Trẻ bao nhiêu tuổi thì nên cho đi mẫu giáo năm 2024

Căn cứ theo quy định tại Điều 15 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:

"Điều 15. Nhóm trẻ, lớp mẫu giáo
1. Trẻ em đ­ược tổ chức theo nhóm trẻ hoặc lớp mẫu giáo.
a] Đối với nhóm trẻ: trẻ em từ 03 tháng tuổi đến 36 tháng tuổi được tổ chức thành các nhóm trẻ. Số lượng trẻ em tối đa trong một nhóm trẻ được quy định như sau:
- Nhóm trẻ từ 03 đến 12 tháng tuổi: 15 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 13 đến 24 tháng tuổi: 20 trẻ em;
- Nhóm trẻ từ 25 đến 36 tháng tuổi: 25 trẻ em;
b] Đối với lớp mẫu giáo: Trẻ em từ 03 tuổi đến 06 tuổi được tổ chức thành các lớp mẫu giáo. Số lượng trẻ em tối đa trong một lớp mẫu giáo được quy định như sau:
- Lớp mẫu giáo 3 - 4 tuổi: 25 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 4 - 5 tuổi: 30 trẻ em;
- Lớp mẫu giáo 5 - 6 tuổi: 35 trẻ em.
2. Nếu số lượng trẻ em trong mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo không đủ 50% so với số trẻ tối đa được quy định tại điểm a và điểm b, khoản 1 của Điều này thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép có không quá 20 trẻ em hoặc lớp mẫu giáo ghép có không quá 30 trẻ.
3. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 trẻ em khuyết tật học hòa nhập.
4. Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có đủ số lượng giáo viên theo quy định.
5. Trường mầm non có thể có điểm trường ở những địa bàn khác nhau để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em đến trường. Mỗi điểm trường do hiệu trưởng phụ trách hoặc phân công phó hiệu trưởng phụ trách."

Theo đó, bạn có thể thấy rằng quy định hiện nay phân chia rằng trẻ em mẫu giáo có nghĩa là trẻ em từ ba tuổi đến sáu tuổi, không bao gồm bé dưới ba tuổi.

Cho nên trẻ em dưới 3 tuổi không được xem là nằm trong nhóm trẻ lớp mẫu giáo.

Trẻ em mẫu giáo

Lớp dành cho trẻ em mẫu giáo có nằm trong trường mầm non hay không?

Căn cứ Điều 5 Điều lệ Trường mầm non ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT như sau:

"Điều 5. Tên trường, biển tên trường
1. Đặt tên trường
a] Tên trư­ờng gồm: Trường mầm non [hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ] và tên riêng của trường. Tên trư­ờng đ­ược ghi trên quyết định thành lập, con dấu, biển tên và các giấy tờ giao dịch.
b] Tên riêng của trường phải bảo đảm rõ ràng, minh bạch, không gây hiểu sai về tổ chức và hoạt động của nhà trường; phù hợp truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc và quy định về sở hữu trí tuệ.
2. Biển tên trường
a] Góc trên bên trái:
- Dòng thứ nhất: Ủy ban nhân dân cấp huyện và tên đơn vị cấp huyện;
- Dòng thứ hai: Phòng Giáo dục và Đào tạo.
b] Ở giữa: Tên nhà trường theo quy định tại khoản 1 của Điều này, nếu sử dụng tên nước ngoài, phải ghi bên dưới tên tiếng Việt và cỡ chữ nhỏ hơn tên tiếng Việt. Đối với điểm trường, tên điểm trường ghi dưới tên trường.
c] Góc dưới bên trái: Địa chỉ, số điện thoại, trang web [nếu có], địa chỉ email, số quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập."

Cho nên có thể thấy rằng việc đặc tên trường có thể linh hoạt tùy theo trường đó mà có thể đặt là trường mầm non hoặc trường mẫu giáo hoặc nhà trẻ.

Như vậy, trong trường mầm non hoặc trường mẫu giáo, nhà trẻ sẽ được tổ chức các lớp mẫu giáo bạn nhé.

Trẻ nhỏ càng sớm tiếp xúc với việc học theo quy củ thì trí tưởng tượng, sự sáng tạo càng hao mòn nhiều.

Một giáo viên mầm non chia sẻ với biên tập viên tờ Sina về trải nghiệm công việc của mình: "Anh có biết trẻ chưa đầy ba tuổi được gửi đến trường mẫu giáo, câu mà chúng nói nhiều nhất trong ngày là gì không? Chính là: 'Đi tìm mẹ'".

Cô đề cập đến một trường hợp đặc biệt: Một bé trai hơn 2 tuổi được gửi đi mẫu giáo nơi cô trông. Những ngày đầu, thằng bé gào khóc, đòi mẹ. Nhưng đến giờ nó tách ra khỏi bạn bè, suốt ngày ôm chiếc chăn nhỏ của mình, chẳng chịu chơi với ai.

Nữ giáo viên mầm non nhận định, với kinh nghiệm nhiều năm trông trẻ của mình, cô nhận thấy những trẻ hiếu động, nghịch ngợm, ít tập trung trong lớp đều là những đứa trẻ được gửi đi học từ rất sớm. Cô cho rằng trẻ càng nhỏ, vai trò của cha mẹ lại càng quan trọng, bởi giáo viên không thể bù đắp những thứ mà phụ huynh còn thiếu.

Trẻ tiếp xúc quá sớm với những quy củ ở trường lớp, thì có thể sẽ sớm mất sự sáng tạo. Ảnh: Youngparents.

Gửi trẻ đi học sớm gây tác động xấu cho bé nhiều hơn người lớn nghĩ

Nhiều phụ huynh cho rằng việc đưa con đi học, tức là tiếp xúc với thế giới bên ngoài từ sớm sẽ giúp đẩy mạnh tính tự lập, giúp trẻ "khôn ra". Tuy nhiên, nhiều nghiên cứu cho thấy việc cho trẻ đi học từ quá sớm [dưới 3 tuổi] có thể làm mất đi giai đoạn tốt nhất trong việc nuôi dưỡng cảm giác an toàn nơi đứa bé. Thêm vào đó, mỗi đứa trẻ đều có quá trình phát triển khác nhau, do các yếu tố như môi trường, gia đình, tính cách tự nhiên. Việc gửi trẻ vào cuộc sống tập thể quá sớm không chỉ khiến đứa trẻ cảm thấy bất an, mà còn phá vỡ sự cân bằng nội tại nơi trẻ.

Nhiều phụ huynh lập luận: "Chẳng có vấn đề gì to tát ở đây, trẻ nào chẳng phải đi học mẫu giáo, đến đó được cô dạy nhiều điều, có bạn chơi cùng chẳng tốt hơn sao?".

Tuy vậy, trẻ nên đi học mẫu giáo ở độ tuổi nào, và nên học gì ở trường mẫu giáo thì không phải phụ huynh nào cũng biết.

Ngược dòng lịch sử, năm 1840, nhà sư phạm người Đức Friedrich Wilhelm August Fröbel thành lập trường mẫu giáo chính quy đầu tiên trên thế giới tại Brandenburg, Đức. Cho đến nay, khái niệm giáo dục mầm non liên tục được cải tiến, với quy mô không ngừng được mở rộng, điều kiện giáo dục nhờ thế càng tốt hơn. Tuy nhiên, cội rễ của "trường mẫu giáo", tức là việc giáo dục mầm non lâu dài lại bị xem nhẹ.

Theo định nghĩa, giáo dục mầm non là giáo dục trẻ em 3-6 tuổi, dưới tiền đề tôn trọng luật phát triển thể chất và tinh thần của trẻ nhỏ. Theo đó, các trò chơi là phương pháp giảng dạy chính, nhằm mục đích nuôi dưỡng tính cách, sở thích và khả năng phát triển của đứa trẻ.

Tuy nhiên, nhiều trường mầm non lại không tuân thủ theo khái niệm này, đặc biệt ở nhiều lớp mẫu giáo 5-6 tuổi, các bé bắt đầu được "nhồi nhét" học chữ, học toán, học tiếng Anh... Lo sợ con cái bước vào cấp một sẽ thụt lùi so với các bạn, nhiều bố mẹ bất chấp cho con học. Đây quả thực là một sai lầm.

Trước khi quyết định cho con đi học mẫu giáo hay không, bậc cha mẹ cần hiểu rõ ba điểm dưới đây:

Trẻ bị áp đặt vào khuôn khổ từ quá sớm sẽ bị bóp nghẹt trí tưởng tượng, sự sáng tạo.

Viện Tâm lý học trẻ em ở Đài Loan đã tiến hành một thí nghiệm vẽ bức tranh mô tả sự vật đơn giản. Hai nhóm trẻ tham gia thí nghiệm này, một nhóm đi học mẫu giáo, và một nhóm không. Hai tuần sau, thí nghiệm được lặp lại. Kết quả là, với những đứa trẻ đã học mẫu giáo, bức tranh lần đầu và lần hai giống hệt nhau, trong khi với những trẻ chưa từng đi học, hai bức tranh hoàn toàn khác biệt.

Kết quả thí nghiệm cho thấy một thực tế rõ ràng: trẻ càng sớm tiếp xúc với việc học thì trí tưởng tượng, sự sáng tạo càng được tiêu thụ và hao mòn nhiều. Trẻ mất dần trí tưởng tượng, sự sáng tạo, dù bù vào đó là sự nắm bắt các quy tắc mà người lớn đưa ra.

Điều quan trọng ở trường mẫu giáo là chơi, không phải học.

Việc để trẻ em học chữ cái, phát âm, tính toán ở trường mẫu giáo là vi phạm khái niệm giáo dục mầm non. Nó thậm chí trái với quy luật phát triển thể chất và tinh thần của trẻ. Do đó, trước khi đưa con vào một trường mầm non nào đó, bạn cần biết rõ quy trình dạy trẻ bao gồm những gì, phương châm của trường là thế nào...

Trẻ bị ép đi học sớm sẽ dễ mất đi sự nhiệt tình, yêu thích trường lớp so với các bạn học muộn hơn.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, trẻ bị ép vào môi trường học từ sớm sẽ thiếu ham muốn khám phá kiến thức, dễ phát triển thói quen thiếu tập trung.

Nhà văn Doãn Kiến Lợi người Trung Quốc từng nổi tiếng với cuốn sách "Một người mẹ tốt hơn một người thầy tốt" từng viết: "Nếu muốn con đón nhận điều gì đó, chỉ cần quyến rũ nó. Nếu bạn muốn con từ chối bất cứ điều gì, hãy ép buộc nó". Thế nên, nếu muốn trẻ thích thú với việc đến trường, cần sử dụng niềm vui học tập để lôi cuốn trẻ.

Nhiều người có những lý do bất khả kháng, dẫn đến việc buộc phải gửi con tới trường mẫu giáo, ví dụ "Không có ai giúp đỡ"; hay "Tôi phải đi làm, không ai trông con".... Lựa chọn là khác nhau cho mỗi trường hợp. Tuy nhiên, điều quan trọng chính là đứa trẻ có khả năng đi học mẫu giáo, học cách tự lập hay không.

Cuộc sống tập thể là một thách thức lớn với trẻ em. Việc đưa trẻ tới trường, giao phó trách nhiệm chăm sóc nuôi dưỡng con cho cô giáo, đó là một cuộc phiêu lưu, nhất là với trẻ chưa có khả năng biểu hiện cũng như khả năng tự chăm sóc. Do đó, nếu buộc phải gửi con đến trường mẫu giáo trước năm con ba tuổi, cần xây dựng cho con các kỹ năng cơ bản sau:

- Biết chủ động đi vệ sinh

- Có khả năng ăn uống độc lập

- Biết chủ động mang giày dép

- Biết lắng nghe và làm theo những hướng dẫn đơn giản: Bằng cách này, con có thể thích nghi với cuộc sống tập thể.

- Biết giao tiếp cơ bản: Trẻ cần biết cách sử dụng ngôn ngữ lịch sự cơ bản như nói lời xin lỗi, cảm ơn, biết cách yêu cầu sự giúp đỡ của giáo viên...

Sự an toàn của trẻ là trên hết trong môi trường tập thể. Khi bạn dạy con mình khả năng tự chăm sóc bản thân, dù ở cấp bậc đơn giản nhất, trẻ vẫn sẽ phần nào bảo vệ được chính mình.

Trẻ em bao nhiêu tuổi được đi học mẫu giáo?

Vì ở độ tuổi này trẻ đã bắt đầu nhận thức để có thể tiếp cận với việc học tập và có một số kỹ năng cần thiết để có thể hòa nhập với môi trường mới. Tuy nhiên, trên thực tế thì trẻ ở độ tuổi từ 16 tháng – 24 tháng được đánh giá là thời điểm phù hợp để đi học mẫu giáo.

Nên cho bé đi trẻ khi nào?

Tuy nhiên, kinh nghiệm thực tế cho thấy, trẻ từ 16 - 24 tháng là thời điểm thích hợp nhất để đi lớp. Lứa tuổi đó các bé đã cứng cáp, ăn uống sinh hoạt tốt, có khả năng thích nghi với môi trường mới tốt, ham thích học hỏi và vui chơi.

3 đến 4 tuổi là mẫu giáo gì?

Lớp mẫu giáo 3 – 4 tuổi: 25 trẻ Lớp mẫu giáo 4 – 5 tuổi: 30 trẻ

Trẻ mới đi học bao lâu thì quen?

Thường thì trẻ 1 tuổi sẽ mất 3-4 tháng để làm quen, còn trẻ lớn tuổi hơn có thể là 2-3 tháng [tùy cá tính mỗi trẻ]. Vì thế ban đầu khi tiếp xúc với môi trường mới lạ, trẻ sẽ khóc vì cảm giác xa người thân, cảm giác bất an đi nữa phụ huynh đừng sốt sắng mất hết kiên nhẫn.

Chủ Đề