Tỉnh đắk nông có bao nhiêu quốc lộ đi qua? kể tên các quốc lộ đó?

Đắk Nông có lợi thế mở rộng giao lưu với các tỉnh trong khu vực Tây Nguyên; vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; Duyên hải miền Trung và nước bạn Campuchia, đây cũng nguồn động lực để Đắk Nông thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch.

 

Vị trí địa lý

Đắk Nông nằm ở đoạn cuối dãy Trường Sơn, trong khoảng tọa độ địa lý từ 11045' đến 12050' vĩ độ Bắc, 107013' đến 108010' kinh độ Đông. Phía Bắc và Đông Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk, phía Đông và Đông Nam giáp tỉnh Lâm Đồng, phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Bình Phước, phía Tây giáp Vương quốc Campuchia.

Đắk Nông có diện tích tự nhiên là 6.514,38 km2 với 8 đơn vị hành chính gồm: Cư Jut, Đắk Mil, Krông Nô, Đắk Song, Đắk Rlâp, Đắk Glong, Tuy Đức và thành phố Gia Nghĩa.

Gia Nghĩa được công nhận là thành phố từ ngày 1/1/2020

Lịch sử

Đắk Nông là vùng đất cổ nằm trên cao nguyên M’Nông, độ cao trung bình từ 600 - 700mso với mực nước biển. Là nơi sinh sống lâu đời của các dân tộc bản địa như M’Nông, Mạ, Ê đê… theo chế độ cộng đồng, thị tộc, bộ lạc.

Tháng 1/1959, chính quyền Sài Gòn cắt một phần phía Tây của tỉnh Đắk Lắk, một phần quận Kiến Hòa của Thủ Dầu Một để thành lập tỉnh Quảng Đức [địa giới hành chính tỉnh Quảng Đức về cơ bản giống như địa giới tỉnh Đắk Nông ngày nay] với 3 quận Đức Lập, Kiến Đức, Khiêm Đức và khu hành chính Đức Xuyên.

Nhà ngục Đắk Mil - Di tích lịch sử cấp Quốc gia

Tháng 12/1960, Trung ương đã quyết định thành lập tỉnh Quảng Đức dựa trên sự phân chia địa giới của chính quyền Sài Gòn.

Năm 1962, Trung ương quyết định giải thể tỉnh Quảng Đức, chuyển Đức Lập, Đức Xuyên nhập về tỉnh Đắk Lắk, Kiến Đức nhập về tỉnh Phước Long, Khiêm Đức nhập về tỉnh Lâm Đồng.

Tháng 5/1975, tỉnh Quảng Đức được tái lập, đến tháng 11/1975, tỉnh Quảng Đức được sáp nhập vào tỉnh Đắk Lắk.

Ngày 01/01/2004, tỉnh Đắk Nông được thành lập theo Nghị quyết số 23/2003/QH11 ngày 26/11/2003 của Quốc hội trên cơ sở chia tách từ tỉnh Đắk Lắk.

Khí hậu – Địa hình

Đắk Nông có địa hình đa dạng và phong phú, bị chia cắt mạnh, xen kẽ giữa núi cao với các cao nguyên rộng lớn và các dải đồng bằng thấp trũng.

Thác Liêng Nung

Đắk Nông là khu vực chuyển tiếp giữa hai tiểu vùng khí hậu Tây Nguyên và Đông nam bộ, chế độ khí hậu mang đặc điểm chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, nhưng có sự nâng lên của địa hình nên có đặc trưng của khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, vừa chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam khô nóng. Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 4 đến hết tháng 11, tập trung trên 90% lượng mưa cả năm; mùa khô từ tháng 12 đến hết tháng 3 năm sau, lượng mưa không đáng kể. Lượng mưa trung bình năm 2.513 mm, lượng mưa cao nhất 3.000mm. Nhiệt độ trung bình năm 22-230 C.

Sông ngòi

Sông Sêrêpôk do hai nhánh sông Krông Nô và Krông Na hợp lưu với nhau tại thác Buôn Dray. Khi chảy qua địa phận huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông, do kiến tạo địa chất phức tạp, lòng sông trở nên hẹp và dốc nên tạo ra các thác nước lớn hùng vĩ, vừa có cảnh quan thiên nhiên đẹp, vừa có tiềm năng thủy điện.

Sông Krông Nô bắt nguồn từ dãy núi cao trên 2.000 m phía Đông Nam tỉnh Đắk Lắc, chảy qua huyện Krông Nô.

Hồ Tây Đk Mil

Trên địa bàn Đắk Nông còn có nhiều hồ, đập lớn vừa có tác dụng giữ nước cho sản xuất nông, công nghiệp, thủy điện, vừa là tiềm năng để phát triển du lịch như Hồ Tây, EaSnô, Ea T'Linh, Đắk Rông, Đak Đier, ĐắkR'tih...

Tài nguyên thiên nhiên

Rừng: Diện tích đất lâm nghiệp có rừng 294.476 ha, độ che phủ toàn tỉnh đạt 45%. Rừng tự nhiên Đắk Nông có nhiều hệ động vật và thực vật phong phú và đa dạng. Trong rừng còn nhiều loại dược liệu quý và các loài động vật quí hiếm như voi, gấu, hổ... được ghi trong sách đỏ của Việt Nam và thế giới. Đặc biệt, khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung, Tà Đùng có những khu rừng nguyên sinh với nhiều cảnh quan, thác nước đẹp tạo nên quần thể du lịch hấp dẫn.

Khu bảo tồn thiên nhiên Tà Đùng

Tài nguyên khoáng sản       

Trên địa bàn Đắk Nông có nhiều mỏ khoáng sản như: bauxit, wolfram, antimoal, bazan, đá granit, sét gạch ngói, than bùn, opal, thiếc sa khoáng, kaolin, saphir…

Tài nguyên phát triển du lịch

Đắk Nông có nhiều thắng cảnh thiên nhiên như các khu rừng nguyên sinh, các thác nước, hồ chứa nước tự nhiên và nhân tạo. Các thác nước đẹp, hùng vĩ, nguyên sơ nằm giữa rừng già như thác Trinh Nữ, thác Dray H'Linh, Dray Sáp, thác Diệu Thanh, thác Gấu, thác Chuông, thác Liêng Nung, Đắk GLung... Những khu du lịch sinh thái và dã ngoại trong vùng nằm giữa khu bảo tồn thiên nhiên Nam Nung [25.000 ha], Tà Đùng [28.000 ha] và thảo nguyên nhỏ trảng Ba Cây rộng trên 3 km2 phục vụ du lịch thể thao như leo núi, cưỡi ngựa, săn bắn, cắm trại…

Lễ cúng mưa đầu mùa của đồng bào M’nông

Đắk Nông là nơi hội tụ nhiều dân tộc với những nét sinh hoạt văn hóa truyền thống độc đáo như hội cồng chiêng, uống rượu cần, lễ hội ăn trâu, lễ mừng nhà mới, lễ mừng mùa, lễ bỏ mả...

 

Giao thông

Mạng lưới giao thông của tỉnh Đắk Nông chủ yếu là đường bộ. Đắk Nông có Quốc lộ 14 nối thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh Miền đông Nam bộ với các tỉnh Tây Nguyên; Quốc lộ 28 nối Đắk Nông với Lâm Đồng, Bình Thuận và các tỉnh Duyên hải miền Trung. Đắk Nông có 130 km đường biên giới với nước bạn Campuchia, có 2 cửa khẩu Bu Prăng và Dak Peur nối thông với Mondulkiri, Kratie, Kandal, Pnom Penh, Siem Reap...

Trong tương lai, Đắk Nông sẽ có các tuyến đường sắt Đắk Nông - Chơn Thành - Di An ra cảng Thị Vải và Đắk Nông – Tân Rai ra cảng Kê Gà.

Chủ Đề