Top 10 sinh vật lạ chuyện lạ sinh vat la năm 2022

Tạp chí National Geographic vừa lựa chọn 10 câu chuyện ấn tượng về động vật năm 2016 – một năm được đánh là kỳ lạ về nhiều mặt, kể cả Mẹ Thiên nhiên.

Động vật có xương sống thọ nhất

Một nghiên cứu được công bố hồi tháng 8/2016 đã xác nhận cá mập Greenland hiện là loài động vật có xương sống thọ nhất hành tinh.

Cá mập Greenland.

Loài động vật, vốn cư ngụ nơi sâu thẳm Bắc Đại Tây Dương sống tới ít nhất 272 năm và có thể đạt tuổi thọ cao đến 500 năm.

“Chúng tôi cũng đã dự đoán đây [cá mập Greenland] là loại động vật sống lâu nhưng thật sự bất ngờ khi trên thực tế chúng lại lớn tuổi như vậy”, Julius Nielsen, nhà sinh vật tại Trường Đại học Copenhagen – trưởng nhóm nghiên cứu cho hay.

Hươu cao cổ trắng cực hiếm

Một chú hươu cao cổ trắng cực kỳ hiếm đã được bắt gặp hồi tháng 1/2016 tại vườn quốc gia Tarangire, Tanzania, Đông Phi.

Các nhà khoa học thuộc Viện nghiên cứu Thiên nhiên hoang dã tại New Hampshire cho hay cô hươu con thuộc giống Masai [loài hươu lớn nhất và là động vật có vú cao nhất] này sinh năm 2015. Nó tên là Omo, lấy theo tên một loại bột giặt nổi tiếng tại địa phương.

Hươu cao cổ trắng.

Màu da đặc biệt của Omo được lý giải không phải là do bệnh bạch tạng mà do biểu hện gen hiếm có tên gọi leucism. Trong khi tế bào da của Omo không sản sinh sắc tố, những mô mềm khác, ví dụ như đôi mắt đen của cô hươu nhỏ này vẫn hoạt động theo cơ chế bình thường.

Mèo trượt tuyết

Một đoạn video được thực hiện riêng cho tạp chí National Geographic hồi tháng 3/2016 đã giới thiệu về Jesper – chú mèo chu du xuyên qua những vùng tuyết trắng hoang dã khắp đất nước Na Uy.

Jesper, chú mèo trượt tuyết.

Trông dũng mãnh như loài chó kéo xe, mèo Jesper thường chạy nước kiệu trước cô chủ Aina Stormo mỗi lần cô trượt tuyết. Khi cảm thấy mệt mỏi, Jesper sẽ ngồi cưỡi trên vai Aina.

Chú mèo 3 tuổi này đã trở thành hiện tượng trên mạng bởi ngoài trượt tuyết, Jesper còn tham gia một loạt hoạt động thể chất khác như khám phá rừng rậm, bơi lội và cưỡi ngựa.

Dùng hậu môn để tìm bạn

Khi bàn về việc kết bạn, có lẽ sâu đo bạch dương là loài có cách thức đặc biệt nhất.

Sâu đo bạch dương.

Các nhà khoa học vốn đã biết rằng sâu đo bạch dương thường chà lông ở phần đuôi của chúng lên lá nhằm tạo ra rung động để gọi bạn.

Tuy nhiên theo miêu tả của một nghiên cứu hồi tháng 4/2016, loài côn trùng có kích thước bằng hạt tiêu này thực chất dùng phương thức vỗ vào hậu môn của mình để ra hiệu cho đồng loại gia nhập tổ kén của chúng.

Nhện disco

Thường xuyên được bắt gặp tại Singapore, loài nhện có hình dạng đặc biệt với thân mình nhấp nhánh ánh màu như đèn sàn nhảy disco là câu đố khó của Mẹ Thiên nhiên. Các nhà khoa học không biết bằng cách nào sinh vật này có thể tạo ra những xung động từ bên trong cũng như giải thích mục đích hành động của nó.

Nhện disco.

Một vài giả thuyết cho rằng nó làm vậy để thu hút con mồi hoặc cảnh tỉnh những kẻ săn mồi trong tự nhiên hay chỉ đơn giản là dịch vị của nó đang hoạt động.

Dù sao đi nữa thì loài nhện này cũng “thật kỳ lạ và thú vị”, theo lời thừa nhận của Linda Rayor, nhà sinh vật học về nhện tại Đại học Cornell.

Cá mập hai đầu

Thoạt nghe tới cá mập hai đầu, bạn sẽ tưởng tượng ra  đó là nhân vật giả tưởng trong điện ảnh. Trên thực tế sinh vật này thật sự tồn tại và ngày càng được bắt gặp thường xuyên hơn trên khắp thế giới.

Cá mập hai đầu.

Mới đây nhất, một phôi cá mập mèo Đại Tây Dương hai đầu đã được các nhà nghiên cứu Tây Ban Nha phát hiện vào tháng 11/2016.

Không một ai biết lý do tại sao cá mập hai đầu xuất hiện ngày càng nhiều nhưng một vài người nghi ngại rằng việc đánh bắt cá không kiểm soát làm giảm nguồn gen và dẫn đến đến sự bất thường về di truyền. Một giả thiết khác cho rằng đơn giản vì những công trình khoa học về cá mập hai đầu được công bố nhiều hơn trước. 

Nước tiểu thơm như bỏng ngô của cầy mực

Cầy mực – loại động vật có vú tại Đông Nam Á vốn nổi tiếng bởi mùi nước tiểu mang hương vị như rạp chiếu phim của mình.

Một nghiên cứu công bố hồi tháng 4/2016 cho thấy mùi hương lạ này được tạo ra từ hợp chất hóa học có tên gọi 2-AP.

Cầy mực.

Khi một nhân hạt ngô được làm nóng, protein và đường trong hạt đó sẽ diễn ra phản ứng hóa học và hình thành nên 2-AP. Theo các nhà khoa học, hợp chất này chính là thành phần mang đến mùi vị thơm ngon cho bỏng ngô. 

Cáo trồng vườn

Trên nền đất xám, nổi bật lên những đụn cỏ xanh mướt và hoa dại vàng. Không ai tin rằng hình ảnh khu vườn thơ mộng này lại do những chú cáo Bắc cực tạo nên.

Cáo biết làm vườn.

Trong một báo cáo được đăng tải vào tháng 5/2016, các nhà khoa học đã miêu tả cách loài động vật ăn thịt này trồng vườn. Khoảng một nhóm từ 8 đến 10, đôi khi có thể lên tới 16 chú cáo nhỏ đã tạo ra nguồn dinh dưỡng hữu cơ trong và xung quanh hang ổ dưới lòng đất của chúng thông qua hỗn hợp nước tiểu, phân và xác những con mồi còn xót lại.

Nhện lá

Nhện giăng tơ tại vùng Tây Nam Trung Quốc là sinh vật đầu tiên được biết đến với khả năng bắt chước hình dạng một chiếc lá.

Nhện lá.

Báo cáo đăng trên Tạp chí Nhện học tháng 11/2016 miêu tả rằng những chú nhện này dùng tơ của mình quấn quanh những chiếc lá sau đó ẩn mình sau những cành cây. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định chắc chắn tại sao chúng lại hành động như vậy nhưng họ tin rằng có thể đây là cách nhện trốn kẻ thù hoặc đánh úp con mồi của mình.

Lần đầu tiên cá mập ma được ghi hình

Tháng 12/2016, Viện nghiên cứu hải dương vịnh Monterey [MBARI] đã công bố một đoạn video về loài chimanera xanh mũi nhọn.

Theo các nhà khoa học đây là lần đầu tiên chimanera, thuộc giống cá mập ma, được ghi hình. Đặc biệt hơn, lần này chimanera được bắt gặp tại ở vùng biển ngoài khơi California, phía bắc bán cầu trong khi trước đó người ta tin rằng sinh vật này chỉ sống ở vùng đáy biển gập ghềnh Nam bán cầu.

Cá mập ma.

Cũng giống các loài cá mập khác, bộ khung của chimaera được cấu tạo từ sụn. Tuy nhiên, chimaera lại không sở hữu hàm răng lởm chởm như đồng loại mà dùng hàm răng khoáng hóa của mình để nhai các loại thức ăn như động vật thân mềm hay sâu bọ.

Những chấm nhỏ xung quanh đầu của chimaera được tin là cơ quan giác quan giúp chúng định vị con mồi. Riêng loài chimaera đực còn có một đặc điểm nhận dạng hấp dẫn khác là bộ phận sinh dục có thể co lại ở trên trán.

Tuệ Minh [lược dịch]

Chủ Đề