Tiêm phòng cho bà bầu hết bao nhiêu tiền?

Như các mũi tiêm phòng khác, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng có thể gây một số tác dụng phụ. Tác dụng phụ của tiêm phòng uốn ván cho bà bầu thường gặp là sưng hoặc dị ứng tại chỗ. Nhưng các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây đều là những phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Việc sưng đau sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm. Ngoài ra, các thai phụ cũng nên lưu ý lựa chọn cơ sở tiêm phòng uy tín đã được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vắc-xin.

Tham khảo: Thai nhi 36 tuần tuổi phát triển như thế nào

Bà bầu không tiêm phòng uốn ván có sao không?

Trực khuẩn của uốn ván phát triển rất tốt ở những mô bị nhiễm khuẩn, tổn thương và các bé hay mắc uốn ván từ dây rốn không được vệ sinh sạch sau sinh. Thường thì loại trực khuẩn này sẽ ủ bệnh trong cơ thể chúng ta tầm 10 ngày [4-21 ngày]. Và mức độ bị nhiễm độc, vị trí, độ rộng, điều kiện yếm khí tại vết thương mà có triệu chứng nặng nhẹ khác nhau. Mặc dù hiện nay có những tiến bộ của y học hiện đại nhưng bệnh uốn ván trẻ sơ sinh vẫn là loại bệnh gây tử vong cao, chiếm tỉ lệ khoàng 30 - 80% các trường hợp.

Vì lợi ích của tiêm phòng uốn ván khi mang thai rất lớn so với các nguy cơ, do đó các bà bầu nên tiêm phòng uốn ván đầy đủ để tạo miễn dịch cho con. Nếu chẳng may quên không chích uốn ván cho mẹ thì sản phụ nên sanh đẻ tại các cơ sở y tế có trang bị đầy đủ các phương tiện đỡ đẻ và phương tiện tiệt trùng theo quy định, đảm bảo đỡ đẻ sạch và tiêm vắc xin đầy đủ cho bé sau sinh.

Tham khảo: Cách trị cảm cho bà bầu không cần dùng thuốc

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia của Huggies.

Tương tự như việc tiêm phòng vắc-xin thông thường khác, tiêm uốn ván cho bà bầu có thể xảy ra các phản ứng phụ không mong muốn. Trong đó, vấn đề các mẹ bầu hay gặp phải nhất là bị sốt sau khi tiêm. Đây là phản ứng rất bình thường của cơ thể, các mẹ không nên quá lo lắng bởi khi tiếp nhận vắc-xin, hệ thống miễn dịch của cơ thể sẽ tự động tạo kháng thể chống lại tức thời và duy trì khả năng ứng phó khi cần thiết.

Ngoài ra, trong một số trường hợp, việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu cũng có thể gây sưng hoặc dị ứng tại chỗ. Nhưng các mẹ cũng không nên quá lo lắng vì đây đều là những phản ứng phụ không quá nghiêm trọng, không gây ảnh hưởng tới thai nhi. Việc sưng đau sẽ tự khỏi mà không cần sử dụng thuốc hay chườm đắp vào vị trí tiêm. Ngoài ra, các thai phụ cũng nên lưu ý lựa chọn cơ sở tiêm phòng uy tín đã được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng để đảm bảo an toàn trong quá trình tiêm vắc-xin.

Những ưu điểm khi bà bầu tiêm uốn ván tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec bao gồm:

  • Khách hàng sẽ được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh [Cold chain] đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt để đảm bảo chất lượng.
  • Khách hàng sẽ được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt và an toàn nhất cho khách hàng.
  • Đội ngũ bác sĩ chuyên khoa và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý khách hàng và áp dụng cách giảm đau hiệu quả trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% khách hàng tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Nếu khách hàng là trẻ em thì bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Vắc xin uốn ván là một trong những loại vắc xin rất cần thiết đối với mọi người, đặc biệt là phụ nữ mang thai nhằm đề phòng uốn ván rốn sơ sinh. Vậy, giá tiêm vắc xin uốn ván là bao nhiêu? Nếu quý độc giả quan tâm, xin hãy bỏ ra ít phút để tham khảo bài viết dưới đây nhé!


04/10/2019 | Các mũi tiêm vắc xin cho mẹ bầu được khuyến cáo
03/10/2019 | Vắc xin sởi tiêm mấy mũi là đủ - Có thể bạn chưa biết
01/10/2019 | Mách mẹ những mũi tiêm vắc xin cho bé không thể bỏ qua

1. Uốn ván là bệnh gì?

Uốn ván thuộc nhóm bệnh truyền nhiễm trùng cấp do vi khuẩn Clostridium tetani gây ra. Loại vi khuẩn này chủ yếu được tìm thấy trong phân động vật, bùn, đất, cống rãnh, đồ kim loại bị gỉ sét,… Chúng có thể xâm nhập vào cơ thể qua các vết rách, vết bỏng, vết thương hở, hoặc do uốn ván sau phẫu thuật, cũng có thể do nạo phá thai trong những điều kiện không đảm bảo vệ sinh. Người mắc bệnh uốn ván có nguy cơ tử vong vì suy hô hấp, trụy tim mạch, rối loạn thần kinh nếu không được cấp cứu, chữa trị kịp thời.

Trong những năm trở lại đây, số ca nhiễm bệnh uốn ván, xuất hiện những triệu chứng nặng như nhập viện trong tình trạng co giật, co cứng cơ toàn thân, nuốt sặc, đôi khi phải thở máy và theo dõi điều trị đặc biệt; thậm chí là tử vong đang có chiều hướng gia tăng ở nước ta. 

Không nên chủ quan với những vết thương nhỏ bởi đó có thể là nơi vi khuẩn uốn ván xâm nhập

Hầu hết những đối tượng bị nhiễm bệnh uốn ván là do những nguyên nhân như tai nạn lao động, té ngã do tai nạn giao thông, gây ra vết thương hở tạo cơ hội cho vi khuẩn Clostridium tenani xâm nhập vào cơ thể hoặc bị các vật sắc nhọn như đinh gỉ, miểng chai, cành cây,… dính bùn đâm đâm trúng dẫn đến những vết thương ngoài da.

2. Nên tiêm vắc xin uốn ván khi nào?

Do vắc xin uốn ván không tạo miễn dịch bền vững suốt đời nên ngoài những mũi tiêm chủng cho bé sau sinh, trong vòng từ 5 - 10 năm, mọi người cần cân nhắc tiêm vắc xin uốn ván một lần để bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Tuy nhiên, rất ít người chú ý đến khuyến cáo này.

Theo số liệu thống kê cho thấy, phần lớn mọi người từ 16 tuổi trở lên rất thờ ơ với việc tiêm ngừa uốn ván bởi họ đều nghĩ rằng chỉ cần tiêm một mũi vắc xin uốn ván là đã đủ tạo kháng thể đảm bảo có thể phòng được bệnh. Tuy nhiên, đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm.

Tiêm vắc xin uốn ván sau 5 - 10 năm là biện pháp tốt nhất để bảo vệ cơ thể

3. Bệnh uốn ván thường xảy ra ở những đối tượng nào?

- Phụ nữ đang mang thai:

Bạn có biết, tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh nhiễm bệnh uốn ván có thể lên đến 95%. Bệnh uốn ván rốn ở trẻ [UVSS] xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ yếu là do vi khuẩn xâm nhập cơ thể của trẻ qua vết cắt rốn được tiến hành bằng một số dụng cụ đỡ đẻ hoặc cũng có thể là do tay người hộ sinh không được diệt khuẩn đúng cách.

Bệnh uốn ván sơ sinh rất nguy hiểm nên mọi phụ nữ đang trong thời kỳ mang thai phải hết sức để ý và thực hiện chích ngừa uốn ván để chủ động phòng bệnh cho cả mẹ lẫn con.

Sau khi tiêm ngừa vắc xin uốn ván, hệ miễn dịch của mẹ bầu sẽ có khả năng phòng ngừa bệnh UVSS cho bé

- Nhóm người làm việc trong các trang trại:

Người làm việc trong trang trại, đặc biệt là nông dân là những đối tượng rất dễ nhiễm bệnh uốn ván vì thường phải tiếp xúc ở những nơi có nhiều vi khuẩn uốn ván trú ngụ như bùn đất, dị vật, phân gia súc, gia cầm,… Chính vì vậy, tiêm phòng uốn ván là việc làm hết sức cần thiết để phòng bệnh.

- Công nhân xây dựng:

Đối tượng thứ ba có nguy cơ nhiễm bệnh uốn ván cao phải kể đến là công nhân xây dựng. Do tính chất công việc phải tiếp xúc nhiều với kim loại, sắt thép, bê tông và rất dễ bị các vật nhọn đâm trúng nên việc tiêm vắc xin uốn ván là bước quan trọng trong việc hạn chế tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

4. Giá tiêm vắc xin uốn ván là bao nhiêu?

Tùy trường hợp mà giá tiêm vắc xin uốn ván sẽ khác nhau và chích ngừa uốn ván 2 mũi cách nhau bao lâu cũng phụ thuộc vào các trường hợp đó.

Với những người có vết thương hở nhưng chưa bao giờ tiêm ngừa bệnh uốn ván, bác sĩ sẽ chỉ định tiêm 5 mũi với 4 lần tiêm, cụ thể là:

+ Lần 1: Trong vòng 1 ngày kể từ khi bị thương, người bệnh sẽ được tiến hành tiêm mũi huyết thanh uốn ván [SAT] 1500DV có giá khoảng 80.000 - 110.000 đồng. Mũi tiêm thứ 2 VAT cũng được tiêm cùng một lúc với mũi 1, giá dao động từ 80.000 - 110.000 đồng.

+ Lần 2: Tiêm mũi thứ 3 sau một tháng.

+ Lần 3: Mũi thứ 4 nên tiêm sau 6 tháng.

+ Lần 5: Tiêm mũi thứ 5 sau 1 năm.

Với 5 mũi tiêm như trên, bạn có thể hoàn toàn yên tâm trong việc phòng ngừa bệnh uốn ván nguy hiểm trong vòng 5 năm. Lần sau nếu không may có vết thương thì chỉ cần tiêm ngừa nhắc lại lần 1.

Như đã nói ở trên, công nhân, nông dân, người thường xuyên phải tiếp xúc với đất, bùn, phân động vật,… là những đối tượng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván rất cao nên cần tiêm dự phòng để giảm nguy cơ mắc bệnh.  Trường hợp này không cần phải tiêm mũi huyết thanh uốn ván mà chỉ cần tiêm vắc xin VAT.

+ Lần 1: Tiêm mũi VAT.

+ Lần 2: Trong vòng 1 tháng tới, tiêm mũi VAT thứ 2.

+ Lần 3: Tiêm mũi VAT thứ 3 sau 6 - 12 tháng. Thuốc lúc này có tác dụng trong vòng 5 năm.

+ Lần 4: Tiêm mũi thứ 4 sau 5 năm, ngừa được 10 năm.

+ Lần 5: 10 năm sau tiêm mũi thứ 5, ngừa được 20 năm.

Nếu phụ nữ đang ở độ tuổi sinh đẻ thì:

+ Lần 1: Tiến hành tiêm mũi VAT đầu tiên.

+ Lần 2: Sau 30 ngày, tiêm mũi thứ 2.

+ Lần 3: Tiêm mũi thứ 3 sau 6 tháng.

+ Lần 4: Ít nhất 1 năm sau khi tiêm mũi thứ 3 .

+ Lần 5: Trong vòng 1 năm, tiêm mũi thứ 5

Phụ nữ mang thai nên tiêm vắc xin uốn ván để đảm bảo bé yêu không nhiễm uốn ván sơ sinh

Hy vọng với những chia sẻ vừa rồi sẽ giúp bạn đọc biết được giá tiêm vắc xin uốn ván là bao nhiêu. Đây không phải là một con số quá cao, vì vậy, hãy chủ động đi tiêm phòng uốn ván để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất. Ngoài ra, bạn cũng có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được sắp xếp lịch tiêm nhé.

Chủ Đề