Trẻ ở trong nhà nhiều có tốt không

Trước khi tìm hiểu các biện pháp giữ an toàn cho trẻ, ba mẹ nên xem xét việc để trẻ ở nhà một mình trong một số trường hợp nhất định. Dưới đây là những điều  ba mẹ cần lưu ý để đánh giá tổng thể và đưa ra quyết định: 

Tai nạn có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào nhưng việc tìm kiếm sự giúp đỡ vào ban ngày sẽ dễ dàng hơn so với ban đêm. Ngoài ra, bạn nên tránh để trẻ ở nhà một mình khi trời tối, bởi thời điểm này, trẻ sẽ thường cảm thấy sợ hãi nhiều hơn.

Bạn cần đánh giá khả năng ở nhà một mình của trẻ qua những câu hỏi cơ bản sau:

- Trẻ đã đủ lớn để ở nhà một mình chưa?

- Trẻ có thể nói chuyện, gọi điện thoại, tự khóa cửa và nhờ sự giúp đỡ của hàng xóm không?

- Trẻ có thể tự sơ cứu khi bị thương?

* Độ tuổi được khuyến cáo có thể để trẻ ở nhà một mình:

Từ 8 đến 10 tuổi: Không nên để trẻ ở nhà một mình quá 1,5 tiếng.

Từ 11 đến dưới 13 tuổi: Trẻ có thể ở nhà trong khoảng 3 - 4 tiếng vào ban ngày.

Từ đủ 13 đến dưới 16 tuổi: Yên tâm để trẻ ở nhà một mình nhưng ba mẹ không nên vắng nhà qua đêm.

  • Người có thể sẵn sàng giúp đỡ bạn trông bé 

Điều này đặc biệt quan trọng khi để trẻ một mình trong hơn một vài giờ. Nếu bạn không thể về nhà đúng giờ, liệu có người đáng tin cậy nào có thể hỗ trợ bạn trông bé không? 

  • Dạy trẻ cách sử dụng điện thoại

Nếu trẻ tự đi học về mà không có ba mẹ đưa đón, hãy dặn trẻ gọi điện cho bạn ngay khi vừa về nhà. Ngoài ra, bạn nên cài đặt sẵn số của bạn và người thân trong danh bạ điện thoại, dặn con chỉ được nhận cuộc gọi đến từ các số có tên.

  • Giữ số liên lạc khẩn cấp trong tầm mắt

Dán một danh sách các số điện thoại trên tủ lạnh hoặc bất cứ nơi nào mà trẻ có thể dễ dàng nhìn thấy. Danh sách nên có tất cả các số liên lạc khẩn cấp, bao gồm nơi làm việc của ba mẹ, người thân, hàng xóm hoặc bất kỳ người nào khác mà bạn nghĩ rằng trẻ có thể nhận được sự hỗ trợ khi cần.

Bạn nên dạy cho trẻ biết trẻ cần làm gì nếu bị thương hoặc cần giúp đỡ. Bạn có thể cho trẻ thực hành giả định các trường hợp khẩn cấp. Nếu cảm thấy hàng xóm kế bên là người tin tưởng được, bạn hãy xin số của họ và liên lạc nếu không thể gọi cho trẻ khi trẻ ở nhà một mình.

Tuyệt đối dặn dò trẻ không được tiếp xúc với bếp lửa để phòng tránh nguy cơ hỏa hoạn. Bạn nên khóa kỹ các bếp, van bình gas, rút điện đế cắm ấm đun siêu tốc trước khi ra ngoài. Mặt khác, trước khi ra ngoài, hãy chuẩn bị sẵn những món ăn gọn nhẹ và để nơi trẻ có thể dễ dàng lấy được.

Hãy đặt ra quy định, thời gian biểu cho trẻ và biến chúng thành thói quen khi người lớn không có ở nhà.

Khi có người lớn ở xung quanh, trẻ thường ngoan ngoãn hơn để tránh bị khiển trách. Tuy nhiên, trẻ có thể trở nên tinh nghịch đến bất ngờ nếu bạn không có ở nhà. Để tránh những tai nạn đáng tiếc, ba mẹ có thể cân nhắc đến việc lắp lưới hoặc song sắt an toàn cho các khung cửa sổ hoặc ban công.

  • Đặt chất độc hại tránh xa tầm tay trẻ

Thuốc bảo vệ thực vật, chất tẩy rửa nhà vệ sinh, thuốc xịt muỗi, sơn… đều có nguy cơ gây ngộ độc khi hít phải hoặc nuốt vào. Những vật hoặc chất tương tự khác đều phải được để vào một nơi nhất định, khóa lại và đảm bảo trẻ không thể tiếp cận.

  • Đặt vật sắc nhọn ở nơi cao

Những vật sắc nhọn như dao, kéo, dụng cụ làm bếp, dụng cụ sửa chữa… cũng là mối nguy hiểm đối với trẻ nhỏ. Với sự tò mò vốn có, trẻ có thể muốn chơi với các đồ vật trên và vô tình bị thương. Vì vậy, hãy đặt chúng ở nơi trẻ không với tới được.

Dẫu cho nghe qua có vẻ cực đoan nhưng một trong những cách tốt nhất để ngăn trẻ mở cửa cho người lạ là khóa cửa từ bên ngoài. Tuy nhiên, khi thực hiện điều này, hãy đảm bảo rằng trong nhà đã có đầy đủ nhu yếu phẩm cần thiết như thức ăn, nước uống… để trẻ sử dụng và sinh hoạt như bình thường.

Nếu không thể khóa cửa từ bên ngoài, hãy tạo ra một mật mã chỉ riêng ba mẹ và trẻ biết. Điều này sẽ giúp trẻ phân biệt được ai là người quen, ai là người lạ. 

Mật mã có thể là một câu nói hay câu hỏi nào đó. Khi trẻ đọc nửa câu đầu, người ở phía ngoài phải trả lời đúng, nếu sai trẻ sẽ không mở cửa cho đến khi ba mẹ về.

  • Đưa ra một số quy tắc và yêu cầu trẻ phải tuân theo như:

- Trẻ không được phép rời khỏi nhà.

- Trẻ không được mở cửa cho ai vào nhà, kể cả bạn bè.

- Luôn nhìn qua lỗ nhòm để kiểm tra có đúng là ba mẹ hoặc người thân không rồi mới được mở cửa.

- Không bao giờ mở cửa cho người lạ, nhân viên giao hàng, thợ sửa điện nước/ máy lạnh…

- Không được dùng đến diêm hay bật lửa

- Trẻ không được nói với ai là bản thân đang ở nhà một mình.

Không có gì khuyến khích hành vi tốt hơn một phần thưởng. Sau khi dặn dò những điều cần thiết, bạn có thể nói với trẻ rằng trẻ sẽ được thưởng nếu làm theo quy tắc và mọi thứ trong nhà đều ngăn nắp như trước lúc ba mẹ rời đi.

Theo chia sẻ của chuyên viên tâm lý Nguyễn Hải Uyên, khoa Tâm lý – Vật lý trị liệu, Bệnh viện Nhi đồng 2, cho biết, các trẻ bị rối loạn tâm lý do ít tiếp xúc với người khác và bạn bè đồng trang lứa, biểu hiện qua việc trẻ ít nói, né tránh ánh mắt khi giao tiếp, sợ người lạ, …Nhiều trẻ phải nghỉ học, cô lập trong nhà… để phòng tránh dịch COVID-19, nhưng cha mẹ để con bơ vơ một mình không trò chuyện khiến trẻ rối loạn tâm lý lúc nào không hay.

Chuyên viên tâm lý Nguyễn Hải Uyên nhận định, cha mẹ lo lắng cho con trước dịch bệnh bủa vây là không sai, tuy nhiên ở thời điểm con không có dịp tiếp xúc với bạn bè đồng trang lứa, trường lớp, cô giáo thì cha mẹ nên là những người bạn duy trì tương tác với con, thay vì để con làm bạn với thiết bị điện tử.
Lên 2 tuổi, bé đã phân biệt được quen, lạ và bắt đầu khám phá thế giới xung quanh, nhận biết đồ vật qua trò chơi, quan sát. Đặc biệt, 3 tuổi, trẻ sẽ bước vào “giai đoạn xã hội hóa”, bước khỏi gia đình để tiếp xúc với những trẻ khác, kết nối với thầy cô, người xung quanh.

Do đó, việc hạn chế tương tác và để trẻ chơi một mình, chỉ chơi thuần với đồ vật sẽ là một sự thiếu hụt rất lớn trong quá trình phát triển của con về mặt ngôn ngữ, nhận thức và xã hội hóa. Thêm vào đó, đây cũng là giai đoạn phát triển vận động nên nếu trẻ bị hạn chế trong phậm vi hẹp, ít chạy nhảy, năng lượng không được giải phóng sẽ tạo thành những bức bối, khó chịu, căng thẳng.

Theo chuyên gia, việc hạn chế hoạt động, hạn chế tiếp xúc, tương tác với người xung quanh dẫn đến trẻ giảm khả năng tự phục vụ, thích ứng, nhận thức cũng như vốn ngôn ngữ.  Trong khi đó, cha mẹ lại quá bận, nhiều người đi làm về thấy con đã được người giúp việc, ông bà cho ăn, vệ sinh cá nhân xong thì yên tâm nghỉ ngơi, ít chơi đùa, trò chuyện hay ẵm bồng… khiến bé cảm thấy khoảng cách xa dần. 

Số trẻ bị rối loạn tâm lý, rối loạn ngôn ngữ đến Bệnh viện Nhi đồng 2 TP. HCM điều trị tăng lên.

Ngoài ra, phụ huynh cũng cho trẻ xem điện thoại, máy tính bảng khá nhiều nên trẻ rơi vào thế giới riêng của mình. Một số trẻ từng nói được từ đơn, từ đôi, câu ngắn, bây giờ trẻ chỉ nghe hiểu, biết xác định con vật, đồ vật theo yêu cầu và nói từng từ vô nghĩa, hoặc không nói mà chỉ cầm tay người đối diện chỉ vào đồ vật.

Nặng hơn, trẻ bị rối loạn lo âu, chỉ cần người bên cạnh không ngồi sát bên thì trẻ đã co rúm sợ hãi, khóc thét đòi, có trẻ chán ăn, rối loạn giấc ngủ, thờ ơ với mọi thứ. Cha mẹ cần nói chuyện, chuẩn bị tâm lý cho trẻ không bị rơi vào lo âu chia ly, tránh làm cho trẻ có cảm giác bị bỏ rơi, không an toàn. 

Cần làm gì? 

Các bác sĩ cho rằng, một  trẻ có khá nhiều năng lượng, nhiều thời gian ở trong nhà, bé không thể chơi đùa, chạy nhảy để giải phóng năng lượng này đi. Lâu dần dẫn đến cáu gắt, căng thẳng ở trẻ, khi được “thoải mái” trẻ sẽ phấn khích, chạy nhảy nhiều, đùa giỡn quá khích làm phụ huynh nhầm tưởng trẻ bị tăng động hay mắc một bệnh gì đó và tiếp tục “nhốt”. Lúc này, trẻ sẽ la hét, quấy khóc, ăn vạ thậm chí phát sinh hành động tiêu cực như chửi, đánh lại người lớn.

Chính vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến cảm xúc của con nhiều hơn là quan sát con mình an toàn. Mỗi ngày, cha mẹ nên dành thời gian ít nhất 1 tiếng đồng hồ để chơi đùa, tương tác với trẻ qua các trò chơi tương tác hai chiều như chơi sắm vai, cùng tô màu, hát cho trẻ múa,… đừng “khoán” con mình cho người giúp việc hay ông bà.

Chủ Đề