Trình bày 1 số ứng dụng sinh học phân tử trong xét nghiệm bệnh truyền nhiễm

1. Nghiên cứu và ứng dụng màng bao sinh học [Biofilm] để hạn chế nấm bệnh và tăng khả năng bảo quản bưởi da xanh [Citrus maxima] Bến Tre sau thu hoạch/ Thạch Thị Ngọc Yến, Nguyên Tố Nguyên, Phan Ngô Quốc Bảo

Tóm tắt: Nghiên cứu và ứng dụng màng bao sinh học [Biofilm] để hạn chế nấm bệnh và tăng khả năng bảo quản bưởi da xanh Bến Tre sau thu hoạch được thực hiện với mục tiêu chính là tìm ra giải pháp hợp lý để hạn chế nấm bệnh và tăng khả năng tồn trữ sau thu hoạch trên bưởi da xanh. Kết quả nghiên cứu dựa trên hình thái, cơ quan sinh bào tử và hình thức sinh sản, cũng như dựa trên kỹ thuật sinh học phân tử [giải trình tự và tra cứu trên ngân hàng gen NCBI quốc tế] đã định loại được 2 dòng nấm gây bệnh là Phomopsis sp. và Phỵtopthora sp. với độ tương đồng 97,74% và 97,77%. Trong điều kiện in-vitro cho thấy Lactobacillus plantarum có khả năng ức chế gần như hoàn toàn đối với 2 dòng vi nấm gây bệnh sau thu hoạch trên bưởi da xanh. Sử dụng màng bao biofilm với vi khuẩn Lactobacillus plantarum kết hợp với alginate 0,03% có tác dụng hạn chế nấm bệnh trên bưởi sau 40 ngày bảo quản và nhờ đặc tính sinh acid lactic cũng như một số hợp chất hữu cơ của vi khuẩn làm giảm pH vỏ quả, góp phần kiểm soát sự xâm nhiễm nấm bệnh gây hại, giảm hao hụt khối lượng trái, duy trì chất lượng trái với độ Brix, vitamin c, lycopene được duy trì sau thu hoạch trên bưởi da xanh. Đánh giá cảm quan về màu sắc vỏ trái vẫn giữ được màu đẹp cũng như chất lượng thịt quả ngon và được ưa chuộng hơn so với nghiệm thức không xử lý màng bao biofilm.

Nguồn trích: Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn/ 2021, Số 06, Tr.58 - 67

2.Sử dụng kỹ thuật sinh học phân tử trong định danh loài bọ xít hút máu ở miền Trung Việt Nam/ Hồ Viết Hiếu, Nguyễn Thị Hà, Lê Thành Đô, Đoàn Đức Hùng, Nguyễn Thị Mai, Tạ Phương Mai, Phạm Anh Tuấn, Phạm Thị Khoa, Ngô Giang Liên

Tóm tắt: Phương pháp phân loại hình thái là phương pháp truyền thống và thông dụng trong định danh loài. Tuy nhiên, phương pháp này thể hiện những hạn chế rõ rệt trong việc phân biệt các loài đồng hình và dưới loài. Khi đó, các kỹ thuật sinh học phân tử đóng một vai trò thiết yếu, giúp định danh loài và phân loại một cách chính xác. Trong nghiên cứu này, các tác giả trình bày phương pháp định danh loài bọ xít hút máu [BXHM] ở khu vực miền Trung Việt Nam sử dụng các kỹ thuật sinh học phân tử. Kết quả phân loại sinh học phân tử và hình thái đã cho thấy, loài BXHM ở khu vực miền Trung Việt Nam là Triatoma rubrofasciata.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam/ 2020, Số 9, Tr.5-10

3. Vùng DNA RbcL được tiết lộ là mã vạch DNA tốt nhất để xác định các loài Mahonia và Berberis [họ Berberidaceae]/ Nguyễn Thị Phương Trang

Tóm tắt: Họ Berberidaceae có 17 chi và gần 650 loài, trong đó chi Berberis và chi Mahonia là chị em có mối quan hệ rất chặt chẽ và có nhiều đặc điểm giống nhau. Trong quá khứ, hai chi đã được hợp nhất thành chi Berberis. Hiện nay, họ Berberidaceae đang có nguy cơ bị đe dọa và được ưu tiên bảo tồn, đặc biệt là các loài thuộc họ Mahonia và Berberis. Trên thực tế, việc xác định các loài thuộc họ Berberidaceae dựa vào hình thái của các bộ phận để bán [như rễ, thân, lá] không có cơ quan sinh sản [hoa, quả] là không thể. Trong những năm gần đây, kỹ thuật sinh học phân tử đang được ứng dụng rộng rãi và hiệu quả trong nghiên cứu về sự tiến hóa, phân loại và đa dạng di truyền của quần thể. Nghiên cứu dựa trên DNA có độ chính xác cao và đặc biệt hữu ích đối với các loài có quan hệ họ hàng gần mà các quan sát hình thái học không đủ để phân biệt. Kết quả phân tích ADN cho phép xác thực các loài, quần thể hoặc cá thể từ các mẫu vật không còn nguyên vẹn một cách chính xác và đặc biệt, nó không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khách quan như môi trường hay con người. Trong nghiên cứu này, chúng tôi đánh giá khả năng phân loại của 3 vùng mã vạch DNA thường dùng để phân loại gồm rbcL, trnH-psbA và ITS2 trên 12 mẫu thuộc họ Berberidaceae, trong đó 7 mẫu thuộc chi Mahonia, 4 mẫu thuộc chi Berberis và một mẫu Epimedium được sử dụng làm mẫu đối chứng. Kết quả của nghiên cứu sẽ góp phần lựa chọn mã vạch DNA phù hợp để xác định các mẫu Mahonia và Berberis. Kết quả chứng minh rằng vùng rbcL cho thấy khả năng phân biệt rõ ràng nhất 12 loài thuộc họ Berberidaceae. Trình tự ITS2 của Berberis julianae và Mahonia bealei của Việt Nam đã được nộp cho GenBank với số gia nhập lần lượt là MT073031 và MT008067. Trình tự rbcL của Mahonia bealei cũng đã được nộp cho GenBank với số gia nhập MT457415.1.

Nguồn trích: Tạp chí Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam/ 2021, Số 3, Tr.1-8

4. Nghiên cứu chế tạo mẫu chuẩn RNA bền với nucleases dùng trong định lượng virus viêm gan C/ Nguyễn Minh Tuấn, Nguyễn Thị Lệ Thủy, Thượng Thị Thu Thủy, Nguyễn Ngọc Lệ, Nguyễn Mạnh Kiên, Lê Quang Trí, Nguyễn Bảo Toàn, Tatyana Ilinhichna, Phạm Thị Kim Trâm, Nguyễn Hoàng Chương, Nguyễn Đăng Quân

Tóm tắt: Chứng dương [hay mẫu chuẩn] là thành phần không thể thiếu trong các xét nghiệm sinh học phân tử ứng dụng trong định lượng axit nucleic mục tiêu. Mẫu chuẩn thường được sử dụng phổ biến nhất là plasmid DNA, cDNA hay RNA trần với đặc tính kém bền và dễ bị phân hủy bởi các enzyme phân cắt axit nucleic tồn tại trong môi trường, vì vậy có thể ảnh hưởng tới độ chính xác của kết quả định lượng. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả thiết kế và tạo mẫu chuẩn có bản chất là một vùng trình tự RNA của virus viêm gan C [HCV] được đóng gói trong protein vỏ của thực khuẩn thể MS2 bằng công nghệ thiết kế armored RNA. Vùng trình tự không mã hóa 5’UTR của HCV được khuếch đại và tạo dòng vào plasmid BH20. Armored RNA HCV [AR-HCV] được cảm ứng biểu hiện trong tế bào E. coli BL21 [DE3] bằng bổ sung chất cảm ứng IPTG. AR-HCV được thu nhận bằng siêu ly tâm tỷ trọng sucrose, tinh sạch bằng cột sắc ký lọc gel Superdex 75 và được xác định nồng độ, đánh giá sự hình thành cấu trúc đóng gói virus bằng quan sát dưới kính hiển vi điện tử truyền qua [TEM]. Kết quả đánh giá độ bền khi xử lý với đồng thời 2 enzyme DNase và RNase cho thấy AR-HCV có khả năng kháng các nucleases. Ngoài ra, AR-HCV duy trì được tính ổn định ở các điều kiện và thời gian bảo quản khác nhau. Khắc phục được hạn chế của các loại chất chuẩn khác, AR-HCV có thể bổ sung trực tiếp vào mẫu, giúp kiểm soát và đảm bảo độ chính xác của toàn bộ quy trình định lượng HCV.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học & Công nghệ Việt Nam/ 2021, Số 07B, Tr.31 - 36

5. Phiên mã biểu hiện gen mã hóa cathelicidin CATHL4 ở bò vàng bản địa Việt Nam/ Đỗ Thị Tươi, Trần Thị Thúy Anh, Phạm Đoan Lan, Nguyễn Thị Hồng Vân

Tóm tắt: Đánh giá sự biểu hiện phiên mã của gen CATHL4 mã hóa indolicidin, một cathelicidin từ bò vàng bản địa của Việt Nam. Nghiên cứu tập trung vào các mẫu RNA chiết xuất từ ​​mô phổi và hạch bạch huyết được thu thập từ gia súc bị bệnh chết vì các triệu chứng nhiễm trùng đường hô hấp và gia súc khỏe mạnh bị giết mổ để làm thực phẩm. Bằng phương pháp PCR thời gian thực định lượng, biểu hiện tương đối của các bản sao được xác định và phân tích bằng cách sử dụng biểu hiện của gen YWHAZ làm tài liệu tham khảo. Kết quả cho thấy gen này được biểu hiện nhiều ở mức độ cao hơn trong các mô của gia súc bị bệnh so với ở những con khỏe mạnh. Ở cả trạng thái nhiễm trùng và khỏe mạnh, sự biểu hiện của CATHL4 trong các hạch bạch huyết đều cao hơn trong các mô phổi. Điều này chỉ ra rằng CATHL4 [indolicidin] có thể tham gia vào các chức năng chống lại các mầm bệnh truyền nhiễm.

Nguồn trích: Tạp chí Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam/ 2021, Số 1, Tr.77-84

6. Kỹ thuật chỉnh sửa RNA đang “cất cánh”/ Thu Hương

Tóm tắt: Sau một thời gian bị lu mờ bởi công nghệ chỉnh sửa gen CRISPR-Cas9, kỹ thuật chỉnh sửa RNA đang dần lấy lại ưu thế. Theo dữ liệu từ Scopus, riêng trong năm 2019, các nhà nghiên cứu đã xuất bản hơn 400 bài báo về chủ đề này. Một số công ty đang bắt đầu sử dụng hệ thống kỹ thuật chỉnh sửa RNA để phát triển các phương pháp điều trị tiềm năng cho những căn bệnh từ di truyền đến cấp tính.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam/ 2020, Số 4A

7. Một số đặc tính phân tử của Parvovirus type 2 ở chó phân lập tại thành phố Hà Nội/ Võ Văn Hải, Nguyễn Thị Yến, Đào Lê Anh, Hoàng Minh, Bùi Trần Anh Đào, Bùi Thị Tố Nga, Nguyễn Thị Lan, Lê Văn Phan

Tóm tắt: Bệnh viêm ruột tiêu chảy trên chó do Canine Parvovirus type 2 [CPV-2] là một bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm. Trong nghiên cứu này 4 mẫu phân tiêu chảy của chó mắc bệnh do Parvovirus đã được sử dụng để giải trình tự gen đoạn gen VP2. Kết quả giải trình tự và phân tích trình tự gen VP2 của Parvovirus type 2 trong nghiên cứu này cho thấy mức độ tương đồng cao về nucleotide [nt] và axit amin [aa] khi so sánh với các chủng Parvovirus vacxin và các chủng Parvovirus tham chiếu khác trên thế giới, tỷ lệ tương đồng trình tự nt từ 98,4-100% và aa từ 97,7-100%. Kết quả phân tích cây phả hệ cho thấy các chủng Parvovirus type 2 trong nghiên cứu này thuộc 2 nguồn gốc khác nhau là từ mèo và chó. Cụ thể 3 chủng Parvovirus type 2 ký hiệu VNUA-CP31, VNUA-CP32 và VNUA-CP35 nằm trên nhánh phát sinh của các chủng Parvovirus gây bệnh giảm bạch cầu ở mèo [FPV], các chủng này gần gũi với các chủng FPV ở Trung Quốc. Chủng virus Parvovirus type 2 ký hiệu VNUA-CP17 nằm trên nhánh phát sinh của các chủng CPV và gần gũi với các chủng Parvovirus vacxin của Pfizer và của Hàn Quốc.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học Nông nghiệp Việt Nam/ 2019, Số 2, Tr.100-107

8. Phân tích trình tự gen 16s rRNA từ các chủng leptospira gây bệnh của Việt Nam và dự đoán In-Silico các epitope tiềm năng trên hai Lipoprotein màng ngoài Lip l21, Lipl32 = Analyzing 16S rRNA sequences from vietnamese pathogenic leptospira strains and In-silico prediction of potential antigenic epitopes on Lipl21, Lipl32 outer membrane lipoproteins/ Võ Thị Bích Thủy, Nguyễn Tuấn Hùng, Nghiêm Ngọc Minh

Tóm tắt: Bệnh xoắn khuẩn [Leptospirosis] được xác định là một bệnh truyền nhiễm mới nổi, có khả năng gây bệnh trên động vật và lây lan sang người. Bệnh do Leptospira gây ra. Mặc dù đã có một số loại vacxin phòng bệnh do Leptospira nhưng đáp ứng miễn dịch không cao, thời gian bảo hộ không dài. Trong thí nghiệm này, một đoạn 550 bp của gen RNA ribosome [16S rRNA] của 6 chủng Leptospira gây bệnh xoắn khuẩn và đang được sử dụng làm chủng chế vacxin vô hoạt ở Việt Nam [bao gồm: Pomona, Canicola, Mitis, Icterohaemorrhagiae, Bataviae, và Grippotyphosa] đã được giải trình tự. Kết quả cho thấy một mối quan hệ di truyền gần gũi của chủng L.Pomona_VN với L.Hardjo [bootstrap: 99%]. Ngược lại, L.Canicola_VN và L.Ictero haemohagiae_VN dường như có mối quan hệ di truyền yếu với các chủng cổ điển L.Canicola, L. Grippotyphosa [bootstrap: 62%]. Các chủng khác như L.Mitis_VN và L.Grippotyphosa_VN xuất hiện cùng nhánh, nhưng lại có mối quan hệ di truyền yếu với nhóm chị em của chúng là chủng L.Bataviae_VN [bootstrap: 62%]. Chúng tôi cũng lựa chọn 6 gen, gồm: các globulin miễn dịch như protein A và B [gen LigA và LigB], protein màng ngoài [gen OmpL1], và lipopolysaccharide [gen LipL32, LipL41 và LipL21] để kiểm tra sự xuất hiện của các gen này ở các chủng Leptospira trên bằng phương pháp phản ứng chuỗi polymerase [PCR]. Có 3 gen [gen LipL32, LipL21 và LigA] xuất hiện trong tất cả các chủng, riêng gen OmpL1 chỉ có ở 4 chủng [Bataviae, Canicola, Grypothyphosa và Mitis], trong khi đó gen LipL41 và LigB đã không xuất hiện trong bất kỳ chủng Leptospira nào. Một tập hợp các epitope tiềm năng trong cả tế bào lympho T và B của protein LipL21 và LipL32 đã được tìm kiếm bằng các công cụ tin sinh. Kết quả chỉ ra, có 3 vùng đa epitope [1 vùng và 95 epitope kháng nguyên cho cả hai tế bào B và T của LipL21; 2 vùng và 124 epitope kháng nguyên cho cả hai tế bào B và T của LipL32]. Cần nghiên cứu sâu hơn về sinh học phân tử để tạo ra được một loại vac xin tái tổ hợp mới ứng dụng trong phòng và điều trị bệnh leptospirosis cho động vật và người ở Việt Nam.

Nguồn trích: Tạp chí Công nghệ Sinh học/ 2018, Số 16, Tr.745-756

9. Thiết kế và chuyển giao cấu trúc T-DNA chỉnh sửa OsSWEET14 sang giống lúa Bắc Thơm 7/ Vũ Hoài Sam, Phạm Thi Vân, Nguyễn Thanh Hà, Nguyễn Thị Thu Hà, Phùng Thị Thu Hương, Pham Xuân Hợi, Nguyễn Duy Phương, Cao Lệ Quyên

Tóm tắt: Lúa Bắc Thơm 7 [lúa BT7] là một trong những giống lúa ưu tú của Việt Nam, có năng suất, chất lượng vượt trội nhưng rất dễ nhiễm bệnh cháy bìa lá do vi khuẩn Xanthomonas oryzae pv gây ra. oryzae. Gen OsSWEET14, thuộc họ OsSWEET mã hóa các protein vận chuyển đường, được coi là một gen nhạy cảm liên quan đến độc lực của Xoo. Ít nhất ba yếu tố cis [EBE - Yếu tố liên kết nỗ lực], bao gồm Tal5, PthXo3 và AvrXa7 trên promoter BT7 OsSWEET14, liên kết đặc biệt với các hiệu ứng giống như chất hoạt hóa phiên mã nổi tiếng [TALEs] của nhiều chủng vi khuẩn Xoo châu Á. Trong nghiên cứu này, cấu trúc T-DNA biểu hiện phức hợp protein-RNA CRISPR/Cas để chỉnh sửa vị trí ba EBE trên promoter OsSWEET14 đã được thiết kế. Vectơ nhị phân tái tổ hợp được kiểm tra bằng PCR, enzym giới hạn và cuối cùng là giải trình tự sau đó chuyển thành công vào lúa Bắc Thơm 7 thông qua vi khuẩn Agrobacterium tumefaciens. 28 trong số 30 dòng lúa tái sinh kháng hygromycin sinh trưởng và phát triển bình thường trong điều kiện cây trồng mới được PCR chọn lọc với các loại mồi cụ thể. Trong số này, có 12 dòng lúa chuyển gen được xác định mang một bản sao cấu trúc T-DNA. Sự hiện diện của đột biến do CRISPR/ Cas9 gây ra của promoter mục tiêu trong cây chuyển gen đã được xác nhận bằng xét nghiệm T7EI. Kết quả này cung cấp cơ sở để xác định vai trò của OsSWEET14 đối với tính mẫn cảm của lúa Bắc Thơm 7 đối với Xanthomonas oryzae pv. bệnh do oryzae gây ra, hướng tới mục tiêu xa hơn là tạo ra giống lúa Bắc Thơm 7 cải tiến kháng bệnh bạc lá do vi khuẩn phổ rộng sử dụng công nghệ CRISPR/ Cas9.

Nguồn trích: Tạp chí Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam/ 2021, Số 1, Tr.99-108

10. Đánh giá hiệu quả các phương pháp ly trích RNA phục vụ giám định bệnh Tristeza trên cây có múi và bước đầu khảo sát tỷ lệ nhiễm bệnh trên cây cam sành tại một số cơ sở kinh doanh giống ở đồng bằng sông Cửu Long/ Nguyễn Tấn Văn, Đoàn Thị Kiều Tiên, Huỳnh Kỳ, Nguyễn Thị Thu Nga

Tóm tắt: Tristeza là một bệnh virus quan trọng trên cây có múi [CCM], khoảng hơn 100 triệu cây phải tiêu hủy vào những năm 1930, gây thiệt hại đáng kể cho ngành sản xuất CCM tại nhiều nước trên thế giới [Moreno et al.,2008]. ở Việt Nam, tỷ lệ CCM nhiễm bệnh Tristeza đang ngày càng tăng cao tại các tỉnh phía Bắc trải dài đến Đồng bằng sông Cửu Long [ĐBSCL] [Vien et al., 2012]. Trước tình hình đó, sản xuất và trồng cây giống sạch bệnh virus được khuyến cáo có hiệu quả trong chiến lược ngăn chặn mầm bệnh [Dwiastuti et al., 2019]. Nghiên cứu xác định phương pháp ly trích RNA hiệu quả cho chẩn đoán CTV bằng kỹ thuật RT-PCR, đồng thời xác định mức độ nhiễm bệnh CTV từ cây giống của một số cơ sở kinh doanh giống cam sành tại ĐBSCL.

Nguồn trích: Tạp chí Bảo vệ Thực vật/ 2021, Số 3, Tr.35-43

11. Sàng lọc các hợp chất tương tự nucleotide và nucleoside ức chế enzym RNA-dependent RNA polymerase của SARS-CoV-2 bằng phương pháp docking phân tử nhằm điều trị bệnh COVID-19/ Tạ Thị Thu Hằng, Nguyễn Bảo Kim, Bùi Thanh Tùng, Lê Đăng Huy

Tóm tắt: Đại dịch COVID-19 do virus SARS-CoV-2 gây ra hiện đang là mối quan tâm lớn của toàn nhân loại. Enzyme RNA dependent RNA polymerase [RdRp] của SARS-CoV-2 tham gia điều hòa quá trình nhân lên của virus được đánh giá là một mục tiêu điều trị tiềm năng để kìm hãm sự lây nhiễm của SARS-CoV-2. Trong nghiên cứu này, các tác giả tiến hành sàng lọc các hợp chất tương tự nucleotide có khả năng ức chế enzym SARS-CoV-2 RdRp bằng cách sử dụng phương pháp docking phân tử. Quy tắc 5 tiêu chí của Lipinski được sử dụng để đánh giá đặc tính giống thuốc của các hợp chất tiềm năng. Các thông số dược động học của các hợp chất tiềm năng được đánh giá bằng công cụ pkCSM. Dựa trên các công bố trước đây, bài báo đã thu thập được 100 hợp chất tương tự nucleotide và nucleoside. Kết quả cho thấy, có 18 hợp chất có tác dụng ức chế enzym SARS-CoV-2 RdRp mạnh hơn cả chất chứng dương remdesivir. Phân tích quy tắc Lipinski cho thấy, 17/18 hợp chất đó có đặc tính giống thuốc. Các hợp chất: novuridin, didanosine, sofosbuvir, puromycin, defibrotide, gemcitabine và nikkomycins là các chất có năng lượng âm nhất và đặc tính dược động học dễ hấp thu, không bị chuyển hóa ở gan, thải trừ qua thận và có thể có độc tính với gan. Chính vì vậy, cần tiến hành các nghiên cứu in vitro và in vivo để có thể phát triển các hợp chất này thành thuốc điều trị COVID-19.

Nguồn trích: Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam/ 2021, Số 9B - tr.14-22

12. Mã vạch DNA để phân định loài của chi Tylopus Jeekel, năm 1968 ở Việt Nam [Certopoda: Polydesmida: Paradoxosomatidae]/ Nguyễn Đức Anh, Nguyễn Thị Thu Anh, Phùng Thị Hồng Lương, Đặng Thị Hoa, Nguyễn Giang Sơn

Tóm tắt: Đoạn 680 bp của gen COI được sử dụng cho mã vạch DNA của loài chuột đồng Tylopus ở Việt Nam. Tổng cộng có 22 mẫu đại diện cho 14 loài Tylopus về hình thái đã được phân tích. Sự khác biệt về di truyền K2P giữa các loài Tylopus dao động từ 12,2% đến 18,9% với mức trung bình là 15 ± 1%. Sự khác biệt giữa các loài là hơi khác nhau, từ 3% đến 5%. Phân tích AGBD và cây phát sinh loài cũng hỗ trợ 14 loài hình thái. Nó cũng được đề xuất để có nhiều trình tự COI của nhiều loài hơn để có thư viện tham chiếu mã vạch tốt hơn và xác định loài phân tử tốt hơn.

Nguồn trích: Tạp chí Sinh học, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam/ 2021, Số 2, Tr.37-45

13. Đặc điểm đột biến gen PreS/S ở bệnh nhân nhiễm HBV mạn/ Nguyễn Thị Cẩm Hường, Lương Bắc An, Nguyễn Quang Trung, Hoàng Anh Vũ, Phạm Thị Lệ Hoa

Tóm tắt: Mô tả tỷ lệ các đột biến vùng gen PreS/S của siêu vi viêm gan B [HBV] ở bệnh nhân viêm gan B mạn. Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Mô tả cắt ngang thực hiện tại BV. ĐH Y Dược TP.HCM từ 11/2019-12/2020. HBV DNA thực hiện bằng kỹ thuật real-time PCR và đột biến gen PReS/S bằng giải trình tự Sanger tại TT. Y sinh học phân tử. Kết quả: Dân số gồm 200 bệnh nhân nhiễm HBV mạn, 64% nam, 60% HBeAg dương, 56% genotype B. Các đột biến điểm có tỷ lệ đáng kể vùng PreS gồm: E/D54A/N [26,8%], K57Q/K [25,8%], A60V [26,3%], D62S [25,8%], T125S/N/P [30,6%] và đột biến xóa PreS1 25,8%, xóa PreS2 16,7%. Đột biến vùng "quyết định kháng nguyên a" chiếm 33,5% [gồm I126T/N/S [16,5%], M133T/S/L/I [7%]] và gặp nhiều hơn ở nhóm có đồng hiện diện antiHBs [47,5% vs 30%, p=0,036]. Tỷ lệ có đột biến vùng NSB, T epitope, B epitope, HLA2, "quyết định kháng nguyên a" cao hơn ý nghĩa ở genotype C. Kết luận: Các đột biến điểm thường gặp và đột biến xóa của gen PreS1/preS2 của người nhiễm HBV được ghi nhận từ 20-30%, thay đổi theo genotype. Đột biến vùng "quyết định kháng nguyên a" có tỷ lệ cao hơn ở nhóm đồng hiện diện antiHBs.

Nguồn trích: Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh/ 2021, Số 1 CD2, Tr.109-114

14. Định danh và đánh giá đa dạng di truyền cá chim vây vàng bằng chỉ thị phân tử/ Trần Thị Thúy Hà, Lưu Thị Hà Giang, Vũ Thị Trang, Phạm Hồng Nhật, Phan Thị Vân

Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm định danh loài và đa dạng di truyền bốn quần đàn cá chim vây vàng thu ở Nha Trang, Vũng Tàu, Hải Phòng và Quảng Ninh. Phương pháp sinh học phân tử dựa vào trình tự gen COI và chỉ thị microsatellite được áp dụng. Kết quả cho thấy trình tự vùng gen COI cá chim vây vàng thu được có độ tương đồng cao [99-100%] so với các trình tự COI của cá chim vây vàng Trachinotus ovatus đã được công bố với mã hiệu genbank KF356397.1, HQ127346.1 và 10 KJ642220,1. Đa dạng di truyền bằng chỉ thị phân tử microsatellite thể hiện mức đa hình alen cao [trung bình từ 8-15,33 allen] và mức độ đa hình của các microsatellite cao [chỉ số PIC trung bình đạt 0,685-0,839]. Hệ số cận huyết Fis >0 được ghi nhận ở quần đàn cá chim Hải Phòng và Vũng Tàu, trong khi quần đàn cá Nha Trang và Quảng Ninh có hệ số cận huyết thấp với Fis

Chủ Đề