Tiến trình văn hóa việt nam trần ngọc thêm năm 2024

CƠ SỞ VĂN HÓA VIỆT NAM

Tài liệu học tập
1. Trần Ngọc Thêm, Cơ sở văn hóa Việt Nam,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2004.

Bố cục: 6 chương
• C1. Văn hóa học và văn hóa VN.
• C2. Văn hóa nhận thức.
• C3. Văn hóa tổ chức đời sống tập thể.
• C4. Văn hóa tổ chức đời sống cá nhân.
• C5. Văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên.
• C6. Văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

HÌNH THỨC THI: TỰ LUẬN
CÁCH THỨC LÀM BÀI:
1. MỞ ĐẦU
2. NỘI DUNG
3. KẾT LUẬN: CÓ LIÊN HỆ THỰC TIỄN

CHƯƠNG I

VĂN HÓA HỌC VÀ
VĂN HÓA VIỆT NAM

- “Văn hoá là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ lịch sử của dân tộc, nó làm nên sức sống mãnh liệt, giúp cộng đồng dân tộc Việt Nam vượt qua biết bao sóng gió và thác ghềnh tưởng chừng không thể vượt qua được, để không ngừng phát triển và lớn mạnh” - Phạm Văn Đồng

- “Văn hoá là cái còn lại khi người ta đã quên đi tất cả, là cái vẫn thiếu khi người ta đã học tất cả.

Giáo trình “Cơ sở văn hóa Việt Nam” được biên soạn theo sát chương trình do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành năm 1995. Theo đó, hệ thống văn hóa Việt Nam được xem xét một cách đồng đại theo ba thành tố “nhận thức – tổ chức – ứng xử”, nhưng trong mỗi thành tố lại chú trọng tới tính lịch đại của nó.

Trong lần tái bản này, toàn bộ cuốn sách đã được xem lại và chỉnh sửa, bổ sung. Giáo trình bao gồm các nội dung:

Truyện cười dân gian là thể loại truyện kể có khả năng gây cười và dùng tiếng cười làm phương tiện để phản ánh những thói xấu, những hiện tượng buồn cười trong đời sống nhằm làm cho cuộc sống được thanh lọc và tốt đẹp hơn. Khảo sát kho tàng truyện cười dân gian phong phú của người Việt, có thể thấy nhiều chủ đề, nhiều đối tượng được phản ánh với nhiều tầng nội dung ý nghĩa, trong đó không thể không nói đến chủ đề dạy học với hình tượng nhân vật trung tâm là thầy đồ và các anh học trò đi dạy học. Nội dung và hình thức nghệ thuật của bộ phận truyện này có những nét tương dồng và dị biệt so với các truyện cười dân gian nói chung.

Từ các chương trình được soạn thảo công phu của gần ba mươi trường đại học, một số giáo sư có kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo mời xây dựng Bộ chương trình Đại học đại cương dùng cho các năm đầu ở bậc đại học.

Bộ chương trình nêu trên đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành dưới dạng Bộ chương trình mẫu [theo quyết định 3244/GD-ĐT ngày 12 tháng 9 năm 1995] và đang được các trường đại học và cao đẳng áp dụng. Đây là chuẩn mực tối thiểu về phần kiến thức nền tảng của bậc đại học để các cơ sở đào tạo đại học và cao đẳng áp dụng nhằm nâng dần mặt bằng kiến thức bậc đại học nước ta ngang tầm với các nước trong khu vực và trên thế giới. Mong mỏi chung của người học và người dạy là có được các sách giáo khoa phù hợp với bộ chương trình này do những chuyên gia có kinh nghiệm biên soạn.

Đáp ứng nguyện vọng trên, Ban chủ nhiệm Chương trình Giáo trình đại học đã mời PGS. TS. Trần Ngọc Thêm viết cuốn Cơ sở văn hoá Việt Nam phục vụ cho chương trình Đại học đại cương.

Ban chủ nhiệm Chương trình Giáo trình đại học trân trọng giới thiệu với bạn đọc và mong nhận được sự góp ý để cuốn sách ngày càng hoàn thiện.

Ban chủ nhiệm CHƯƠNG TRÌNH GIÁO TRÌNH ĐẠI HỌC Bộ Giáo dục và Đào tạo

trang]. Mặt khác, tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên cứu, chúng tôi đã gạn lọc giữ lại những nội dung có sự thống nhất ở một mức độ nhất định trong giới khoa học để soạn thành GIÁO TRÌNH, theo hướng này, đã lần lượt ra đời các bản giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam do Trường ĐHTH Tp. HCM xuất bản năm 1996 [381 trang], ĐHKHXH và NV thuộc ĐHQG Tp. HCM xuất bản tháng 2- 1997 [283 trang]. Cuốn sách bạn đọc đang cầm trong tay được hoàn thiện trên cơ sở bản in tháng 2-1997. Những nội dung gây tranh luận [như sự đối lập quá rạch ròi hai loại hình văn hóa, những lý giải về nguồn gốc âm dương, ngũ hành...], cũng như những gì quá đi sâu đều đã được loại bỏ hoặc đưa vào các phần chú thích, đọc thêm.

Giáo trình được biên soạn theo sát chương trình do Bộ GD và ĐT ban hành năm 1995. Theo đó, hệ thống văn hóa Việt Nam được xem xét một cách đồng đại theo bốn thành tố, nhưng trong mỗi thành tố, một bộ phận của thành tố lại chú trọng tới tính lịch đại của nó. Tiến trình văn hóa Việt Nam không chỉ được phác thảo trong chương I [§3], mà còn bao trùm lên toàn bộ cuốn sách: Khởi đầu từ các điều kiện vật chất quy định và định vị văn hóa Việt Nam [chương I-§2], ta thu được cái tinh thần là văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức đời sống cộng đồng [chương II-IV], để rồi cái tinh thần đó lại tác động trở lại đời sống vật chất [chương V: ăn - mặc - ở - đi lại], cũng như cách thức ứng xử và thành quả giao lưu với môi trường xã hội [chương VI]. Từ quá khứ [văn hóa bản địa và giao lưu với khu vực], chúng ta đã đi dần đến hiện lại [giao lưu với phương Tây], để rồi cuối cùng kết thúc bằng việc xem xét cuộc "đối mặt" đang diễn ra giữa văn hóa cổ truyền với nền kinh tế thị trường và sự thâm nhập của văn minh phương Tây hiện đại.

Trong sách, các thông tin bổ trợ để đọc thêm được phân biệt bằng kiểu chữ riêng, với cỡ chữ nhỏ hơn; để nắm được nội dung cơ bản, có thể bỏ qua không cần đọc những đoạn này. Ngược lại, để mở rộng kiến thức thì, ngoài những thông tin phụ in bằng kiểu chữ riêng, ở cuối sách giới thiệu một danh mục tài liệu đọc thêm tối thiểu. Để tiện cho việc sử dụng, cuối sách còn có các câu hỏi cho từng chương và một số câu hỏi chung, đòi hỏi sự tổng hợp kiến thức và suy luận; đây chỉ là những câu hỏi mang tính chất gợi ý, các thầy cô có thể cụ thể hóa hoặc tiếp tục bổ sung thêm.

Để có được giáo trình này, trong những năm qua, tác giả đã nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ to lớn của Vụ Đào tạo đại học Bộ GD và ĐT, của Hội đồng liên ngành Ngoại ngữ, của Ban chủ nhiệm Chương trình mục tiêu về Giáo trình Đại học, của Trường ĐH Tổng hợp Tp. HCM [trước đây] và Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh [hiện nay], của các nhà nghiên cứu lớp đàn anh như GS. Lương Duy Thứ, GS. Nguyễn Tài Cẩn, GS. Phạm Đức Dương. GS. Nguyên Tấn Đắc, TS. Dương Thiệu Tống, PGS. Tạ Văn Thành, PGS. Chu Xuân Diên, PGS. Trần Thanh Đạm, GS. Lý Chánh Trung, nhà nghiên cứu Phật học Minh Chi, cùng nhiều bậc đàn anh và nhiều đồng nghiệp bạn bè khác ở trong nước và nước ngoài.

Trước khi xuất bản, sách lại được GS. Phạm Đức Dương [Chủ tịch Hội Đông Nam Á học Việt Nam], GS. Đinh Gia Khánh [nguyên viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian] và GS. Nguyễn Khắc Phi [chuyên gia văn học Trung Quốc, NXB Giáo dục] đọc góp ý. Đặc biệt, những nhận xét rất kỹ càng và chính xác của GS. Đinh Gia Khánh và GS. Nguyễn Khắc Phi đã giúp cho bản thảo hoàn thiện hơn rất nhiều. Chúng tôi cũng bày tỏ nơi đây lòng biết ơn chân thành đối với GS. Nguyễn Như Ý [Tổng biên tập NXB Giáo dục] và PTS. Tăng Kim Ngân [biên tập viên], những người đã góp phần quan trọng cho sự ra mắt chính thức của giáo trình.

Cuối cùng, dù cố gắng đến mấy, sách chắc vẫn chưa tránh khỏi hết mọi sai sót. Kính mong độc giả cùng các bạn sinh viên tiếp tục góp ý, phê bình để giáo trình này ngày một hoàn thiện hơn.

Tp. Hồ Chí Minh, mùa thu năm Đinh Sửu 1997 PGS. TRẦN NGỌC THÊM

ĐÔI ĐIỀU VỀ TÁC GIẢ:

Trần Ngọc Thêm. Sinh năm 1952 tại xã Hiền Đa, huyện Sông Thao tỉnh Phú Thọ

Tốt nghiệp ngành Ngôn ngữ toán Trường ĐH Tổng hợp Quốc gia Leningrad [nay là St-Petersburg, Nga] năm 1974. Bảo vệ Phó tiến sĩ năm 1987 và Tiến sĩ khoa học ngữ văn năm 1988 tại ĐHTH Quốc gia Leningrad. Được phong Phó giáo sư năm 1991. Được bầu làm Viện sĩ nước ngoài Viện Hàn lâm khoa học tự nhiên CHLB Nga năm 1999.

Chương I – VĂN HOÁ HỌC VÀ VĂN HOÁ VIỆT NAM

Dẫn nhập Chương này chuẩn bị những tiền đề lí luận chung về văn hóa học và văn hóa Việt Nam làm nền tảng cho việc xem xét các đặc trưng của văn hóa Việt Nam, qua đó thấy được những quy luật hình thành và phát triển của nó. Để có cơ sở xuất phát, trước hết phải nắm được khái niệm văn hóa thông qua những đặc trưng cơ bản cần và đủ để phân biệt nó với các khái niệm khác, đặc biệt là phân biệt văn hóa với văn minh. Tiếp theo, cần xác định [định vị] được thế nào là văn hóa Việt Nam; công việc này bao gồm việc xác định loại hình của văn hóa Việt Nam, chủ thể [nguồn gốc dân tộc], không gian và thời gian của văn hóa Việt Nam. Sau khi định vị được rồi, cần phải có một cái nhìn bao quát về tiến trình phát triển của văn hóa Việt Nam, bao gồm các lớp văn hóa và các giai đoạn văn hóa.

Bởi vậy, trong chương này chúng ta sẽ tìm hiểu 3 vấn đề sau: 1- Văn hoá và văn hóa học; 2- Định vị văn hóa Việt Nam; 3- Tiến trình văn hóa Việt Nam.

Bài 1 - VĂN HÓA VÀ VĂN HÓA HỌC

  1. Định nghĩa văn hóa Từ "văn hóa" có rất nhiều nghĩa. Trong tiếng Việt, văn hóa được dùng theo nghĩa thông dụng để chỉ học thức [trình độ văn hóa], lối sống [nếp sống văn hóa]; theo nghĩa chuyên biệt để chỉ trình độ phát triển của một giai đoạn [văn hóa Đông Sơn]... Trong khi theo nghĩa rộng thì văn hóa bao gồm tất cả, từ những sản phẩm tinh vi hiện đại cho đến tín ngưỡng, phong tục, lối sống, lao động... Chính với cách hiểu rộng này, văn hoá mới là đối tượng đích thực của văn hóa học.

Tuy nhiên, ngay cả với cách hiểu rộng này trên thế giới cũng có hàng trăm định nghĩa khác nhau. Để định nghĩa một khái niệm, trước hết cần xác định

được những đặc trưng cơ bản của nó. Đó là những nét riêng biệt và tiêu biểu, cần và đủ để phân biệt khái niệm [sự vật] ấy với khái niệm [sự vật] khác. Phân tích các cách tiếp cận văn hóa phổ biến hiện nay [coi văn hóa như tập hợp, như hệ thống, như giá trị, như hoạt động, như kí hiệu, như thuộc tính nhân cách, như thuộc tính xã hội...], có thể xác định được 4 đặc trưng cơ bản mà tổng hợp lại, ta có thể nêu ra một định nghĩa văn hoá như sau:

VĂN HOÁ là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội.

Dưới đây, chúng ta đi vào xem xét từng đặc trưng của văn hóa được nói đến trong định nghĩa cùng các chức năng của nó.

  1. Các đặc trưng và chức năng của văn hóa

1.2 Văn hóa trước hết phải có tính hệ thống. Đặc trưng này cần để phân biệt hệ thống với tập hợp; nó giúp phát hiện những mối liên hệ mật thiết giữa các hiện tượng, sự kiện thuộc một nền văn hóa; phát hiện các đặc trưng, những quy luật hình thành và phát triển của nó.

Nhờ có tính hệ thống mà văn hóa, với tư cách là một thực thể bao trùm mọi hoạt động của xã hội, thực hiện được chức năng tổ chức xã hội. Chính văn hóa thường xuyên làm tăng độ ổn định của xã hội, cung cấp cho xã hội mọi phương tiện cần thiết để ứng phó với môi trường tự nhiên và xã hội của mình. Nó là nền tảng của xã hội - có lẽ chính vì vậy mà người Việt Nam ta dùng từ chỉ loại “nền” để xác định khái niệm văn hoá [nền văn hóa].

1.2. Đặc trưng quan trọng thứ hai của văn hóa là tính giá trị. Văn hóa theo nghĩa đen nghĩa là "trở thành đẹp, thành có giá trị". Tính giá trị cần để phân biệt giá trị với phi giá trị [vd: thiên tai, mafia]. Nó là thước đo mức độ nhân bản của xã hội và con người.

Các giá trị văn hóa, theo mục đích có thể chia thành giá trị vật chất [phục vụ cho nhu cầu vật chất] và giá trị tinh thần [phục vụ cho nhu cầu tinh thần]; theo ý nghĩa có thể chia thành giá trị sử dụng, giá trị đạo đức và giá trị thẩm mĩ; theo thời gian có thể phân biệt các giá trị vĩnh cửu và giá trị nhất thời. Sự phân biệt các giá trị theo thời gian cho phép ta có được cái nhìn biện chứng và khách

phát triển của từng giai đoạn. Tính lịch sử tạo cho văn hóa một bề dày, một chiều sâu; nó buộc văn hóa thường xuyên tự điều chỉnh, tiến hành phân loại và phân bố lại các giá trị. Tính lịch sử được duy trì bằng truyền thống văn hóa. Truyền thống văn hóa là những giá trị tương đối ổn định [những kinh nghiệm tập thể] được tích lũy và tái tạo trong cộng đồng người qua không gian và thời gian, được đúc kết thành những khuôn mẫu xã hội và cố định hóa dưới dạng ngôn ngữ, phong tục, tập quán. nghi lễ, luật pháp, dư luận...

Truyền thống văn hóa tồn tại nhờ giáo dục. Chức năng giáo dục là chức năng quan trọng thứ tư của văn hóa. Nhưng văn hóa thực hiện chức năng giáo dục không chỉ bằng những giá trị đã ổn định [truyền thống], mà còn bằng cả những giá trị đang hình thành. Hai loại giá trị này tạo thành một hệ thống chuẩn mực mà con người hướng tới. Nhờ nó mà văn hóa đóng vai trò quyết định trong việc hình thành nhân cách [trồng người]. Từ chức năng giáo dục, văn hóa có chức năng phái sinh là đảm bảo tính kế tục của tịch sử: Nó là một thứ "gien" xã hội di truyền phẩm chất con người lại cho các thế hệ mai sau.

Bảng 1: Xác định khái niệm "văn hóa" Tóm lại, 4 đặc trưng vừa xét là cần và đủ để cho phép ta xác định khái niệm “văn hóa " [xem bảng 1].

  1. Văn hóa với Văn minh, Văn hiến, Văn vật

CAC DOI TUONG

HE THONG TAP HOP

HT gia tri HT phi gia tri

HTGT thien tao HTGT nhan tao

HTGT NT co tinh lich su

HTGT NT khong co tinh lich su

1.3. Lâu nay, không ít người vẫn sử dụng văn minh [civilization] như một từ đồng nghĩa với văn hóa. Song thật ra, đây là hai khái niệm rất khác nhau. Trong các từ điển, từ "văn minh" có thể được định nghĩa theo nhiều cách, song chúng thường có một nét nghĩa chung là “trình độ phát triển": trong khi văn hóa luôn có bề dày của quá khứ [tính lịch sử] thì văn minh là một lát cắt đồng đại, nó cho biết trình độ phát triển của văn hóa ở từng giai đoạn. Nói đến văn minh, người ta còn nghĩ đến các tiện nghi. Như vậy, văn hóa và văn minh còn khác nhau ở tính giá trị: trong khi văn hóa chứa cả các giá trị vật chất lẫn tinh thần, thì văn minh chủ yếu thiên về các giá trị vật chất mà thôi.

Sự khác biệt của văn hóa và văn minh về giá trị tinh thần và tính lịch sự dẫn đến sự khác biệt về phạm vi: Văn hoá mang tính dân tộc; còn văn minh thì có tính quốc tế, nó đặc trưng cho một khu vực rộng lớn hoặc cả nhân loại, bởi lẽ cái vật chất thì dễ phổ biến, lây lan.

Và sự khác biệt thứ tư, về nguồn gốc: Văn hoá gắn bó nhiều hơn với phương Đông nông nghiệp, còn văn minh gắn bó nhiều hơn với phương Tây đô thị. Trong quá trình phát triển của lịch sử nhân loại, tại cựu lục địa Âu-Á [Eurasia] đã hình thành hai vùng văn hóa lớn là “phương Tây” và “phương Đông”: phương Tây là khu vực tây-bắc gồm toàn bộ Châu Âu [đến dãy Uran]; phương Đông là khu vực đông-nam gồm châu Á và châu Phi. Các nền văn hóa cổ đại lớn mà nhân loại từng biết đến đều xuất phát từ phương Đông: Trung Hoa, Ấn Độ, Lưỡng Hà, Ai Cập. Nền văn hóa phương Tây sớm nhất là Hi-La [Hi Lạp và La Mã] cũng có nguồn gốc từ phương Đông, nó được hình thành trên cơ sở tiếp thu những thành tựu của các nền văn hóa Ai Cập và Lưỡng Hà. Các nền văn hóa phương Đông đều hình thành ở lưu vực các con sông lớn là những nơi có địa hình và khí hậu rất thuận tiện cho sản xuất nông nghiệp. Ở các ngôn ngữ phương Tây, từ “văn hóa” bắt nguồn từ chữ cultus tiếng Latinh có nghĩa là “trồng trọt”, còn từ “văn minh” thì bắt nguồn từ chữ civitas có nghĩa là “thành phố”.

1.3. Ở Việt Nam còn có các khái niệm văn hiến và văn vật. Từ điển thường định nghĩa văn hiến là “truyền thống văn hóa lâu đời”, còn văn vật là “truyền thống văn hóa biểu hiện ở nhiều nhân tài và di tích lịch sử”. Các định nghĩa này cho thấy văn hiến và văn vật chỉ là những khái niệm bộ phận của "văn hóa", chúng khác văn hóa ở độ bao quát các giá trị: Văn hiến là văn hoá thiên về

Tiểu hệ thứ hai liên quan đến những giá trị nội tại của chủ thể văn hóa: đó là văn hóa tổ chức cộng đồng. Nó bao gồm 2 vi hệ là văn hóa tổ chức đời sống tập thể [ở tầm vĩ mô như tổ chức nông thôn, quốc gia, đô thị], và văn hóa tổ chức đời sống cá nhân [liên quan đến đời sống riêng mỗi người như tín ngưỡng, phong tục, giao tiếp, nghệ thuật...].

Cộng đồng chủ thể văn hóa tồn tại trong quan hệ với hai loại môi trường - môi trường tự nhiên [thiên nhiên, khí hậu...] và môi trường xã hội [các dân tộc, quốc gia khác]. Cho nên, cấu trúc văn hóa còn chứa hai tiểu hệ liên quan đến thái độ của cộng đồng với hai loại môi trường đó là văn hóa ứng xử với môi trường tự nhiên và văn hóa ứng xử với môi trường xã hội.

Với mỗi loại môi trường, đều có thể có hai cách xử thế phù hợp với hai loại tác động của chúng [tạo nên 2 vi hệ]: tận dụng môi trường [tác động tích cực] và ứng phó với môi trường [tác động tiêu cực]. Với môi trường tự nhiên, có thể tận dụng để ăn uống, tạo ra các vật dụng hàng ngày...; đồng thời phải ứng phó với thiên tai [trị thủy], với khoảng cách [giao thông], với khí hậu và thời tiết [quần áo, nhà cửa...]. Với môi trường xã hội, bằng các quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa, mỗi dân tộc đều cố gắng tận dụng những thành tựu của các dân tộc lân bang để làm giàu thêm cho nền văn hóa của mình; đồng thời lại phải lo ứng phó với họ trên các mặt trận quân sự, ngoại giao...

Dưới góc độ đồng đại, hệ thống văn hóa còn có thể có nhiều cách phân chia khác. Chẳng hạn, trong quan hệ với cộng đồng, có thể phân biệt văn hoá dân gian và văn hóa chính thống. Trong quan hệ với địa bàn cư trú, có thể phân biệt văn hóa biển, văn hóa đồng bằng và văn hóa núi. Cũng vậy, có sự khác biệt giữa văn hóa Việt với văn hóa các dân tộc ít người. Những cách phân chia này cần được vận dụng kết hợp với cách phân chia chính.

Cả 4 thành tố của hệ thống văn hóa đều bị quy định bởi một gốc chung là loại hình văn hóa. Nếu mô hình cấu trúc của hệ thống văn hóa cho ta thấy CÁI CHUNG, cái đồng nhất trong tính hệ thống của các nền văn hóa thì loại hình văn hóa sẽ cho ta thấy CÁI RIÊNG, cái khác biệt trong tính hệ thống của chúng. Cấu trúc của hệ thống văn hóa trong quan hệ với loại hình văn hóa được trình bày trong hình 1.

  1. “Cơ sở văn hóa” và các bộ môn văn hóa học

Văn hóa học [culturology] là khoa học nghiên cứu về văn hóa. Vì văn hóa bao quát một phạm vi quá rộng cho nên trong một thời gian dài, người ta chỉ chú ý đến các khoa học bộ phận mà không có khoa học nào lấy văn hóa làm đối tượng. Ở phương Tây, mãi đến năm 1871, “văn hóa" mới được E.B định nghĩa lần đầu tiên trong tác phẩm Văn hóa nguyên thủy [Primitive Culture] xuất bản ở London. Nhưng văn hóa như đối tượng của một khoa học độc lập thì phải đến năm 1885 mới hình thành rõ nét với công trình hai tập mang tên Khoa học chung về văn hóa của Klemm người Đức, trong đó trình bày sự phát sinh phát triển toàn diện của loài người như một lịch sử văn hóa. Bản thân thuật ngữ “văn hóa học” [t. Đức: Kulturkunde, t. Anh. Culturology] thì xuất hiện vào năm 1898 tại Đại hội giáo viên sinh ngữ họp ở Viên [thủ đô nước Áo], song mãi đến sau công trình The Science of Culture của L. White xuất bản ở Mĩ năm 1949, nó mới trở thành phổ biến.

Trong sự phát triển của văn hóa học nửa đầu tk. XX có sự đóng góp quan trọng của các nhà nhân học văn hóa Mĩ về việc mở rộng đối tượng và quy mô nghiên cứu [những năm 30-40, phong trào nghiên cứu văn hóa và ngôn ngữ của thổ dân Mĩ phát triển khá rầm rộ] và của C. Lévi-Strauss về phương pháp nghiên cứu [cuốn Anthropologie Structutral của ông xuất bản tại Paris năm 1958 đánh dấu việc đưa phương pháp cấu trúc từ lĩnh vực ngôn ngữ học áp dụng vào việc nghiên cứu văn hóa].

Văn hoá có thể được xem xét từ nhiều hướng, do vậy văn hóa học có thể được nghiên cứu và trình bày dưới nhiều góc độ khác nhau, tạo nên nhiều môn, phân môn.

Dưới góc độ thời gian, môn lịch sử văn hóa [văn hóa sử] khảo sát tiến trình văn hóa của một dân tộc theo từng giai đoạn lịch sử với các tình tiết và sự kiện, mở rộng hiểu biết về văn hóa theo chiều dọc.

Dưới góc độ không gian, môn địa lí văn hóa [địa văn hóa] có trách nhiệm khảo sát văn hóa dân tộc theo chiều ngang, trong mối quan hệ với địa lí quốc gia, tìm hiểu đặc điểm của các vùng văn hóa.

Dưới góc độ lí luận khái quát chung, văn hóa học đại cương có trách nhiệm nghiên cứu các quan niệm, các học thuyết, các cách tiếp cận văn hóa và văn hóa học nói chung.

tây-bắc gồm toàn bộ châu Âu [đến dãy Uran] ; phương Đông gồm châu Á và châu Phi; nếu trừ ra một vùng đệm như một dải đường chéo chạy dài ở giữa từ tây- nam lên đông-bắc thì phương Đông điển hình sẽ là khu vực đông-nam còn lại. Hai vùng này có sự khác biệt rõ rệt về mọi mặt: Trong khi các ngôn ngữ phương Tây biến hình thì các ngôn ngữ phương Đông chủ yếu là đơn lập; trong khi người phương Tây coi trọng cá nhân thì người phương Đông coi trọng cộng đồng; trong khi người phương Tây chìa tay ra bắt lúc gặp nhau thì người phương Đông khoanh tay cúi đầu.

Môi trường sống của cư dân phương Đông [= đông nam] là xứ nóng sinh ra mưa nhiều [ẩm], tạo nên các con sông lớn với những vùng đồng bằng trù phú. Còn phương Tây [= tây bắc] là xứ lạnh với khí hậu khô, không thích hợp cho thực vật sinh trưởng, có chăng chỉ là những vùng đồng cỏ mênh mông. Hai loại địa hình này khiến cho cư dân hai khu vực phải sinh sống bằng hai nghề khác nhau: trồng trọt và chăn nuôi.

Nghề chăn nuôi ở phương Tây phổ biến đến mức trong Kinh Thánh, từ "cừu" được nhắc tới trên 5 lần, tín đồ được gọi là "con chiên", Chúa là người "chăn chiên". Lịch sử cho biết người phương Tây xưa chủ yếu nuôi bò, cừu, dê ; ăn thịt và uống sữa bò ; áo quần dệt bằng lông cừu hoặc làm bằng da thú vật. W trong cuốn Nguồn gốc văn minh [1990, tr. 33] cho biết: "Tại những bộ lạc săn bắn và mục súc, loài bò là một đơn vị giá trị rất tiện... Vào thời đại Homer ở Hi Lạp, người ta đánh giá người và vật bằng số bò: bộ binh giáp của Diomède đáng giá 9 con bò, một người nô lệ khéo tay đáng giá 4 con. Người La Mã cũng vậy, họ dùng hai danh từ gần giống nhau - pecus và pecunia - để trỏ bò và tiền bạc". Về sau, các dân tộc ven biển thì phát triển thương nghiệp buôn bán, các dân tộc trong lục địa thì làm nông nghiệp, nhưng chăn nuôi vẫn là mối quan tâm chủ yếu của họ. Trong Hồi kí về cuộc chiến tranh ở Gôlơ, Xêda viết rằng vào thế kỉ II trước Công nguyên, người Giécmanh vẫn sống cuộc đời du mục ; đến giữa thế kỉ I trước Công nguyên, người Giécmanh đã cấy trồng, song họ "không chí thú với cuộc sống định cư, sau mỗi năm lại chuyển đi nơi khác", họ "đặc biệt không chăm làm nông nghiệp mà sống chủ yếu bằng sữa và súc vật". Còn nhà sử học La Mã nổi tiếng K. Taxit [54-120 sau Công nguyên] trong tập Giécmani thì cho biết Giécmanh là đất nước "giàu gia súc", người Giécmanh "thích có nhiều gia súc" vì đó là "hình thức của cải duy nhất và dễ chịu nhất".

Bộ Luật Salica cho biết vào đầu thế kỉ VI người Frăng làm nông nghiệp nhưng vẫn đặc biệt coi trọng chăn nuôi [bò, lợn], công xã có bãi chăn nuôi chung... [dẫn theo Pôlianxki, 1978, tr. 30-44].

Như vậy, mặc dù sau này các dân tộc phương Tây đã chuyển sang thương nghiệp, rồi phát triển công nghiệp và đô thị, những cái gốc du mục đã để lại dấu ấn quan trọng trong đời sống văn hóa của họ. Do đó, căn cứ vào nguồn gốc của hai khu vực văn hóa, ta có thể nêu ra khái niệm về hai loại hình văn hóa: loại hình văn hóa gốc nông nghiệp và loại hình văn hóa gốc du mục.

Việt Nam do ở góc tận cùng phía đông-nam nên thuộc loại văn hóa gốc nông nghiệp điển hình. Vậy những đặc trưng chủ yếu của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp là gì?

Trong cách ứng xử với môi trường tự nhiên, nghề trồng trọt buộc người dân phải sống định cư để chờ cây cối lớn lên, ra hoa kết trái và thu hoạch. Do sống phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên nên dân nông nghiệp có ý thức tôn trọng và ước vọng sống hòa hợp với thiên nhiên. Người Việt Nam mở miệng là nói "lạy trời", "nhờ trời", "ơn trời"...

Vì nghề nông, nhất là nghề nông nghiệp lúa nước, cùng một lúc phụ thuộc vào tất cả mọi hiện tượng thiên nhiên [Trông trời, trông đất, trông mây; trông mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm...] cho nên, về mặt nhận thức, hình thành lối tư duy tổng hợp]. Tổng hợp kéo theo biện chứng - cái mà người nông nghiệp quan tâm không phải là các yếu tố riêng rẽ, mà là những mối quan hệ qua lại giữa chúng. Tổng hợp là bao quát được mọi yếu tố, còn biện chứng là chú trọng đến các mối quan hệ giữa chúng. Người Việt tích lũy được một kho kinh nghiệm hết sức phong phú về các loại quan hệ này: Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; Ráng mỡ gà, ai có nhà phải chống; Được mùa lúa thì úa mùa cau, được mùa cau thì đau mùa lúa...

Về mặt tổ chức cộng đồng, con người nông nghiệp ưa sống theo nguyên tắc trọng tình. Hàng xóm sống cố định lâu dài với nhau phải tạo ra một cuộc sống hòa thuận trên cơ sở lấy tình nghĩa làm đầu: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình. Lối sống trọng tình cảm tất yếu dẫn đến thái độ trọng đức, trọng văn, trọng phụ nữ.

Mặt trái của tính linh hoạt là thói tùy tiện biểu hiện ở tật co giãn giờ giấc [giờ cao su], sự thiếu tôn trọng pháp luật... Lối sống trọng tình làm cho thói tùy tiện càng trở nên trầm trọng hơn: Một bồ cái lí không bằng một tí cái tình... Nó dẫn đến tệ "đi cửa sau" trong giải quyết công việc: Nhất quen, nhì thân, tam thần, tứ thế... Trọng tình và linh hoạt làm cho tính tổ chức của người nông nghiệp kém hơn so với cư dân các nền văn hóa gốc du mục.

Trong lối ứng xử với môi trường xã hội, tư duy tổng hợp và phong cách linh hoạt còn quy định thái độ dung hợp trong tiếp nhận: ở Việt Nam không những không có chiến tranh tôn giáo mà, ngược lại, mọi tôn giáo thế giới [Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo, Thiên chúa giáo...] đều được tiếp nhận. Đối phó với các cuộc chiến tranh xâm lược, người Việt Nam luôn hết sức mềm dẻo, hiếu hòa. Ngày xưa, trong kháng chiến chống ngoại xâm, mỗi khi thế thắng đã thuộc về ta một cách rõ ràng, cha ông ta thường dừng lại chủ động cầu hòa, "trải chiếu hoa" cho giặc về, mở đường cho chúng rút lui trong danh dự [xem VI-§6.1].

Các đặc trưng vừa phân tích của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp có thể được trình bày trong bảng 1.

Loại hình văn hóa gốc du mục thường có đặc trưng trái ngược: Trong ứng xử với tự nhiên thì nghề chăn nuôi buộc người dân phải đưa gia súc đi tìm cỏ, sống du cư, và do nay đây mai đó, ít phụ thuộc vào thiên nhiên nên sinh ra coi thường tự nhiên, dẫn đến tham vọng chinh phục tự nhiên [cho nên phương Tâm đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực này]. Trong lĩnh vực nhận thức thì thiên về tư duy phân tích [theo lối khách quan, lí tính và thực nghiệm, dẫn đến kết quả là khoa học phương Tây phát triển], đồng thời chú trọng các yếu tố [dẫn đến lối sống thực dụng, thiên về vật chất]. Trong tổ chức cộng đồng thì coi trọng sức mạnh [kéo theo trọng tài, trọng võ, trọng nam giới], coi trọng vai trò cá nhân [dẫn đến lối sống ganh đua, cạnh tranh nhau một cách khốc liệt], ứng xử theo nguyên tắc [khiến cho người phương Tây có được thói quen sống theo pháp luật từ khá sớm]. Trong ứng xử với môi trường xã hội thì độc đoán trong tiếp nhận, cứng rắn, hiếu thắng trong đối phó.

TIÊU CHÍ VĂN HOÁ GỐC NÔNG NGHIỆP

Đặc trưng gốc

Khí hậu Nắng nóng lắm, mưa ẩm nhiều

Nghề chính Trồng trọt Ứng xử với môi trường tự nhiên

Sống định cư, thái độ tôn trọng, ước mong sống hoà hợp với thiên nhiên Lối nhận thức, tư duy Thiên về tổng hợp và biện chứng [trong quan hệ]; chủ quan, cảm tính và kinh nghiệm Tổ chức cộng đồng

Nguyên tắc Trọng tình, trọng đức, trọng văn, trọng nữ Cách thức Linh hoạt và dân chủ, trọng tập thể

Ứng xử với môi trường xã hội Dung hợp trong tiếp nhận; mềm dẻo, hiếu hoà trong đối phó Bảng 1: Các đặc trưng của loại hình văn hóa gốc nông nghiệp

  1. Chủ thể và thời gian văn hóa Việt Nam

Giống như một điểm trong không gian, vị trí của một nền văn hóa trong xã hội phải được xác định bởi một hệ tọa độ ba chiều: thời gian văn hóa, không gian văn hóa và chủ thể văn hóa.

Thời gian văn hoá được xác định từ lúc một nền văn hóa hình thành đến khi tàn lụi. Thời điểm khởi đầu của một nền văn hóa là do thời điểm hình thành dân tộc [chủ thể văn hóa] quy định.

Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam - chủ thể văn hóa, từng có khá nhiều giả thuyết khác nhau. Gần đây, căn cứ vào những kết quả nghiên cứu về sự hình thành và phân bố các chủng người trên trái đất, có thể nói rằng chủ thể của văn hóa Việt Nam ra đời: [a] trong phạm vi của trung tâm hình thành loài người phía Đông và [b] trong khu vực hình thành của đại chủng phương Nam [Australoid]. "Ngay từ buổi bình minh của lịch sử, - Ja. V. Chesnov [1976] viết - Đông Nam Á đã là một trong những cái nôi hình thành loài người. Đây chính là địa bàn hình thành đầu tiên của đại chủng phương Nam".

Trên nền của những sự kiện trên, quá trình hình thành các dân tộc Việt Nam có thể được hình dung theo ba giai đoạn:

  1. Vào thời đồ đá giữa [khoảng 10 năm về trước], có một dòng người thuộc đại chủng Mongoloid từ phía dãy Himalaya thiên di về hướng đông nam, tới vùng Đông Nam Á cổ đại thì dừng lại và hợp chủng với cư dân Melanésien

Chủ Đề