Thế nhà con ở đâu? - Nhà tạo ở làng Chợ Dầu

Bài làm

Kim Lân là một trong những cây bút truyện ngắn vững vàng của làng văn chương Việt Nam hiện đại. Ông viết nhiều về cuộc sống và con người nông thôn bằng tình cảm và tinh thần như một người con của những mảnh đất ấy. Văn chương phản chiếu tâm hồn của nhà văn. Thật vậy, Kim Lân là một nhà văn có tình cảm đặc biệt với cuộc sống nông thôn, và dành tình cảm yêu thương đặc biệt đến những người nông dân, đặc biệt là những cảnh ngộ của những kiếp đời, kiếp người nghèo khổ. Từ lâu ông đã được mệnh danh là nhà văn của những người nông dân, cách hành văn rất giản dị, chân thực, đi sâu vào tìm hiểu đời sống ấy cũng dễ cho mọi người có thể tìm hiểu và cảm nhận. Đó chính là phong cách rất riêng trong văn chương của ông. Làng là một trong những sáng tác mang nhiều dấu ấn của ông về đề tài này. Tác phẩm xoay quanh cuộc đời và con người ông Hai – một người nông dân giàu tình yêu làng, yêu nước.

Ông Hai là người làng chợ Dầu – ngôi làng có tinh thần dân tộc, tinh thần cách mạng vô cùng sâu sắc. Ông Hai có tình yêu làng của mình vô cùng tha thiết và cũng vô cùng thiết thực. Kháng chiến đi vào giai đoạn gay cấn, gia đình ông cũng thuộc danh sách đối tượng phải chuyển đi tản cư. Đối với ông, điều này là một sự bất công, bởi ông không hề muốn điều đó, ông yêu thương ngôi làng của mình. Ngôi làng là một phần máu thịt trong ông, chứa đựng những cảm xúc của ông, làm nên tư tưởng, tình cảm của ông. Yêu làng và ông cũng là một con người có tinh thần dân tộc vô cùng sâu sắc. Làng ông có truyền thống đấu tranh cách mạng, và ông cũng muốn mình được chảy chung dòng chảy cách mạng đó, ông không muốn rời bỏ làng quê trong thời điểm này, tình cảnh này.

Xem thêm:  Thuyết minh bài ca dao MUỐI BA NĂM MUỐI ĐANG CÒN MẶN

Ngôi làng chợ Dầu của ông có tinh thần kháng chiến mạnh mẽ và lớn lao vô cùng, ông cũng muốn được ở lại làng để được hòa chung vào không khí cách mạng ấy, ông muốn làm được điều gì có ích cho cho ngôi làng của mình. Nhưng ước nguyện của ông không được trọn vẹn như ông muốn. Ông đã từng sống chết một mực đòi ở lại làng nhưng cũng chỉ vì gia đình mà ông đành buông xuôi, và điều đó khiến tâm can của ông lúc nào cũng day dứt, điều đó làm ông rất đau lòng.

Ở nơi tản cư, lòng ông chẳng lúc nào được thảnh thơi, lúc nào cũng nhớ thương về quê hương, sốt sắng về tình hình chiến sự. Ông thương quý ngôi làng chợ Dầu của mình vô cùng, lúc nào cũng nhung nhớ, gặp ai ông cũng có lời kể chuyện, tất cả các câu chuyện dù ý tứ gần xa đến đâu nhưng chung quy lại cũng bắt nguồn từ làng chợ Dầu của ông hết cả. Ông thấy vui và háo hức đến kì lạ, hơn hết cũng xúc động vô cùng mỗi lần nhắc về quê hương xứ sở: “Ông khoe làng ông có cái phòng thông tin tuyên truyền sáng sủa rộng rãi nhất vùng, chòi phát thanh thì cao bằng ngọn tre, chiều chiều loa gọi cả làng đều nghe thấy. Ông khoe làng ông nhà ngói san sát, sầm uất như tỉnh”. Ông tự hào vì làng ông có tin thần kháng chiến vô cùng tuyệt vời, ông luôn nhớ đến những buổi tập quân sự mà: “Cả giới phụ lão có cụ râu tóc bạc phơ cũng vác gậy đi tập một hai”, rồi sự đoàn kết trong việc làm những công trình phục vụ cách mạng: “Nhất là những hố, những ụ, những giao thông hào của làng ông thì làm công trình không để đâu hết”…cứ nghĩ đến thôi là lòng ông đã không khỏi những rạo rực xốn xang.

Xem thêm:  Phân tích bài thơ Duyên của nhà thơ tình Xuân Diệu

Thế nhà con ở đâu? - Nhà tạo ở làng Chợ Dầu

Không chỉ tích cực khoe về làng, ông còn tích cực đọc báo và theo dõi tin tức kháng chiến, ông luôn mong ngóng những điểm sáng, sự tích cực về cách mạng, không chỉ bởi tấm lòng hướng về Tổ quốc của ông là lớn lao vô cùng mà còn là một ước nguyện rất thiết thực, đó là mong sao cách mạng thắng lợi để ông còn có cơ hội trở về quê hương.

Tuy nhiên, không thể ngờ rằng có một ngày tình yêu quê hương đất nước của ông lại phải đối mặt với một thử thách to lớn đến thế. Ông nghe tin làng mình theo Tây, điều đó khiến ông đau đớn tột cùng, tâm trạng của ông thực sự rơi xuống vực thẳm. Suốt mấy ngày trời ông không dám đi đâu, chỉ ru rú trong nhà, ông buồn tủi vô cùng. Ông có nhiều sự hoài nghi và ngờ vực về mức độ tin cậy của chuyện đó, nhưng cứ nghe thấy bên ngoài người ta bàn tán xôn xao là ông lại không khỏi giật mình nơm nớp hơn. Không biết tâm sự cùng ai cho thấu nỗi niềm này, ông kéo cậu con trai đến bên mình rồi hỏi chuyện vu vơ:

“-Húc kia! Thầy hỏi con nhé, con là con ai?

-Là con thầy mấy lỵ con u.

-Thế nhà con ở đâu?

-Nhà ta ở làng chợ Dầu.

-Thế con có thích về làng chợ Dầu không? Thằng bé nép đầu vào ngực bố trả lời khe khẽ:

Xem thêm:  Văn hay lớp 4 tả ngôi trường của em trước buổi học

-Có. Ông lão ôm khít thằng bé vào lòng, một lúc lâu lại hỏi:

-À thầy hỏi con nhé. Thế con ủng hộ ai? Thằng bé giơ tay lên, mạnh bạo và rành rọt:

-Ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm! Nước mắt ông lão giàn ra, chảy ròng ròng trên hai má. Ông nói thủ thỉ:

-Ừ đúng rồi, ủng hộ Cụ Hồ con nhỉ”.

Đoạn văn tuy ngắn ngủi nhưng lại bao hàm ý nghĩa tư tưởng rộng lớn vô cùng. Tấm lòng và nhân cách của ông Hai sáng ngời qua từng câu nói, câu hỏi đối với người con trai. Ông yêu làng mình vô cùng, ngôi làng bao trọn những cảm xúc trong ông, là niềm vui, là nỗi buồn, là lý tưởng sống của ông. Nhưng hơn thế nữa đó là tình yêu làng quê gắn bó và hòa quyện cùng tình yêu đất nước để rồi dù có đau đớn đến tột độ thì ông cũng vẫn dằn lòng vì lý tưởng lớn lao hơn, đó là chọn con đường cách mạng với đồng bào, với Tổ quốc. Ông Hai là một người nông dân sống giàu tình cảm nhưng lại cũng rất có chính kiến, có lý trí riêng của bản thân.

Câu chuyện về cuộc đời cũng như con người của ông Hai mang đến cho con người ta nhiều suy nghĩ, nhiều cảm quan về lẽ đời. Một người nông dân có tinh thần yêu làng, yêu nước, tinh thần kháng chiến, cách mạng to lớn vô cùng. Người nông dân ấy rất có chính kiến, có sự tinh tế trong biểu hiện cảm xúc. Tình cảm ấy lại được thể hiện một cách rất nhẹ nhàng, tự nhiên mà không kém phần thấm thía.

Minh Anh

Hướng dẫn

1.  Mở Bài

– Giới thiệu tác giả: Kim Lân là một trong những cây bút hiện thực tiêu biểu trong nền văn học Việt Nam, có sở trường về truyện ngắn, ông am hiểu về đời sống sinh hoạt của người nông dân và được mệnh danh là “người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy nông thôn”.

– Giới thiệu tác phẩm: Truyện “Làng” được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Vàn nghệ năm 1948; là một trong những truyện ngắn thành công nhất của Kim Lân.

– Giới thiệu vấn đề cân nghị luận: Truyện kể về nhân vật ông Hai, một nông dân cắn cù, chất phác, có tình yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng thủy chung, son sắt. Đoạn trích cuộc đối thoại giữa ông Hai và đứa con út sau khi ông nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc đã thể hiện cảm động những phẩm chất tốt đẹp của ông.

2. Thân bài

a) Tóm tắt tác phẩm và nêu tình huống truyện

– Truyện kể về ông Hai – người nông dân yêu làng tha thiết nhưng phải đi tản cư. Ngày ngày ông đều chăm chỉ nghe đọc báo trên đài phát thanh để nắm bắt thông tin về cái làng của mình. Nhưng thật không may, ông phải đối diện với thông tin làng mình theo giặc nên vô cùng đau khổ, tủi nhục, giằng xé, sợ hãi. Ông lo lắng không biết rồi sẽ phải đi đâu về đâu? ông nghĩ đến việc về làng rồi lập tức loại bỏ suy nghĩ đó: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”…

Xem thêm:  Nghị luận xã hội về biến đổi khí hậu

-Đoạn trích là cuộc đối thoại giữa hai cha con ông lão sau khi đưa ra quyết định đó.

b) Phân tích nhân vật ông Hai trong đoạn trích

* Nỗi đau đớn của ông Hai khi nghe tin làng Chợ Dầu theo giặc

– Mấy hôm liền ông chỉ ru rú ở xó nhà, không dám đi đâu vì tủi hổ, nhục nhã, sợ người ta biết ông là người Chợ Dầu.

– Ông lão ôm đứa con trai út vào lòng, trò chuyện với nó như để giải tỏa nỗi lòng: “Những lúc buổn khổ quá chẳng biết nói cùng ai, ông lão lại thủ thỉ với con như vậy. Ổng nói như để ngỏ lòng mình, như để mình lại minh oan cho mình nữa”

– Chuyện về làng Chợ Dầu như một nỗi ám ảnh, xoắn chặt lấy tâm can ông. Dù đau đớn và tủi nhục, ông vẫn không khỏi hướng về làng nên đã hỏi con:“Thế nhà con ở đâu?… Thế con có thích về làng Chợ Dầu không?”, ông hỏi nó nhưng là hỏi chính lòng mình và câu trả lời của đứa trẻ chính là nỗi lòng của ông.

– Ông lão khóc, nước mất giàn giụa “chảy ròng ròng hai bên má”. Đó là giọt nước mắt của biết bao cay đắng, tủi nhục ê chề mà chỉ những người giàu lòng tự trọng như ông mới có được.

-Tinh yêu cách mạng, lòng tin yêu cụ Hồ của ông lão đã truyền sang cho cả đứa con. Cả hai bố con ông đều một lòng “ủng hộ Cụ Hồ Chí Minh muôn năm!”.

Xem thêm:  Giới thiệu về tác phẩm Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga của Nguyễn Đình Chiểu

-Tinh cảm đó còn thể hiện rõ qua những câu văn nửa trực tiếp – lời văn như lời độc thoại nội tâm của nhân vật: “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đâu trên cổ xét soi cho bố con ông. Cái lòng bố con ông là như thế đây, có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết, có bao giờ dám đơn sai”. Lời văn rất mộc mạc, giản dị nhưng thấm đẫm tình cảm chân thành và dường như thấm cả những giọt nước mắt của ông lão. ông lão nói với con chính là để giãi bày tiếng lòng và minh oan cho mình vậy. Mỗi lời của ông như một lời thể sắt đá, cả cái chết cũng không làm ông thay đổi!

=> Tinh yêu làng, yêu nước, yêu cách mạng nơi ông thật sâu sắc, mãnh liệt!

– Nhà văn Kim Lân đã tạo dựng một tình huống thử thách tâm lí nhân vật rất đặc sắc, qua đó, tính cách, phẩm chất của nhân vật nổi lên thật rõ ràng. Lối kể, chuyện giản dị, tự nhiên, gẩn gũi; ngòi bút phân tích tâm lí sắc sảo; sự kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ đối thoại và độc thoại nội tâm cũng góp phần tạo nên một hình tượng chân thực và đẹp đẽ về người nông dân Việt Nam.

– Đoạn trích đã cho ta thấy sự phát triển trong nhận thức của người nông dân Việt Nam: tình yêu làng là cơ sở của tình yêu nước, yêu cách mạng song tình yêu nước vẫn bao trùm lên tất cả và là định hướng hành động cho họ.

Xem thêm:  Thuyết minh về cây lúa Việt Nam văn 9

3. Kết Bài

– Khẳng định lại vẻ đẹp của người nông dân Việt Nam và tấm lòng của nhà văn đối với họ.

Từ khóa tìm kiếm:

  • https://nhungbaivanhay vn/dan-y-phan-tich-nhan-vat-ong-hai-trong-doan-trich-ong-lao-om-thang-con-ut-len-long-long-ong-cung-voi-di-duoc-doi-phan html