùng nội chí tuyến

     Trong một năm, tia sáng Mặt trời lần lượt chiếu thẳng góc với mặt đất ở các địa điểm trong khu vực giữa 2 chí tuyến.

  • Ngày 22/6: Mặt trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Bắc và di chuyển dần về xích đạo.
  • Ngày 23/9: Mặt trời chiếu thẳng góc vào xích đạo 2 lần rồi di chuyển về phía nam bán cầu.
  • Ngày 22/12: Mặt trời chiếu thẳng góc vào chí tuyến Nam rồi di chuyển về phía xích đạo.
  • Và cứ thế tiếp diễn, chúng ta có ảo giác là Mặt Trời di chuyển giữa 2 chí tuyến.Chuyển động này gọi là chuyển động biểu kiến.

Giải thích: Do Trái Đất chuyển đông quanh Mặt Trời trong điều kiện trục Trái Đất nghiêng 66º33’ với mặt phẳng quỹ đạo và có hướng không đổi. Vì độ nghiêng này mà Mặt Trời không vượt quá vĩ tuyến 23 º27’. Vì vậy, hiện tượng mặt trời lên thiên đỉnh chỉ xảy ra trong khu vực nội chí tuyến. Khu vực ngoại chí tuyến không có mặt trời lên thiên đỉnh.

* Hiện tượng mùa

 Nguyên nhân sinh ra mùa: do trục Trái đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian nên có thời kì bán cầu bắc ngả về phía mặt trời, có thời kì bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời.

  • Nửa cầu nào ngả về phía Mặt Trời thì nhận được nhiều ánh sáng và nhiệt đó là mùa hạ của nửa cầu đó.
  • Nửa cầu nào chếch xa Mặt Trời thì nhận được ít ánh sáng và nhiệt đó là mùa đông của nửa cầu đó.
  • Giữa 2 mùa đông và hạ, Trái đất hướng cả 2 nửa cầu về phía Mặt Trời như nhau, lúc đó là 2 mùa xuân thu.
  • Ở 2 nửa cầu các mùa xuân hạ thu đông đều trái ngược nhau.

Sự thay đổi các mùa trong năm:

  • Ở nửa bán cầu bắc: các nước vùng ôn đới trong một năm phân ra thành 4 mùa: xuân – hạ - thu – đông. Các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí là các ngày bắt đầu của mỗi mùa.
  • Ở bán cầu nam các mùa diễn ra ngược lại.

* Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa và theo vĩ độ.

Theo vĩ độ:

  • Ở xích đạo quanh năm có độ dài ngày đêm bằng nhau, càng xa xích đạo, độ dài ngày và đêm chênh lệch nhau càng nhiều.
  • Từ vòng cực về phía cực, có hiện tượng ngày hoặc đêm dài 24h ( ngày địa cực, đêm địa cực)
  • Càng gần cực, số ngày đêm địa cực càng tăng.
  • Ở hai cực, số ngày hoặc đêm dài 24h khéo dài suốt 6 tháng.

Theo mùa:

  • Trong khoảng thời gian từ ngày 21/3 – 23/9 bán cầu bắc ngả về phiá Mặt trời, đường phân chia sáng tối đi qua sau cực bắc và trước cực nam nên bán cầu bắc có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diệc tích được khuất trong bóng tối. Đó là mùa xuân và mùa hạ của bán cầu bắc, ngày dài hơn đêm. Ở bán cầu nam thì ngược lại, thời gian đó là mùa thu và đông, đêm dài hơn ngày.
  • Trong khoảng thời gian từ ngày 23/9 – 21/3 bán cầu nam ngả về phía mặt trời, đường phân chia sáng tối đi qua trước cực bắc và sau cực nam nên bấn cầu nam có góc chiếu sáng lớn, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối. Đó là mùa xuân và màu hạ của bán cầu nam,ngày dài hơn đêm. Thời gian đó, ở bán cầu bắc thì ngược lại, đêm dài hơn ngày.

* Hiện tượng chênh lệch thời gian giữa nửa năm màu nóng và nửa năm mùa lạnh

  • Đặc điểm: 6 tháng hè dài 186 ngày, 6 tháng mùa đông dài 179 ngày.
  • Nguyên nhận: do quỹ đạo chuyển động của Trái Đất hình elip, lúc Trái đất ở gần Mặt Trời, lúc ở xa Mặt Trời.
  • Mùa hè, Trái đất ở xa Mặt Trời, lực hút nhỏ, tốc độ chuyển động quanh Mặt Trời giảm nên thời gian chuyển đông mất 186 ngày.
  • Mùa đông, Trái Đất ở gần Mặt Trời lực hút lớn, tốc độ chuyển đông quanh Mặt Trời tăng nên thời gian chuyển động mất 179 ngày.