Tiểu luận triết học về an toàn giao thông

Tải miễn phí bài Tiểu luận: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, các bạn có thể tải về kham khảo miễn phí, đây là đề tài tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm được giới thiệu cho các bạn sinh viên đang tìm kiếm tài liệu, ngoài ra các bạn có thể kham khảo thêm các bài tiểu luận về Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và tiểu luận về giáo dục an toàn giao thông cho học sinh trên chuyên mục tiểu luận Sáng kiến kinh nghiệm.

Lưu ý: Trong quá trình viết tiểu luận Môn Sáng kiến kinh nghiệm nếu các bạn không có thời gian và cần hỗ trợ viết bài hoàn chỉnh, chất lượng tốt, các bạn có thể liên hệ với dịch vụ viết tiểu luận chất lượng qua Zalo: //zalo.me/0932091562

Chương I: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài nguyên cứu

1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

– Luật An toàn giao thông đường bộ.

– Chỉ thị số 52/2007/CT-BGDĐT ngày 31 tháng 8 năm 2007 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về tăng cường công tác giáo dục an toàn giao thông trong các cơ sở giáo dục.

– Kế hoạch số 374/KH-GD ngày 25 tháng 8 năm 2007 của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tây Hòa về thực hiện Nghị quyết số 32/2007/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách nhằm kiềm chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.

2.Cơ sở lý luận:

           Tuyên truyền, giáo dục An toàn giao thông cho học sinh đang là một vấn đề, một nhu cầu đặc biệt quan trọng trong thời kỳ hiện nay. Bởi lẽ, đất nước ta đang trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, nhu cầu cơ giới hóa trong khi tham gia giao thông đang ngày một phát triển, xe cộ, phương tiện tham gia giao thông ngày càng nhiều. Chính vì vậy mỗi chúng ta phải trang bị cho mình một vốn hiểu biết nhất định về Luật giao thông đường bộ, để từ đó chúng ta có thể nghiêm chỉnh chấp hành tốt các Quy định về Luật giao thông; Học sinh tiểu học tuổi còn nhỏ, tâm lý chưa ổn định, các em thường tham gia giao thông theo ý thích riêng của mình, chưa xác định được chắc chắn về những qui định trong Luật giao thông nhất là giao thông đường bộ, vì vậy mà các em ít tự tin trong kỹ năng tham gia giao thông của mình. Các em hay bắt chước người lớn: thường thì đi xe đạp không đúng qui định, chưa đủ tuổi để điều khiển xe kiểu của người lớn hoặc xe máy. Nhiều em còn nô đùa trong khi tham gia giao thông. Chính vì thế công tác tuyên truyền , giáo dục về An toàn cho học sinh là quan trọng hơn bao giờ hết [Tiểu luận: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh]

3.Cơ sở thực tiễn:

– Trong những năm gần đây, tình hình học sinh phổ thông nói chung chưa nghiêm túc chấp hành tốt các Qui định về công tác an toàn giao thông ngày càng nhiều. Tình trạng lạng lách, đánh võng, buông thả hai tay,… xảy ra rất phổ biến trong độ tuổi học sinh.

– Công tác tuyên truyền, giáo dục về An toàn giao thông hiện nay là vấn đề đang được các cấp, các ngành đặc biệt quan tâm.

– Địa bàn xã Hòa Mỹ Tây trong thời gian gần đây đã xảy ra  một số vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng của người dân.

Chương II: Thực trạng của đề tài nguyên cứu:

1. Khái quát phạm vi nguyên cứu:

– Trường Tiểu học Số 1 Hòa Mỹ Tây bao gồm có 4 phân trường, trong đó có 3 phân trường Quảng Mỹ, Ngọc Lâm, Mỹ Thành giáp với tuyến đường giao thông liên xã, mật độ phương tiện giao thông cao.

– Năm học 2008-2009 trường có 27 lớp với 568 học sinh, phân bố ở các điểm trường như sau: 

ĐIỂM TRƯỜNG SỐ LỚP SỐ HỌC SINH GHI CHỦ
Quảng Mỹ 8 206  
Ngọc Lâm 13 254  
Mỹ Thành 5 98  
Suối Phẩn 1 10  
TỔNG CỘNG 27 568  

Nhìn vào bảng trên chúng ta thấy học sinh đa phần tập trung ở 3 điểm trường có tuyến đường giao thông liên xã chạy qua nên công tác giáo dục an toàn giao thông đặc biệt quan trọng.

– Phần lớn học sinh trong trường đều tự đi đến trường và tự về nhà. Tỉ lệ học sinh được bố mẹ chở đi học rất ít chỉ một vài phụ huynh khối lớp 1 nhưng tỉ lệ vẫn còn rất ít được thống kê qua bảng sau: 

Lớp Tổng số HS Số HS tự đi học Tỉ lệ Số HS được bố mẹ chở đi học Tỉ lệ
1 115 91 79,1% 24 20,9%
2 126 119 94,4% 7 5,6%
3 132 127 96,2% 5 3,8%
4 101 101 100% 0 0%
5 94 94 100% 0 0%

[Tiểu luận: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh]

2. Thực trạng của đề tài nguyên cứu:

– Công tác tuyên truyền giáo dục về An toàn giao thông ở các lớp đã tích cực triển khai và đã đi dần vào nề nếp. Tuy nhiên, ở một số lớp còn mang tính hình thức, chưa hiệu quả, một số giáo viên chưa thực sự quan tâm, thiếu sự đầu tư về thời gian giáo dục; sự phối hợp với liên đội, nhà trường,.. có lúc chưa chặt chẽ.

– Như đã nói trên, học sinh của trường tuổi còn nhỏ, các em thường tham gia giao thông theo ý thích riêng của mình, chưa xác định được chắc chắn về những qui định trong Luật giao thông nhất là giao thông đường bộ, vì vậy mà các em ít tự tin trong kỹ năng tham gia giao thông của mình.

– Một số em đi xe đạp không đúng qui định.

XEM THÊM ==> DỊCH VỤ VIẾT THUÊ TIỂU LUẬN

– Nhiều em còn nô đùa trong khi tham gia giao thông.

– Số lượng học sinh nắm được một số qui định cơ bản khi tham gia gia thông và có ý thức tốt trong công tác An toàn giao thông còn khá khiêm tốn. 

3. Nguyên nhân thực trạng:

  • Công tác tuyên truyền, giáo dục tuy đã triển khai rộng khắp đến từng học sinh, tuy nhiên vẫn còn mang tính hình thức, phương pháp tuyên truyền chưa phong phú, chưa thu hút được sự tự giác nhận thức của học sinh.
  • Một số ít giáo viên chỉ coi trọng công tác giáo dục văn hóa, chưa chú trọng đầu tư về công tác giáo dục an toàn giao thông cho học sinh.
  • Hình thức truyền đạt kiến thức, những qui định về Luật giao thông đường bộ cho học sinh chưa phong phú, không phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi của học sinh.
  • Thiếu phương tiện thiết bị về công tác tuyên truyền bằng trực quan như khẩu hiệu, biển báo hiệu,…
  • Chương trình giáo dục lồng ghép về an toàn giao thông trong thời khóa biểu chính chỉ tập trung vào tháng 9 và tháng 10 nên cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác tuyên truyền, giáo dục mang tính thường xuyên cho học sinh. 

Chương III. Biện pháp, giải pháp chủ yếu để thực hiện đề tài.

1. Cơ sở đề xuất các giải pháp:

  • Tinh thần trách nhiệm, và ý sự gương mẫu chấp hành tốt Pháp luật về An toàn giao thông của đội ngũ giáo viên chủ nhiệm và các đoàn thể trong nhà trường.
  • Sự quan tam chỉ đạo sát sao về công tác An toàn giao thông của các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
  • Tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh tiểu học “Học mà chơi-Chơi mà học”
  • Chất lượng về công tác tuyên truyền, giáo dục về An toàn giao thông cho học sinh của nhà trường trong năm học qua.[Tiểu luận: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh]

2. Biện pháp, giải pháp:

        Xuất phát từ những thực trạng tren, bằng những kinh nghiệm của bản thân trong công tác giáo dục các hoạt động ngoài giờ lên lớp, tôi đề ra một số biện pháp, giải pháp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền , giáo dục về An toàn giao thông cho học sinh như sau:

  • Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông trong học sinh bằng nhiều hình thức:
  • Lồng ghép nội dung tuyên truyền về An toàn giao thông như một nội dung chính trong tất cả các tiết chào cờ đầu tuần.
  • Các lớp tiếp tục khắc sâu kiến thức về an toàn giao thông trong tiết Sinh hoạt lớp.
  • Chỉ đạo tích hợp nội dung An toàn giao thông trong các tiết Sinh hoạt đội, sinh hoạt sao nhi đồng.
  • Giáo dục tuyên truyền an toàn cho học sinh qua các câu thơ ngắn, dễ nhớ như:

Đường ta đi là đường bên phải

Đường ngược lại là đường bên trái.

          Nhắc học sinh biết đi đúng bên phải theo Luật giao thông đường bộ qui định, hay câu thơ sau:

Nào, nào dừng lại!

          Đèn đỏ bật rồi.

          Chờ đèn xanh sáng

          Mình cùng đi thôi! 

Đi trên vạch trắng

          Mỗi khi qua đường

          Năm tay người lớn

          Mới là dễ thương[Tiểu luận: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh]

          Giúp học sinh nhận biết đèn tín hiệu tại các ngả tư đường , đèn xanh thì đi và đèn đỏ dừng lại và biết đi qua đường phải đi trên vạch kẻ trắng, có người lớn dẫn dắt. Hay với hai câu thơ sau:

          Cầu lông, bóng đá

          Chơi là thích luôn.

          Em ơi, nhớ nhé!

          Đừng chơi gần đường! 

          Bên dải phân cách

          Xe phóng vù vù

          Đừng trèo lên đó

          Kẻo thành đầu u!

          Giáo dục học sinh không chơi đùa ở gần đường và trên đường.

  • Tổ chức tốt nhiều hội thi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ.

Như chúng ta đã biết, “Học mà chơi- chơi mà học” là một phương pháp giáo dục phù hợp với đặc điểm tâm lí lứa tuổi học sinh, qua các trò chơi, các hội thi sẽ giúp các em khắc sâu hơn kiến thức đã được học vào thực tiễn cuộc sống. Chúng ta có thể tổ chức một số hội thi sau:

  • Thi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ
  • Thi xử lý các tình huống thường gặp khi tham gia giao thông
  • Thi Tiểu phẩm, hài kịch về các vấn đề bức xúc về công tác An toàn giao thông trên địa bàn của trường .
  • Thi trắc nghiệm về kiến thức An toàn giao thông
  • Thi hùng biện về một vấn đề quan trọng mang tính cấp bách trong việc gìn giữ trật tự an toàn giao thông,.. .

Nội dung, hình thức tổ chức: Tùy vào điều kiện từng lớp, điều kiện của nhà trường mà chúng ta tổ chức hình thức cho phù hợp. Có thể thi giữa các tổ với nhau hoặc thi giữa các lớp trong một khối hoặc chúng ta có thể tổ chức thi giữa các điểm trường, mỗi tổ, lớp, điểm trường là một đội thi.

Ví dụ: Với hội thi tìm hiểu về Luật giao thông đường bộ chúng ta có thể tổ chức thi giữa các lớp trong một khối lớp, hội thi gồm ba phần:

+ Phần 1: Giới thiệu về lớp mình và thành tích của lớp mình trong công tác tuyên truyền và thực hiện công tác an toàn giao thông

+ Phần 2: Thi trắc nghiệm về kiến thức an toàn giao thông

+ Phần 3: Thi xử lí tình huống  về những vấn đề an toàn giao thông.  [Tiểu luận: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh]

  • Thực hiện tốt công tác tuyên truyền trực quan:

Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi tiểu học là nhận thức từ trực quan sinh động đến thực tiễn nhận thức, nên công tác tuyên truyền trực quan về An toàn giao thông cũng thực sự quan trọng. Muốn vậy ở trường nhất thiết phải có các câu khẩu hiệu tuyên truyền và bảng các biển báo hiệu giao thông.

  • Câu khẩu hiệu tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ thực hiện theo và mang tính giáo dục cao như:

+ An toàn giao thông là không vi phạm

+ An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà, mọi người,…

  • Các biển báo hiệu giao thông phải được chọn lọc một số biển báo đơn giản, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và thực tế của địa bàn trường đóng, như biển báo nguy hiểm, biển báo phần đường dành cho người đi bộ qua đường, biển báo cấm đi xe đạp,…
  • Các biển báo, câu khẩu hiệu phải được trang trí tại những nơi dễ nhìn thấy như tại cổng trường, trước sân trường,… và được trang trí thẩm mỹ, khoa học.
  • Thực hiện tốt công tác phối hợp trong tuyên truyền, giáo dục về an toàn giao thông:
  • Phối hợp với liên đội, bộ phận hoạt động ngoài giờ chỉ đạo triển khai trong học sinh thực hiện tốt các phong trào về an toàn giao thông như phong trào “4không – 3 sạch” , phong trào “Đoạn đường em chăm”,…Chú trọng công tác triển khai thi, kiểm tra công nhận chuyên hiệu “An toàn giao thông” cho học sinh là đội viên.
  • Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm, chỉ đạo học sinh thực hiện tốt một số qui định sau:

+ Học sinh tiểu học không được đi xe đạp kiểu người lớn; những em nhà gần trường thì tuyệt đối không đi xe đạp.

+ Khi xếp hàng ra về, mỗi lớp xếp thành 2 hàng theo hai hướng đi về nhà của học sinh và đi theo thứ tự từng hàng một.

+ Đội cờ đỏ chấm điểm và đưa nội dung này vào công tác thi đua của các lớp. [Tiểu luận: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh]

  • Chỉ đạo thực hiện tốt công tác dạy tiết An toàn giao thông.
  • Tiết an toàn giao thông được đưa vào thời khoa biểu chính thức, các lớp dạy kiến thức này trong tiết Sinh hoạt tập thể vào ngày thứ sáu.
  • Nhà trường thường xuyên kiểm tra việc soạn giáo án và việc giảng dạy tiết an toàn giao thông của các lớp 1lần/ tuần.
  • Kiểm tra kỹ năng vận dụng thực hành của học sinh trong khi tham gia giao thông và qua các hội thi.
    • Lên kế hoạch và triển khai kế hoạch về công tác an toàn giao thông năm học.
    • Chỉ đạo, triển khai các lớp ký cam kết không vi phạm về an toàn giao thông và xem đây là một tiêu chí để đánh giá thi đua của các lớp. 

3.       Tổ chức triển khai thực hiện:

  • Ngay từ đầu năm học, quán triệt tốt trong đội ngũ cán bộ, giáo viên và học sinh các văn bản của các cấp về công tác An toàn giao thông.
  • Từng giáo viên chủ nhiệm lớp căn cứ nhiệm vụ kế hoạch của nhà trường triển khai tuyên truyền, giáo dục và giảng dạy kiến thức về an toàn giao thông cho lớp mình chủ nhiệm.
  • Bộ phận hoạt động ngoài giờ chủ động đề xuất, tham mưu và lên kế hoạch chi tiết tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về An toàn giao thông .
  • Nhà trường thường xuyên tổ chức kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh nhằm đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để từng học sinh đều thực hiện tốt công tác An toàn giao thông.

Trên đây là tiểu luận môn Sáng kiến kinh nghiệm đề tài: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục an toàn giao thông cho học sinh, dành cho các bạn đang làm tiểu luận môn học Sáng kiến kinh nghiệm: còn nhiều bài mẫu tiểu luận môn học các bạn tìm kiếm trên chuyên mục nhé. 

Lưu ý: Có thể trên website không có tài liệu đúng như các bạn mong muốn để hoàn thiện bài làm hoàn toàn mới và chất lượng tốt các bạn có thể cần tới sự hỗ trợ của dịch vụ viết tiểu luận để kham khảo bảng giá và quy trình làm việc các bạn có thể trao đổi với mình qua SDT/Zalo: //zalo.me/0932091562

DOWNLOAD FILE

Video liên quan

Chủ Đề