Thực trạng xâm phạm danh dự, nhân phẩm trong nhà trường

  • Đường dây nóng: 096.733.5089
  • Email:

  • Bình luận
  • TIN MỚI

Dương Liễu 21/4/2018 - 16:37 [GMT+7]

GD&TĐ - Thời gian qua, ở một số tỉnh xảy ra việc phụ huynh học sinh, học sinh và các đối tượng bên ngoài xã hội vào trường học có hành động xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thậm chí hành hung gây thương tích cho các thầy, cô giáo.

Đây là những hành động vi phạm pháp luật, trái với đạo lý "Tôn sư, trọng đạo” của dân tộc ta, gây bức xúc trong dư luận xã hội, tác động xấu đến môi trường giáo dục, cần phải lên án mạnh mẽ và có biện pháp ngăn chặn. Toàn ngành giáo dục tỉnh Hòa Bình hiện nay có 20.767 cán bộ, giáo viên, nhân viên. Vấn đề bảo vệ danh dự, nhân phẩm và an toàn cho giáo viên luôn được ngành giáo dục đặc biệt quan tâm.

Đồng chí Bùi Đức Ngọc, Chủ tịch Công đoàn ngành giáo dục tỉnh thẳng thắn: Tuy trên địa bàn tỉnh ta chưa xảy ra vụ việc đáng tiếc nào, nhưng thông qua các vụ việc đã xảy ra ở các tỉnh cho thấy, ở mức độ khác nhau cũng có nguyên nhân từ các thầy giáo, cô giáo và nhà trường.

Một số thầy giáo, cô giáo thiếu kiềm chế, chưa có kỹ năng xử lý tình huống sư phạm. Việc xử phạt học sinh vượt quá khuôn khổ quy định của ngành và thiếu tính giáo dục. Cá biệt có thầy, cô giáo có hành vi xúc phạm danh dự và thân thể học sinh.

Một số nhà trường chưa có biện pháp đảm bảo an toàn, an ninh, để người bên ngoài dễ dàng vào trường học. Ban giám hiệu, Công đoàn nhà trường chưa có biện pháp phù hợp để bảo vệ an toàn cho giáo viên; khi có sự việc xảy ra không kịp thời báo cáo với các cơ quan chức năng và thông tin với công đoàn cấp trên để hỗ trợ, phối hợp giải quyết.

Trước tình hình này, để kịp thời ngăn chặn, phòng ngừa những sự việc đáng tiếc có thể xảy ra, ngày 30/3 vừa qua, Công đoàn giáo dục Hòa Bình đã ban hành Văn bản số 34 về việc tăng cường biện pháp bảo vệ danh dự, nhân phẩm và an toàn cho giáo viên.

Công đoàn ngành yêu cầu các nhà trường tăng cường công tác quản lý giáo viên, xây dựng quy tắc ứng xử của giáo viên với đồng nghiệp, học sinh và gia đình học sinh sao cho phù hợp với chuẩn mực đạo đức nhà giáo. Quan tâm tổ chức các hoạt động trao đổi kinh nghiệm và bồi dưỡng kỹ năng ứng xử sư phạm, kỹ năng quản lý học sinh cho giáo viên trong trường.

Tuyệt đối không để xảy ra tình trạng giáo viên đánh mắng hoặc xử phạt học sinh trái với quy định của ngành. Các thầy, cô giáo phải có lòng thương yêu học sinh, xây dựng tình cảm thầy – trò thân thiết, gắn bó, phù hợp với đạo lý và truyền thống.

Với quan điểm để bảo vệ danh dự, nhân phẩm và an toàn cho giáo viên, trước tiên giáo viên phải có kiến thức, kỹ năng sư phạm tốt để bảo vệ mình.

Thời gian qua, các nhà trường, địa phương, ngành tổ chức nhiều cuộc thi: giáo viên chủ nhiệm giỏi bậc THCS và THPT, giáo viên tổng phụ trách Đội giỏi… Tháng 1/2018, lần đầu tiên Sở GD&ĐT tổ chức cuộc thi giáo viên chủ nhiệm giỏi bậc THPT với sự tham gia của 34 thí sinh.

Trong các cuộc thi này đều có nội dung: xử lý tình huống sư phạm. Đây là cơ hội tốt để đội ngũ giáo viên được học tập, trau dồi kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.

Ngoài ra, để bảo vệ danh dự, nhân phẩm và an toàn cho giáo viên trong bối cảnh xã hội hiện nay, các nhà trường cần kiến nghị với cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trường học; quy định thời gian, địa điểm, cách thức đại diện gia đình học sinh gặp gỡ giáo viên khi có việc cần trao đổi, không để tình trạng người nhà học sinh vào lớp học gặp trực tiếp giáo viên.

Khi có tình huống phức tạp xảy ra, Ban giám hiệu và BCH Công đoàn phải trực tiếp có mặt cùng giáo viên để giải thích, thuyết phục và kịp thời ngăn chặn những hành vi quá khích của phụ huynh, học sinh và đối tượng khác.

15:13, 13/06/2021

Thời gian qua, cùng với sự phát triển của mạng xã hội, tình trạng xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân ngày càng phổ biến và có tính chất phức tạp.

Có thể kể đến một số hành vi xâm phạm như: Đăng clip “nóng” của người khác lên mạng xã hội; bịa đặt, lan truyền thông tin nhằm hạ thấp phẩm giá của người khác; đánh đập, chửi bới, xé quần áo người khác nơi công cộng… Có thể thấy, những hành vi này không chỉ xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác mà còn làm băng hoại đạo đức, gây mất ổn định trật tự trong xã hội.

Ở nước ta, quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật khác nhau, từ Hiến pháp đến Bộ luật Dân sự và các văn bản pháp luật chuyên ngành. Cụ thể, Điều 20, 21 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”; “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình”. Như vậy, theo quy định của Hiến pháp Việt Nam, danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo hộ, mỗi cá nhân có quyền tự bảo vệ hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình khi bị xâm phạm.

Cụ thể hóa quy định của Hiến pháp năm 2013, Bộ luật Dân sự năm 2015 ghi nhận quyền bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân tại Điều 34. Bộ luật Dân sự năm 2015 còn quy định cụ thể về thời hạn, phương thức để bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân. Theo đó, mỗi cá nhân có quyền yêu cầu tòa án bác bỏ những thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Ảnh minh họa. [Nguồn Internet]

Với tư cách là một loại quyền nhân thân đặc biệt, pháp luật không chỉ bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân khi còn sống, mà cả khi cá nhân đã chết thì pháp luật vẫn duy trì sự bảo hộ. Cụ thể, vợ, chồng hoặc con thành niên của người bị xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc cha, mẹ của họ trong trường hợp cá nhân không có vợ, chồng, con thành niên, sẽ thay họ thực hiện việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín.

Thực tế cho thấy, nhiều cá nhân đã và đang lợi dụng quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để thông tin gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người khác. Có rất nhiều cách để họ lan thông tin nhằm xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác như đăng bài viết, video hoặc livestream… trên mạng xã hội. Họ cho rằng bản thân có quyền tự do ngôn luận nên có thể nói những điều mình thích nhưng lại quên mất rằng, việc thực thi quyền tự do ngôn luận cũng bị giới hạn nếu xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Cần lưu ý rằng, việc đăng thông tin làm ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng trên phương tiện nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện đó. Chẳng hạn, nếu một tờ báo điện tử đăng thông tin làm ảnh hưởng đến một người nào đó, thì thông tin đó phải được gỡ bỏ và cải chính trên tờ báo đó, nếu thông tin đang được cất giữ thì phải hủy bỏ.

Bên cạnh quyền yêu cầu tòa án bác bỏ thông tin, cá nhân bị xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 5 Điều 34 Bộ Luật Dân sự năm 2015. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm là trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, được quy định cụ thể tại Điều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015. Cụ thể, người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại khi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân phải bồi thường chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, thiệt hại khác nếu có và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

Tuy nhiên, trên thực tế, nhất là trên mạng xã hội, không phải trong trường hợp nào cũng xác định được chính xác người đưa thông tin, do đó rất khó để thực hiện yêu cầu xin lỗi và bồi thường thiệt hại. Đối với những trường hợp này, cá nhân bị đưa tin sẽ căn cứ vào phương thức yêu cầu tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng theo khoản 4 Điều 34 Bộ luật Dân sự năm 2015 để bảo vệ quyền nhân thân của mình.

Bên cạnh trách nhiệm dân sự, người có hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân tùy vào mức độ vi phạm, có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Cụ thể, theo Nghị định số 167/2013/NĐ-CP, ngày 12-11-2013 của Chính phủ về việc quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì các hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính: Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác [khoản 1 Điều 5]; có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người thi hành công vụ [khoản 1 Điều 20]; hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình [Điều 51]; xúc phạm danh dự, nhân phẩm người ngăn chặn, phát hiện, báo tin bạo lực gia đình, người giúp đỡ nạn nhân bạo lực gia đình [Điều 58]…

Ngoài ra, người có hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội làm nhục người khác theo điều 155 hoặc tội vu khống tại Điều 156 Bộ luật Hình sự năm 2017.

Phan Hiền

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề