Thu nhập trung bình người dân ở gò công năm 2024

Dấu mốc này là tiền đề quan trọng trong tiến trình xây dựng thành phố Gò Công trở thành trung tâm đô thị phía Đông của tỉnh Tiền Giang.

Thị xã Gò Công chủ động xây dựng kế hoạch với lộ trình thực hiện các nội dung cụ thể ra mắt thành phố Gò Công; sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, cơ sở vật chất và đặt tên khu phố, trường học khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15. Địa phương có kế hoạch, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo đúng hướng tái cơ cấu ngành kinh tế, giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng thương mại – dịch vụ và xây dựng để nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.

[ABO] Ngày 3-1, Huyện ủy Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang tổ chức Hội nghị tổng kết thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023; triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2024. Tham dự và chỉ đạo hội nghị có đồng chí Nguyễn Ngọc Trầm, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy đề nghị các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội huyện thực hiện tốt hoạt động thăm hỏi, động viên các đối tượng chính sách, hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn… để người dân có tết đầm ấm, vui vẻ; giải quyết tốt các đơn thư khiếu nại, tố cáo; thực hiện công tác tuyển quân năm 2024 đủ số lượng, đảm bảo chất lượng.

- Nâng cao hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của các ngành, các cấp. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính trong quản lý nhà nước trên các lĩnh vực. Thực hiện nghiêm quy chế làm việc, kỷ luật phát ngôn, công khai minh bạch tạo môi trường sản xuất kinh doanh bình đẳng. Tiếp tục tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số. Phát biểu tại buổi làm việc, Thứ trưởng Nguyễn Duy Thăng cho biết, sau khi tổ chức khảo sát sẽ hoàn thiện hồ sơ Đề án, quy trình, thủ tục và sẽ chuyển Đề án của tỉnh thành Đề án của Bộ Nội vụ và trình Chính phủ lấy ý kiến thành viên Chính phủ. Sau đó, trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định./.

Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Tiền Giang đã tập trung triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả 6 nhiệm vụ trọng tâm trong nhiệm kỳ Đại hội XII của Đảng; lãnh đạo và tổ chức tốt các chỉ tiêu Nghị quyết mà Đại hội XII của Đảng, lãnh đạo tổ chức thực hiện tốt các chỉ tiêu, nghị quyết mà Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X đã đề ra. Qua 5 năm nhiều chỉ tiêu Nghị quyết đạt cao với những con số ấn tượng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh bình quân đạt 7,3%/năm, cao hơn mức bình quân vùng Đồng bằng sông Cửu Long. GRDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 58,6 triệu đồng, tương đương 2.506 USD; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn năm 2020 đạt 11.665 tỷ đồng; giai đoạn 2016 - 2020 là 45.799 tỷ đồng; tăng bình quân 15,9%/năm. Giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng 107/143 xã nông thôn mới [NTM], đạt 146,8% so với Nghị quyết [là tỉnh có số xã đạt chuẩn NTM cao trong vùng Đồng bằng sông Cửu Long]; có 2 huyện NTM [huyện Gò Công Đông, huyện Chợ Gạo] và 3/3 đô thị hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM [TP. Mỹ Tho; TX. Gò Công; TX. Cai Lậy].

Giá trị tăng thêm ngành công nghiệp bình quân 13,1%/năm. Đến nay, tỉnh có 4 khu công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 3 khu công nghiệp đã lấp đầy trên 71%; có 5 cụm công nghiệp đang hoạt động, trong đó có 4 cụm công nghiệp đã lấp đầy 96,9%. Năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 3,0 tỷ USD, tăng bình quân 11,3%/năm; kim ngạch nhập khẩu đạt 1,8 tỷ USD, tăng bình quân là 10,0%/năm. Bình quân mỗi năm đón từ 1,5 đến 2 triệu lượt khách du lịch.

Hoạt động tài chính, ngân hàng phát triển khá sôi động, đáp ứng được nhu cầu vốn cho các thành phần kinh tế; Huy động vốn của các tổ chức tín dụng năm 2020 đạt 77.433 tỷ đồng, tăng bình quân 15,2%/năm. Dư nợ cho vay năm 2020 là 61.532 tỷ đồng, tăng 16,4%/năm.

Song song với đó, công tác quy hoạch, liên kết phát triển, cải thiện môi trường đầu tư và thu hút đầu tư từng bước đi vào nền nếp; chủ động lập quy hoạch tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đúng Luật Quy hoạch và theo hướng tích hợp các quy hoạch, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong định hướng phát triển. Đồng thời tỉnh đã chủ động liên kết, hợp tác với các vùng, địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tiểu vùng Đồng Tháp Mười, Tiểu vùng Duyên hải phía Đông đồng bằng Sông Cửu Long…. Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội tăng nhanh, đạt 169,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 38,2% so với tổng GRDP của tỉnh; trong đó, năm 2019 - 2020, Dự án Đường cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư thông tuyến và hoàn thành vào năm 2021.

Việc cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp; công tác xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư được cải thiện cả về nội dung và hình thức. Trong nhiệm kỳ, tổng số doanh nghiệp thành lập mới là 3.250 doanh nghiệp, tổng số doanh nghiệp hoạt động là 6.210 doanh nghiệp. Đến nay, các xã, phường, thị trấn đều có doanh nghiệp hoạt động, đây là thành phần kinh tế có tốc độ tăng giá trị gia tăng cao hơn tốc độ tăng bình quân chung của tỉnh, đạt 8,8%/năm; chiếm tỷ trọng 17,2% so tổng GRDP của tỉnh.

Thu hút 39 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 46 dự án đăng ký tăng vốn, với vốn đăng ký và tăng thêm trên 1,14 tỷ USD. Tỉnh hiện có 129 dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, vốn đăng ký 2,73 tỷ USD; trong đó có 21 quốc gia/vùng lãnh thổ trên thế giới có dự án đầu tư tại tỉnh. Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng bình quân 12,5%/năm; chiếm tỷ trọng 14,1% so với GRDP của tỉnh.

Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang bước vào kỳ Đại hội với những niềm tin và khí thế mới.

Trong nhiệm kỳ tỉnh Tiền Giang đã huy động các nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và có tính chất ngân sách đạt 19.448 tỷ đồng. Trong đó, chủ yếu đầu tư cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, thủy lợi, đô thị, phát triển công nghiệp, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế, xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo; nhất là các dự án, công trình cấp thiết phục vụ sản xuất và bảo đảm an sinh xã hội.

Với mục tiêu đến năm 2025, Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh đã đề ra 3 khâu đột phá để thực hiện trong nhiệm kỳ. [1] Tập trung đầu tư, hình thành hệ thống các sản phẩm chủ lực, vùng động lực. [2] Xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bộ ở đô thị và nông thôn. [3] Phát triển nhân nguồn nhân lực, đẩy mạnh cải cách hành chính.

Trong Dự thảo Báo cáo Chính trị trình Đại hội đại biểu tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2020- 2025 cũng nêu rõ một số nhiệm vụ giải pháp cụ thể triển khai thực hiện, đó là: Tổ chức triển khai quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2023 và tầm nhìn đến năm 2045 theo Luật Quy hoạch; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng hiệu quả, cơ cấu lại các ngành, lĩnh vực kinh tế; Tiếp tục thực hiện có hiệu quả các lĩnh vực trọng điểm, ưu tiên; đảm bảo công tác an sinh xã hội…/.

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang nhiệm kỳ 2020- 2025 sẽ diễn ra từ ngày 12-15/10/2020 tại Trung tâm Hội nghị tỉnh. Đại hội có sự tham dự của 349 đại biểu chính thức, đại diện cho 49.302 đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Đại hội có chủ đề “Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao niềm tin trong Nhân dân; đổi mới, sáng tạo; bảo đảm quốc phòng an ninh; phấn đấu đến năm 2025, Tiền Giang trở thành tỉnh phát triển trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam”.

Với phương châm “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Niềm tin - Phát triển”, Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Tiền Giang lần thứ XI có nhiệm vụ tổng kết thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ X, nhiệm kỳ 2015 - 2020, xác định phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp nhiệm kỳ 2020- 2025; Báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2015 - 2020; Báo cáo tổng hợp ý kiến đóng góp của cán bộ, đảng viên và nhân dân vào dự thảo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XI; Bầu Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2020 - 2025; Bầu Đoàn đại biểu dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII./.

Chủ Đề