Tôm sú bao nhiêu chân?

So sánh tôm thẻ chân trắng với tôm sú về nhiều phương diện khác nhau; bà con nắm bắt được ưu nhược điểm của tôm thẻ chân trắng với tôm sú. Để bà con đưa ra quyết định lựa chọn nuôi loại tôm nào phù hợp nhất

Ngày đăng: 20-12-2019

6354 Lượt xem

So sánh tôm thẻ chân trắng với tôm sú

Đặc điểm

Ưu thế

Bất lợi

1. Mức tăng trưởng

  • Ở kích cỡ dưới 20g, TCT tăng trưởng nhanh hơn [1 – 1,5g/tuần] so với tôm sú [1g/tuần].
  • TCT khi thu hoạch đồng đều về kích cỡ hơn tôm sú

Mức tăng trưởng của TCT chậm lại khi tôm đạt cỡ 20g, vì thế sản lượng thu hoạch cỡ tôm lớn thấp

2. Mật độ nuôi

TCT dể dàng nuôi ở mật độ rất cao: 60 – 150

con/m2, tối đa là 400 con/m2. Trong khi, tôm sú không bao giờ nuôi được mật độ này.

Mật độ nuôi cao đòi hỏi trình độ cao

về kỹ thuật quản lý và phải có chiến lược ngăn ngừa rủi ro.

3. Sức chịu đựng độ

mặn

Giới hạn về sức chịu đựng độ mặn của TCT lớn hơn tôm sú [0,5 – 45 %o], nhờ đó, TCT có khả

năng phát triển sâu vào vùng nội địa [xa biển], nơi có độ mặn thấp

Không

4.Sức chịu đựng

nhiệt độ

TCT có khả năng chịu được nhiệt độ rất thấp [15

oC], vì thế chúng có thể nuôi vào mùa lạnh.

Không

5. Nhu cầu Protein trong thức ăn

- Nhu cầu Protein trong thức ăn của TCT [ 25 – 35 %] thấp hơn so với tôm sú [36 – 42 %]

 Hiệu quả sử dụng thức ăn của TCT cũng cao

hơn tôm sú, hệ số chuyển hóa thức ăn [FCR] của TCT [1,2] thấp hơn tôm sú [1,6]

6. Khả năng kháng bệnh

Mức      độ     nhạy     cảm     đối     với              bệnh              đốm     trắng [WSSV] của TCT thấp hơn tôm sú.

TCT rất nhạy cảm với nhiều bệnh do virut khác như Hội chứng Taura [TSV], Đốm trắng [WSSV], Đầu vàng [YHV], Hoại tử tế bào máu [IHHNV], ..

Tôm sú kháng bệnh TSV, IHHNV tốt hơn.

7. Sản xuầt giống và thuần hóa

TCT thành thục tốt trong ao nuôi và dể thuần hóa. Điều này rất có ý nghĩa trong việc chọn, lai tạo, sản xuất giống kháng bệnh [SPR], giống sạch bệnh [SPF], tỉ lệ thành công cao hơn và thời gian chọn lọc, lai tạo cũng ngắn hơn.

Việc sử dụng nguồn tôm bố mẹ nuôi đòi hỏi kỹ thuật cao hơn, nhất là trong sản xuất giống SPF. Giống sạch bệnh SPF có nguy cơ tử vong

cao hơn trong môi trường có mầm bệnh.

8. Tỉ lệ sống của ấu trùng

Trong sản xuất giống, tỉ lệ sống của ấu trùng TCT

[50 – 60 %] cao hơn tôm sú [ 20 – 30 %]

Sau thu hoạch

TCT ướp đá dể bị biến màu [bị đen].

Việc      thu     hoạch,      bảo              quản, vận chuyển, ….tôm sú dể dàng hơn

Thị trường

TCT được ưa thích hơn các loài tôm khác ở thị trường Mỹ do khẩu vị. Nhu cầu tại chỗ ở Châu Á đối với TCT cũng rất cao.

Tôm thẻ chân trắng vỏ mỏng có màu trắng đục nên có tên là tôm Bạc, bình thường có màu xanh lam, chân bò có màu trắng ngà nên gọi tôm chân trắng. Chuỳ là phần kéo dài tiếp với bụng. Dưới chuỳ có 2 – 4 răng cưa, đôi khi có tới 5 – 6 răng cưa ở phía bụng. Những răng cưa đó kéo dài, đôi khi tới đốt thứ hai. Vỏ đầu ngực có những gai gân và gai râu rất rõ, không có gai mắt và gai đuôi [gai telssm], không có rãnh sau mắt, đường gờ sau chuỳ khá dài đôi khi từ mép sau vỏ đầu ngực. Gờ bên chuỳ ngắn, chỉ kéo dài tới gai thượng vị.

Có 6 đốt bụng, ở đốt mang trứng, rãnh bụng rất hẹp hoặc không có. Telsson [gai đuôi] không phân nhánh. Râu không có gai phụ và chiều dài râu ngắn hơn nhiều so với vỏ giáp. Xúc biện của hàm dưới thứ nhất thon dài và thường có 3 – 4 hàng, phần cuối của xúc biện có hình roi. Gai gốc [basial] và gai ischial nằm ở đốt thứ nhất chân ngực.

Ở vùng biển tự nhiên, tôm chân trắng thích nghi sống nơi đáy là bùn, độ sâu khoảng 72 m, có thể sống ở độ mặn trong phạm vi 5 – 50‰, thích hợp ở độ mặn nước biển 28 – 34‰, pH = 7,7 – 8,3, nhiệt độ thích hợp 25 – 32oC, tuy nhiên chúng có thể sống được ở nhiệt độ 12 – 28oC. Tôm chân trắng là loài ăn tạp giống như những loài tôm khác. Song không đòi hỏi thức ăn có hàm lượng đạm cao như tôm sú.

GIÁ TRỊ KINH TẾ CỦA TÔM THẺ CHÂN TRẮNG 

Tôm thẻ là loài thủy sản có nguồn dinh dưỡng cao và là món ăn phổ biến hằng ngày của người Việt. Không những thế, tôm thẻ còn nằm trong danh sách các mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất nước ta

Thị trường EU chiếm tới 28% giá trị xuất khẩu tôm trên thế giới. Nhập khẩu tôm của thị trường châu Âu dao động 6-8 tỷ USD/năm. Trong khoảng 10 năm [từ năm 2007 tới năm 2017] thì nhập khẩu tôm vào thị trường này đã tăng 5,6 tới 6,9 tỷ USD cho năm 2017. Xuất khẩu tôm Việt, nhất là tôm thẻ chân trắng tới thị trường ở EU hiện có nhiều cơ hội tích cực về tăng trưởng. Thị trường EU, thị trường nhập khẩu tôm lớn của Việt Nam, chiếm tới 24,7% tổng xuất khẩu tôm Việt Nam đi thị trường. Xuất khẩu tôm thị trường Việt Nam tới thị trường EU tính đến tháng 9 năm nay đã đạt tới 648,4 triệu USD, tăng tới 11% so với cùng thời điểm của năm ngoái.

Chủ Đề