Top 20 điểm du lịch Thị xã Chí Linh Hải Dương 2022

Bài viết đánh giá Top 20 điểm du lịch Thị xã Chí Linh Hải Dương 2022 theo quan điểm cá nhân của tác giả

Đền Kiếp Bạc

1006 đánh giá
Địa chỉ: Côn Sơn-Kiếp Bạc,Hưng Đạo,Chí Linh,Hải Dương 170000, Việt Nam
Liên lạc: 02203882400
Website: http://consonkiepbac.org.vn/

Cổng đền Kiếp Bạc là dấu tích mang dấu ấn thời các cụ. Đó 1 chiếc cổng uy nghi, đầy thánh khí. Còn lại, tôi không biết các ban ngành quản lí đã cho trùng tu đền từ năm nào, để ngôi đền có diện mạo như hiện nay!?
Dù sao cũng là nơi ghi dấu về 1 con người kiệt xuất - Hưng Đạo đại vương, nhắc nhở người ta về lịch sử hào hùng của dân tộc. Ngài đã trở thành bậc Thánh, mong rằng anh linh của Ngài sẽ che chở, phù trợ cho những vị quan chức vì dân vì nước, giúp họ vượt qua sự hãm hại của những kẻ tham ô, lợi ích nhóm. Và Ngài hãy vặn cổ những kẻ hại dân hại nước, kiếm tiền bất chính.
Còn người dân, xin đừng cầu cúng Ngài, ban tài phát lộc nữa đi. Ngài là Thánh hiền, thì Ngài sẽ chỉ giúp những người làm ăn chân chính, biết hướng thiện mà thôi. Nếu đã tham lam, trục lợi thì Ngài tha chưa bóp cổ là tốt! 29/7/2022

Đền Kiếp Bạc - Nơi thờ Đức Thánh Trần [Trần Quốc Tuấn - Hưng Đạo Đại Vương] Người đã 3 lần lãnh đạo nhân dân thời nhà Trần đánh bại quân xâm lược Nguyên Mông rất mạnh lúc bấy giờ. Quân Nguyên Mông [chính là nước Mông Cổ ngày nay] vào thời đó rất mạnh, đánh chiếm hết 1 nữa lãnh thổ Châu Âu và cả nước Trung Hoa bây giờ, tuy nhiên khi đánh xâm chiếm Việt Nam đến 3 lần đều thất bại thảm hại. Tài chỉ huy quân sự của Trần Quốc Tuấn là số 1 Việt Nam và thể hiện rõ trong bộ Binh Thư Yếu Lược của Ông. Ngoài tài năng quân sự Ông còn nhiều Đức Độ khác, bỏ qua thù cá nhân để tập hợp sức mạnh dân tộc, ... Với Tài và Đức thượng thừa, Ông đã được dân Việt Nam tôn thành Thánh với Tên: Đức Thánh Trần và thờ ở rất nhiều nơi trong các tỉnh thành Việt Nam, nhưng nơi thờ xưa cùng với di tích lịch sử của Ông và linh thiêng nhất thì nổi tiếng vẫn là 2 nơi: Đền ở Nam Định và đền Kiếp Bạc ở Hải Dương.
Năm 2022 Tôi đến Đền Kiếp Bạc hiện tại đã có ban quản lý tương đối chặt chẽ văn minh, ít có chuyện chèo kéo xem bói, dị đoan, ... Như những năm trước. Chúc mừng Ban quản lý hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam; là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên và Dược Sơn. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Kiếp bạc giờ khang trang và rất đẹp rồi.
Một chốn linh thiêng cần được giữ gìn và bảo tồn

Đền Kiếp Bạc thuộc địa phận hai thôn Dược Sơn và Vạn Kiếp, xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương, Việt Nam; là nơi thờ phụng Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn. Kiếp Bạc là tên ghép của hai vùng Vạn Yên [làng Kiếp] và Dược Sơn [làng Bạc]. Đây là di tích quan trọng thuộc khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.
Ai đến Chí Linh Hải Dương rồi mà chưa đi đến khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc thì tiếc cả 1 đời nha ^^

Cảnh đẹp, thoáng mát, 1 địa điểm thú vị ở Hải Dương. Đền thờ vị tướng Trần Hưng Đạo.
Tuy nhiên có quá nhiều cò lôi kéo từ cổng vào, bắt ép viết sớ, bói toán,... Rất khó chịu với những trò lừa đảo như vậy.

Kiến trúc đẹp, biểu tượng của Hải Dương. Dạo này quy hoạch tốt nên phía trước đền trông rất sạch sẽ, lịch sự

Khu di tích cảnh quan rất đẹp nhiều cây tạo bóng mát và cảm giác rất thoải mái yên bình cách biệt với cuộc sống bên ngoài

Đền Chu Văn An

259 đánh giá
Địa chỉ: 49H5+5G7,Cộng Hoà,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam
Liên lạc: 0975451386

Đền An Sinh

197 đánh giá
Địa chỉ: An Sinh,tx. Đông Triều,Quảng Ninh 200000,Việt Nam
Website: https://denansinh.business.site/

Đền An Sinh còn có tên là Điện An Sinh, là nơi di tích lịch sử thời Trần. Nơi thờ An Sinh Vương Trần Liễu và các vị hoàng đế nhà Trân. Nơi đây là điểm đến của du lịch văn hóa tâm linh. Du khách thập phương về đây thắp nén tám nhanh tưởng nhớ đến công ơn những bậc thánh nhân đời Tràn đã làm lẻn một Đại Việt lừng lẫy năm châu, Đánh tan giặc ngoại xâm giữ yên bờ cõi. Giữ bình yên và tạo nên một quốc gia hùng thịnh. Dân giàu nước mạnh.

Ngày 15/01,2021, con cháu họ Trần đã đến lễ ở đây ,Đền An Sinh là một trong những di tích quan trọng thuộc Khu di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt nhà Trần ở Đông Triều, nơi thờ tự và tế lễ của các vua Trần và là trung tâm tín ngưỡng quan trọng dưới thời Trần, Lê, Nguyễn trong lịch sử Việt Nam. Wikipedia

Chùa thanh tịnh, mộc mạc, giản dị, không tu sửa hào nhoáng như những đền chùa mới, giữ được nét cổ kính, xưa cũ.
Đền thờ các vị vua nhà Trần và nằm trong quần thể di tích nhà Trần tại Quảng Ninh.
Trong dền còn lưu giữ cây cổ thụ do Chủ tịch nước Trần Đại Quang về thăm đền trồng.

Khởi thuỷ là Điện An Sinh thuộc xã An Sinh, Thị xã Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh.

Một nơi linh thiêng trong quần thể tâm linh nên ghé

Đây là ngôi đền thờ các vị vua nhà Trần ít người biết đến.

Đền An Sinh [Đông Triều - Quảng Ninh] trước đây là điện thờ An Sinh thời Trần. Từ thời Lê, điện An Sinh được sử dụng là nơi thờ các vua nhà Trần, đến thời kháng chiến chống Mỹ cứu nước khu vực này là trường học sinh miền Nam.
Đền An Sinh hiện nay gồm đền chính, tả vu, hữu vu và khuôn viên.
Đền chính gồm tiền đường, trung đường và hậu cung.
- Hậu cung thờ 8 vua nhà Trần là Trần Thái Tông, Trần Thánh Tông, Trần Anh Tông, Trần Minh Tông, Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông, Trần Nghệ Tông và Trần Giản Định.
- Trung đường là nơi thờ Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn cùng thân phụ, thân mẫu của người.
- Tiền đường là nơi hành lễ.
Ngày 20/08 âm lịch là ngày khai hội đền An Sinh.
Đền An Sinh giống như đền Đô ở Bắc Ninh thờ các vị vua nhà Trần, còn đền Đô thì thờ các vị vua nhà Lý.
Đến thăm cụm di tích nhà Trần ở Đông Triều, Quảng Ninh thì các bạn có thể đi theo đường chùa Quỳnh Lâm, đền An Sinh, am chùa Ngọa Vân, chùa Hồ Thiên.

Ngoii đền mang rất nhiều di tích lịch sử

Quần thể Đền có nhiều bảng thuyết minh giúp du khách hiểu thêm về bài học lịch sử . Môi trường được vệ sinh sạch sẽ , giữ gìn được sự tôn nghiêm .

Chùa Thanh Mai

184 đánh giá
Địa chỉ: 6F97+284,Hoàng Hoa Thám,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam

Một ngôi chùa cổ kính và rất đẹp để đi du xuân, đường lên chùa khá nhiều dốc cao uốn lượn, khó đi nhưng khi lên đến nơi thì ko uổng công sức chút nào, cảnh quan trên cao trên cao trong lành và thoáng mát có chút se lạnh của khí hậu trên núi, rất phù hợp với những chuyến đi phượt xe máy.

Đường đi lên chùa rất là đẹp. Đi qua những ruộng lúa rồi rừng thông.
Chùa hoàn thành trùng tu nhiều hạng mục nên càng ngày càng trang nghiêm hoàn chỉnh.

Vị trí đẹp, chùa đã có tu bổ 1 chút chưa thật hài hoà tổng thể
Đường sau chùa khá đẹp, nhiều cây phong lá đỏ

Chùa rất đẹp, trong lành
Phong cảnh nơi đây phù hợp vs các bạn trẻ đam mê phượt, leo núi
Mong ngày càng nhiều người đến để ghé thăm chùa và chải nghiệm nơi đây❤️

Chùa đẹp yên tĩnh, có vài cây phong chứ k phải nhiều như tivi chém gió. Địa điểm đẹp nhất là chỗ gửi xe ngay gần chùa

Chùa rất đẹp, cao, thoáng, tĩnh.

Cảnh chùa u tịch! Đằng sau chùa là rừng phong. Nếu vãn cảnh vào cuối mùa thu hoặc đầu mùa đông có lá phong đỏ rất đẹp! Một trong những nơi trồng cây phong ở Việt Nam!

Có vị trí đắc địa, có thể nhìn toàn cảnh xuống tp Chí Linh

Cửa hàng Xăng dầu Côn Sơn

114 đánh giá
Địa chỉ: 6 Nguyễn Trãi,TT. Sao Đỏ,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam

Bên ngoài

Cây xăng côn sơn nằ m cạnh tuyến đường ct nội bài quảng ninh cạnh ngã ba ba sao đỏ

Cây xăng khá uy tín ở Chí Linh

Nhiệt tình chu đáo với khách hàng nhưng chưa được gọn gàng chu đáo đang còn nhiều các gian hàng và giá hàng vẫn còn ở mức độ lộn xộn lắm

Hãy đọc và cảm nhận, hoàn thiện bản thân hơn, dù cuộc sống có vất vả, thuận lợi hay như thế nào đi nữa bạn hãy cố gắng hơn cho mình, cho gia đình, cho xã hội

địa điểm đặt trạm xăng hơi vô lý khi đặt ngay dưới dốc và giao lộ..
đi qua đây thấy hơi nguy hiểm

Cây xăn uy tín lâu năm ở mảnh đất chí linh

Cây xăng hơi nhỏ

Đền Cao thờ 5 thần họ Vương

108 đánh giá
Địa chỉ: 3C54+JF2,An Lạc,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam

Quần thể di tích Đền Cao An Phụ, tục được gọi là Đền Cao, nằm ở xã An Sinh, huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương là điểm đến tâm linh và văn hóa đầy hấp dẫn. Đền có tên tự là “An Phụ Sơn Từ”, tọa lạc trên đỉnh núi An Phụ với chiều dài 17 km, cao 246m.

Chí Linh - Một vùng đất lắng hồn thiêng sông núi. Đến Chí Linh du khách được chiêm bái một quần thể khu di tích lịch sử đền Cao đang trầm mặc soi mình bên dòng Nguyệt Giang thơ mộng - một cảnh quan đặc biệt của Chí Linh. Dấu ấn lịch sử oanh liệt hào hùng thời Tiền Lê cùng những chiến công hiển hách của năm vị tướng họ Vương đến nay còn hiện diện qua những ngôi đền cổ tại vùng đất An Lạc làm nên dấu thiêng vùng đất Chí Linh.
Từ cầu Thiên trên quốc lộ 37 bắc qua dòng Nguỵêt Giang đi vào 300m du khách đến với miền đất nhiều sử thoại, đó chính là mảnh đất An Lạc của thị xã Chí Linh. Diện tích tự nhiên 4km2 nhưng lại có tới 99 quả đồi lớn nhỏ cao từ 15 – 100m. Phía nam có dòng Nguyệt giang êm đềm uốn khúc ôm ấp những cánh đồng phì nhiêu. An Lạc cũng là nơi có rừng lim nhân tạo duy nhất của tỉnh Hải Dương với hàng trăm năm tuổi.

Do ở vị trí quân sự trọng yếu, cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, động thực vật phong phú, núi non giăng thành, đường thủy bộ xuôi ngược thuận tiện nên thế kỷ 10 An Lạc đã trở thành một phòng tuyến, một hậu cứ để tấn công kẻ thù xâm phạm miền Đông Bắc của tổ quốc. Thời kỳ cận hiện đại đây vẫn còn là một vị trí quân sự có tầm quan trọng chiến lược. Khảo sát và tìm hiểu vùng An lạc thấy nhiều di tích và truyền thuyết quan hệ đến cuộc kháng chiến chống Tống.

Mình có đến đây vãn cảnh và ấn tượng với bác bán nước rất thân thiện, mình kua ủng hộ bác 1 chai mật ong, về nhà ai cũng khen mật ong chuẩn.

Di tích lịch sử văn hoá tâm linh

Ngôi đền linh thiêng với truyền thuyết lịch sử hào hùng của 5 anh em họ Vương

mạo. Chúng tôi có thể gỡ bất kỳ bài đánh giá nào chúng tôi cho là giả mạo hoặc không tuân thủ chính sách về bài đánh giá của Google.Trên máy tính của bạn, hãy mở Google Maps và đảm bảo rằng bạn đã đăng nhập.Tìm kiếm địa điểm.Ở bên trái, cuộn xuống và nhấp vào Viết bài đánh giá.Trong cửa sổ xuất hiện, hãy nhấp vào dấu sao để cho điểm địa điểm. Bạn cũng có thể viết bài đánh giá.

Bài đánh giá của bạn sẽ hiển thị trên Google Maps cho đến khi bạn gỡ xuống. Sau khi bài đánh giá được xuất bản, bạn có thể chỉnh sửa nội dung mình đã viết hoặc thay đổi xếp hạng và hình ảnh bạn đã đưa vào

Khu di tích Đền Cao [Chí Linh] gồm có 5 đền thờ 5 anh em họ Vương là Vương Minh, Vương Hồng, Vương Xuân, Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu đã có công đánh giặc Tthời Tiền Lê. Đền Cao còn có 54 cây Lim cổ thụ. Hội đồng Cây di sản Vệt Nam đã công nhận 54 cây lim cổ thụ này là Cây di sản Việt Nam

[ĐÊN CAO AN LẠC]

Theo truyền thuyết cha ông ta truyền lại: Vào thời Đinh ở Nga Sơn phủ Hà Trung tỉnh Thanh Hoá có hai vợ chồng ông Vương Đức Tĩnh và bà Đào Thị Thanh sống với nhau đã lâu nhưng chưa có con. Họ quyết đi tìm cuộc sống mới. Khi đến Dược Đậu Trang ông bà thấy đây là một vùng đất bình yên, thuần hậu, ông bà đã ở lại sinh cơ lập. Được dân làng yêu quý giúp đỡ khoảng một năm sau gia đình ông bà làm ăn khá giả và sinh được 5 người con là Vương Thị Đào, Vương Thị Liễu, Vương Đức Minh, Vương Đức Xuân, Vương Đức Hồng.

Năm người con lớn lên học hành binh thư chữ nghĩa rất tinh thông. Một hôm hai ông bà về quê hương bản quán, đến bến đò Thần Phù - Thanh Hoá, không may gặp bão đắm thuyền và mất tại đó vào ngày mồng 6-3.

Năm 981 quân Tống xâm lấn bờ cõi nước ta. Nhà vua truyền hịch đi khắp nơi tìm người hiền tài ra phò vua giúp nước. Lúc này năm người con họ Vương đang có tang cha mẹ nên không dám về triều ứng thí. Đến khi nhà Vua đem quân đi đánh giặc qua Dược Đậu Trang [An Lạc hiện nay] nhận thấy dân cư ở đây thuần hậu, địa thế hiểm yếu, nhà Vua liền cho lập đồn trại đóng quân tại đây. Hàng ngày thấy những người con họ Vương đi ngang qua cửa doanh đồn, Vua nhận thấy họ đều là người tài năng liền cho thử tài và chiêu dụng.

Nhà Vua liền phong chức cho ba anh em trai là Quyền chưởng Trung hoa tể đại tướng và phong cho hai chị em gái là Mẫu nghi chí tôn thiên hạ. Sau khi nhận tước phong các ngài cùng xin phép nhà Vua cho được thay thánh giá cầm quân ra đánh giặc. Khi ấy 5 vị tướng cầm quân tiến đánh theo đường bộ tiến quân, giáp chiến một trận cực kì ác liệt. Quân giặc thua to, bỏ cả đồn tháo chạy về nước. Bờ cõi Đại Việt được giữ vững. Ngay ngày hôm đó Vua cho mở tiệc khao thưởng quân sĩ và nhân dân. Sau đó nhà vua dẫn quân trở về kinh đô, còn 5 ngai xin ở lại mãn tang cha mẹ sẽ về triều bái yết.

Không ngờ ý trời linh hoá, đêm hôm đó trời đất tối tăm mờ mịt, mưa gió ầm ầm, 5 ngài đều thăng hoá về trời [đêm 24 tháng giêng]. Sáng hôm sau trời đất lại trong sáng trở lại. Nhân dân kéo đến xem thì đã thấy mối đất đùn thành những ngôi mộ lớn rồi. Nhân dân liền lập biểu dâng lên triều đình. Nhà vua nghe tin vô cùng thương xót bậc quân thần có công lao với đất nước, liền sai quan triều đình về tận nơi làm lễ phúng viếng và phong mĩ tự cho 5 ngài:
- Vương Thị Đào là “ Đào hoa trinh thuận công chúa”
- Vương Thị Liễu là “ Liễu hoa linh ứng công chúa”.
- Vương Đức Minh là “ Thiên Bồng Đại tướng quân đại Vương”
- Vương Đức Xuân là “Dực thánh linh ứng đại vương”
- Vương Đức Hồng là “ Anh vũ dũng lược đại vương”.
Năm vị được nhân dân tôn làm “ Thượng đẳng phúc thần” và đã xây dựng đền thờ phụng tại quê hương An Lạc.

Chùa Côn Sơn

99 đánh giá
Địa chỉ: 592J+7Q4,Cộng Hoà,Chí Linh,Hải Dương 174251, Việt Nam

Phong cảnh đẹp, thanh tịnh, thoáng mát. Đặc biệt trên đỉnh Bàn Cờ Tiên có tầm nhìn rộng, bao quát quang cảnh, có cả dịch vụ ngồi thưởng ngoạn, nhâm nhi chút hoa quả chấm muối ớt! Núi cũng không quá cao và không quá dốc, phù hợp với nhiều người tham gia.

Một địa điểm du lịch vãn cảnh nổi tiếng ở thành phố chí linh, đường xá đi xe đến chùa côn sơn khá xấu và bé, bãi để xe thì đường đất bẩn, và vẫn còn thu tiền vé người vào đc cái là chùa có diện tích rất rộng, cảnh qyan đẹp và rất nhiều cây xanh tạo bóng mát, không khí rất trong lành ko một chút khói bụi nào, đi bộ ngắm cảnh thấy rất thoải mái, và yên bình.

Chùa to, đẹp và mát mẻ
Nhưng kiến trúc cũng tương đồng với bao chùa miền bắc khác không có gì khác biệt
Chùa trồng nhiều hoa trong đó hoa cẩm tú cầu rất đep
Rất nhiều góc chụp ảnh đẹp

Ngôi đền đẹp, là di tích cấp quốc gia giàu giá trị lịch sử, văn hóa, linh thiêng và thơ mộng

phong cảnh đẹp, thú vị, nhiều bài thơ của Nguyễn Trãi xung quanh, thanh tịnh, đẹp

Tĩnh đến nao lòng 😴
Được trụ trì [thượng tọa] đón tiếp nồng hậu, được ban lộc cho cả đoàn ! 🥰🤩🥰

Tên chữ của chùa là Tư Phúc tự hay Thiên Tư Phúc Tự, trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun. Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hỏa công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun.

Chùa nằm dưới chân núi Côn Sơn. Tương truyền đây là nơi từng diễn ra trận hoả công hun lửa tạo khói để vây bắt Phạm Bạch Hổ thời loạn 12 sứ quân của Đinh Bộ Lĩnh ở thế kỷ 10. Nên ngoài tên gọi Côn Sơn, núi còn có tên là Kỳ Lân hay núi Hun. Chùa Thiên Tư Phúc Tự trong dân gian quen gọi theo tên núi là chùa Côn Sơn hay còn gọi là Chùa Hun.
Năm Hưng Long thứ 12 [1304] nhà sư Pháp Loa cho xây dựng một liêu [chùa nhỏ] gọi là Kỳ Lân. Đến năm Khai Hựu thứ nhất [1329] chùa được xây dựng mở rộng thành Côn Sơn Thiên Tư Phúc tự, giao cho Huyền Quang chủ trì.
Ngay từ thời nhà Trần, chùa Côn Sơn là một trong ba trung tâm của thiền phái Trúc Lâm cùng với chùa Yên Tử và chùa Quỳnh Lâm, Quảng Ninh. Nơi đây đã gắn bó với tên tuổi và sự nghiệp của nhiều danh nhân đất Việt như Trần Nguyên Đán, Huyền Quang và người anh hùng dân tộc - danh nhân văn hoá thế giới Nguyễn Trãi.
Chùa là nơi tu hành của Quốc sư Huyền Quang - vị tổ thứ ba của Thiền phái Trúc Lâm. Sau khi Huyền Quang mất, vua Trần Minh Tông đã cho xây Đăng Minh bảo tháp và từ đó đến nay, ngày mất của Huyền Quang dần trở thành Hội Xuân Côn Sơn.
Vào đời nhà Lê, lúc Thiền sư Mai Trí Bản hiệu Pháp Nhãn trụ trì, chùa được trùng tu và mở rộng. Khi đó chùa có đến 83 gian, bao gồm các công trình như: tam quan, thượng hạ điện, tả hữu vu, lầu chuông, gác trống. Nhưng do bị chiến tranh tàn phá, ngày nay chùa Côn Sơn chỉ còn là một ngôi chùa nép mình dưới tàn lá xanh của những cây cổ thụ. [Nguồn: wikipedia]

Đền Tam Phủ

74 đánh giá
Địa chỉ: 241,Cao Đức,Quế Võ,Bắc Ninh, Việt Nam

Nằm giữa mênh mông sông nước, đền Tam Phủ [xã Cao Đức, huyện Gia Bình] chở nặng trong mình biết bao câu chuyện lịch sử và cả những truyền thuyết, huyền thoại về một chốn linh thiêng-nơi giao hòa của trời, đất, nước và là điểm đến tâm linh hội tụ từ bao đời. Đền Tam phủ còn có tên là đền “Ba vua” thờ ba vị: Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ - vua của ba cõi tự nhiên [trời-đất-nước] đã tạo hóa lên muôn loài. Đền xây từ rất lâu đời và được trùng tu, tôn tạo nhiều lần trong đó để lại dấu ấn đậm nét nhất là những đường nét kiến trúc nghệ thuật của thời Lê, Nguyễn. Trải qua nhiều biến thiên lịch sử, khu di tích đền Tam Phủ ngày nay mang nhiều lớp tín ngưỡng. Phía trước là đền thờ “Ba vua” [Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ], phía sau là ngôi chùa thờ Phật và sau cùng là đền thờ Mẫu Liễu Hạnh.
Đây là 1 ngôn đền khá cổ kính, linh thiêng với lối kiến trúc khá đẹp, khang trang, sạch sẽ, tuy lối vào vẫn còn gập gềnh nhưng đây sẽ là 1 điểm đến không thể bỏ qua ở Bắc Ninh

Đền có vị trí khá đẹp và rộng rãi, cảnh quan thoáng mát và cổ kính, tuy đường đến đền còn xấu và khá bẩn nhưng đây vẫn là một điểm đến tâm linh mà mọi người nên đến khi dừng chân ở Bắc Ninh.

Đây là một ngôi đền linh thiêng với nhiều ý nghĩa lịch sử. Ngôi đền được xây dựng tại nơi giao nhau của 5 dòng sông lớn hay còn gọi là lục đầu giang. Xưa kia các vị vua nhà Trần từng mở hội nghị Bình Than để họp bàn đánh giặc Nguyên Mông tại đây. Cũng chính tại đây cụ Trần Quốc Toản đã bóp nát quả cam vì không được tham gia hội nghị. Ngày nay đền được xây dựng rất khang trang và sạch đẹp!

Đền Tam Phủ Linh Thiêng nơi thờ 3 vua Thiêng phủ. Địa phủ và Thủy phủ tọa lạc trên bãi nguyệt bàn tại bến bình than nơi diễn ra Hội nghị bình than của tướng lĩnh nhà Trần nơi giữa đất và trời dumg hoà

Đền Tam Phủ [hay còn có tên là đền Ba Vua], thuộc xã Cao Đức, huyện Gia Bình, nơi tôn thờ 3 vị chí tôn: Thiên Phủ, Địa Phủ, Thuỷ Phủ - Vua của ba cõi tự nhiên [Trời - Đất - Nước] đã tạo hoá lên muôn loài.

Nằm giữa mênh mông sông nước, tại xã Cao Đức, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Nơi đây chứa đựng biết bao câu chuyện lịch sử và cả những truyền thuyết, huyền thoại về một chốn linh thiêng-Nơi giao hòa của trời, đất, nước và là điểm đến tâm linh hội tụ của từ bao đời.
Đền Tam phủ còn có tên là đền “Ba vua” thờ ba vị: Thiên phủ, Địa phủ, Thủy phủ - vua của ba cõi tự nhiên [trời-đất-nước] đã tạo hóa lên muôn loài.

Đền rất linh thiêng, cảnh đẹp

Nơi diễn ra Hội nghị Diên Hồng năm xưa. Đền rất thiêng.

Đền Hóa

28 đánh giá
Địa chỉ: 599M+86F,Lê Lợi,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam

Đền Hóa nằm ở Chí Linh, Hải Dương. Cách đền Hóa khoảng 1km là đền Sinh.
Đền Sinh và đền Hóa gắn liền với sự tích về thần Phi Bồng giáng trần giúp dân, phò tá Lý Bí [tức vua Lý Nam Đế] đánh đuổi quân Lương dựng nên nước Vạn Xuân.
Đền Hóa là nơi thần hóa về trời. Đền Sinh thì có thờ mẫu tức bà Hoàng Thị Ba, thân sinh ra Phúc Uy [hiện thân của thần Phi Bồng]. Đền Hóa thì thờ Phúc Uy.

Đền cổ kính, thờ Mẫu Hoá. Nằm giữa vùng địa linh nhân kiệt Chí Linh- Côn Sơn!

Rất đẹp,linh thiêng và rộng rãi

Đền linh thiêng,đẹp và rộng rãi

Đền khá yên tĩnh!

Đền sinh đền Hóa là 2 ngôi đền nằm trong quần thể khu di tích côn sơn kiếp bạc, nay thuộc làng an mô xã lê lợi huyện chí linh tỉnh hải dương, năm 1993 đã được nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử cấp quốc gia. nơi đây cảnh đẹp đúng là sơn thủy hữu tình, sau đền là núi ngũ nhac bốn mùa thông reo vi vu sương răng mây phủ, làm cho du khách thập phương ai đến nơi đây cũng có cảm giác như minh đang lạc vào cõi thần tiên vậy. Đã có người làm bài
thơ vịnh cảnh đền như sau...
Hóa sinh có tự bao giờ?
Ngàn năm nay vẫn trơ vơ cảnh trời.
Ai về ngày hội cũng vui.
Niệm tâm ghi nhớ cảnh trời mẫu sinh.
Đã lên thì không muốn về.
Muốn tu cho trọn chẳng mê bụi trần.
Suối giường nước chảy đá ngầm.
Vẳng nghe như tiếng đàn cầm trong đêm.
Động tiên đào tạc lên cảnh hóa ,
Tích đá thành bia đá ngàn năm.
Đền thờ cao ngất non xanh.
Long chầu hỗ phục năm thành khói hương.

Bắt gặp hoa truyền thuyết “Ưu Đàm”

Tôi thấy thật tuyệt vời

Cây Xăng

22 đánh giá
Địa chỉ: 485M+Q9G,TT. Phả Lại,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam

Đền Mẫu Sinh

14 đánh giá
Địa chỉ: 595P+PM,Cộng Hoà,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam

Đền Sinh – Đền Hóa là di tích nằm trong quần thể khu di tích Côn Sơn, tọa lạc ở lưng chừng núi Ngũ Nhạc linh thiêng. Di tích thờ Đức Thánh Mẫu Thạch Bàn và Đức Thánh Phi Bồng Hiệu Thiên được nhân dân nơi đây thờ phụng từ hơn nghìn năm qua. Nơi đây, còn là địa chỉ cầu tự dành cho những cặp vợ chồng mong muốn sinh con. Trong đó, nhiều người ứng nghiệm, niềm mong mỏi có  con đã toại nguyện. Không gian trong đền rất tươi mát với nhiều cây xanh và không khí trong lành, rất yên tĩnh làm thư giãn đầu óc, tuy đường lên đền Cô còn khá khó đi do có nhiều đá lởm chởm, nhưng Đền Sinh vẫn là một địa điểm tâm linh mọi người nên đến vãn cảnh khi đến Chí Linh-Hải Dương.

Địa điểm tâm linh. Gồm quần thể Côn Sơn. Kiếp Bạc. Đền Sinh và Đền Hoá

Để 5 sao. Và không biết nói gì

đã đến nơi tâm linh

Leo núi ngũ nhạc

Tốt

Linh thiêng

[Bản dịch của Google] rất tốt

[Bài đánh giá gốc]
Verry good

Đền Quốc Phụ

9 đánh giá
Địa chỉ: 39H6+2HM,Unnamed Road,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam

Đền Quốc Phụ, nằm ở Thôn Nẻo, phường Chí Minh, thành phố Chí Linh, tuy là di tích lịch sử cấp quốc gia nhưng đường xá xung quanh đền khá xấu và đền khá xuống cấp, đáng tiếc cho một di tích nổi tiếng lại trở nên như vậy.

Nằm bên tả ngạn sông Kinh Thầy, đền Quốc Phụ là một trong tám di tích thuộc “Chí Linh bát cổ” nổi tiếng đ\u00adược nhiều sử sách ghi nhận. Trư\u00adớc kia đền thuộc xã Kiệt Đặc, huyện Chí Linh. Nay di tích thuộc thôn Nẻo, xã Chí Minh, thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dư\u00adơng. Đây là đền thờ Nhập nội Quốc phụ Th\u00adượng tể Trần Quốc Chẩn – một trong những danh t\u00adướng kiệt xuất của nhà Trần, tài đức vẹn toàn, hết lòng vì sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất n\u00adước.

Đền Quốc Phụ - Chí Linh Hải Dương

Photo : Mr. Nguyễn Công Vượng trên Làng Việt Xưa \u0026 Nay

DI TÍCH QUỐC GIA ĐỀN QUỐC PHỤ

Huệ Vũ đại vương, Nhập nội Quốc phụ Thượng tể Trần Quốc Chẩn [sinh năm 1281], là tôn thất nhà Trần. Ông chính là cháu ngoại của đức thánh Trần Hưng Đạo, cháu nội của vua Trần Thánh Tông, con trai thứ của vua Trần Nhân Tông, em trai vua Trần Anh Tông, chú ruột và bố vợ vua Trần Minh Tông.

Vào năm Hưng Long thứ 20 [1312], quân Chiêm Thành gây hấn, xâm chiếm biên giới phía nam nước ta, vua Trần Anh Tông ngự giá thân chinh cầm quân đánh giặc. Vua chia quân tiến theo 3 đường. Trần Quốc Chẩn được giao chỉ huy một cánh quân theo đường núi, tướng Trần Khánh Dư dẫn một cánh quân theo đường biển, còn đích thân vua Trần Anh Tông chỉ huy đại quân theo đường bộ, thủy bộ để cùng tiến đánh giặc Chiêm Thành. Một lần, ngự doanh bị quân địch tập kích, giữa lúc nguy khốn, Trần Quốc Chẩn đã đem quân cứu viện kịp thời, đồng thời phối hợp với quân của Đoàn Nhữ Hài bao vây, bức hàng quân Chiêm Thành, giành thắng lợi.

Đến năm Đại Khánh thứ 5 [1318], biên giới phía nam tiếp tục bị đe dọa bởi giặc Chiêm Thành xâm lấn bờ cõi. Ông cùng với tướng Phạm Ngũ Lão chỉ huy quân đội nhà Trần đánh trận tài tình, giành được nhiều thắng lợi to lớn, đập tan quân Chiêm Thành, giữ yên bờ cõi Đại Việt.

Với công lao to lớn, năm 1323, Trần Quốc Chẩn được vua Trần Minh Tông phong chức Nhập nội Quốc phụ Thượng tể - chức quan đầu triều. Sử sách ghi nhận Trần Quốc Chẩn không chỉ có tài cầm quân mà ông còn là người đức độ, có tài nội trị được các quan triều đình nể phục.

Tưởng ông có thể an hưởng tuổi già, vậy mà cuối đời lại gặp tai họa và kết thúc cuộc đời trong bi thảm, oan trái. Bi kịch ấy xuất phát từ việc chọn người lập làm Thái tử, ông bị bọn tiểu nhân, gian thần hãm hại, chúng vu ông có âm mưu phản loạn. Vua Trần Minh Tông [vừa là cháu, vừa là con rể] không cho điều tra kỹ liền bắt tống giam ông vào ngục, còn bắt ông phải tuyệt thực đến chết. Sau này, vụ án bị phanh phui, ông được minh oan, khôi phục lại chức tước và vua cho lập đền thờ.

Nơi thờ Huệ Võ Đại Vương Quốc Phụ Thượng Tể Trần Quốc Chuẩn

[Bản dịch của Google] Rất tốt

[Bài đánh giá gốc]
Very good

Giếng Ngọc

7 đánh giá
Địa chỉ: 3CF8+WJM,An Lạc,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam

Giếng sâu chưa đến 2m . Nước giếng trong vắt. Mát lạnh, mọi người đến đó thưởng ngoại nhé

Giếng ngọc không có gì đặc sắc lắm, Giếng vừa được trùng tu lại. Mình thích không khí, thiên nhiên: rất giản dị, yên tĩnh phù hợp cho cuộc sống về già...

Địa điểm có nguồn gốc lâu đời nhưng chưa được trùng tu xứng tầm

Di sản

Linh thiêng trang trọng

Đền Gốm

7 đánh giá
Địa chỉ: 38PC+3XG,Cổ Thành,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam
Liên lạc: 0936958297

Thành phố Chí

4 đánh giá
Địa chỉ: 4883+5M5,Hưng Đạo,Chí Linh,Hải Dương, Việt Nam

Đang xây dựng, làm đường và hè phố.

[Bản dịch của Google] Được

[Bài đánh giá gốc]
Ok

Chí Linh

Địa chỉ: Hải Dương,Việt Nam

Phả Lại

Địa chỉ: Chí Linh,Hải Dương,Việt Nam

Chí Linh

Địa chỉ: Hải Dương,Việt Nam

Cộng Hoà

Địa chỉ: Chí Linh,Hải Dương,Việt Nam

Hưng Đạo

Địa chỉ: Chí Linh,Hải Dương,Việt Nam

Chủ Đề