Tề trí dũng là ai và vì sao bị bắt

Tối 14.5, Công an TPHCM đã thực hiện lệnh bắt tạm giam, khám xét nơi ở của ông Tề Trí Dũng do liên quan đến các sai phạm tại Công ty TNHH MTV phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC). So với nhiều người cùng trang lứa, Tề Trí Dũng đã có một quá trình thăng tiến rất nhanh, để rồi đi đến việc "ngã ngựa" như ngày hôm nay khi tuổi đời mới 38.

22 tuổi đã làm quản lý cho một doanh nghiệp nhà nước

Ông Tề Trí Dũng, sinh năm 14.8.1981, sinh sống tại một căn biệt thự nằm trên địa bàn quận 7 (TPHCM). Dũng từng tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế - Đại học Kinh tế TPHCM và Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh thuộc Đại học La Trobe (Úc).

Ông này từng giữ vị trí Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng giám đốc IPC, một doanh nghiệp lớn của thành phố.

Khi Dũng vừa 22 tuổi đã giữ chức vụ Trưởng bộ phận thị trường - Phòng kinh doanh, Phó Bí thư Thường trực Đoàn TNCS HCM Công ty Dầu khí TPHCM và giữ cương vị này từ tháng 8.2003 đến tháng 10.2007.

So với nhiều người trẻ cùng trang lứa ở tuổi 22 là vừa mới tốt nghiệp đại học, phải chạy đôn chạy đáo để xin được một chân nhân viên, thì với cương vị của Dũng quả là niềm mơ ước.

Từ tháng 10.2007 đến tháng 12.2010, Tề Trí Dũng về công tác tại Tổng Công ty Bến Thành, giữ các chức vụ Phó Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, rồi sau đó là Trưởng phòng Tài chính,  Đảng ủy viên Tổng Công ty Bến Thành.

Chưa dừng lại ở đó, sự thăng tiến của Dũng còn lên nhanh như diều gặp gió, khi được quy hoạch tham gia vào chương trình đào tạo 300 thạc sĩ - tiến sĩ của thành phố.

Sau khi hoàn thành chương trình này ở Úc, Dũng về Việt Nam và được đưa vào ngồi ghế Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bến Thành, từ tháng 1.2011 đến tháng 4.2015. Sau đó lên vị trí Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc Tổng Công ty Bến Thành.

Tiếp đó là từ tháng 5.2015, Dũng chính thức được bổ nhiệm vị trí Phó Bí thư Đảng ủy, Tổng Giám đốc IPC khi tròn 34 tuổi. 

Tề trí dũng là ai và vì sao bị bắt
 Ông Tề Trí Dũng thăng tiến nhanh trong sự nghiệp nhưng rồi lại "ngã ngựa" ở tuổi 38.

Ngã ngựa ở tuổi 38 vì có dấu hiệu tham ô tài sản nhà nước

Trước đó, tháng 10.2018, Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong đã ban hành thông báo kết luận của Thanh tra thành phố (TTTP) về những sai phạm tại IPC.

Theo đó, nhiều lãnh đạo công ty đã đi công tác sai quy định, điển hình có Tề Trí Dũng đi công tác đến 106 ngày trong 2 năm 2016 và 2017.

Trong hai năm 2016-2017, dù kinh doanh có lợi nhuận nhưng IPC vẫn đi vay ngân hàng 400 tỉ đồng để nộp lợi nhuận vào ngân sách, nhằm tạo quan hệ tín dụng với ngân hàng là không đúng, hậu quả của việc vay tiền này đã làm phát sinh khoản lãi hơn 8 tỉ đồng.

Tề trí dũng là ai và vì sao bị bắt
Công ty IPC nơi ông Tề Trí Dũng từng làm Tổng giám đốc.

IPC cũng có các sai phạm về cho thuê tòa nhà trụ sở và chi tăng tiền thiết kế - dự toán cho nhà thầu. Cụ thể, IPC chỉ sử dụng một phần tòa nhà, còn lại cho 81 đơn vị thuê làm văn phòng, tổng doanh thu cho thuê từ năm 2010 đến năm 2017 là hơn 295 tỉ đồng.

TTTP đã chuyển 3 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật liên quan IPC cho cơ quan điều tra gồm: Việc bán 9 triệu cổ phiếu sai nguyên tắc, sai phạm thẩm định giá của công ty chứng khoán và công ty MHD, sai phạm trong hợp tác thực hiện dự án khu dân cư Long Hậu.

Đặc biệt, Thanh tra thành phố cũng chỉ ra việc ông Tề Trí Dũng làm đại diện vốn nhà nước tại 4 công ty có vốn đầu tư nhà nước là vượt so với quy định.

Nhiều sai phạm liên quan được chỉ ra có vai trò của ông Dũng là Tổng giám đốc công ty, sau khi có kết luận thanh tra, Tề Trí Dũng bị tạm đình chỉ công tác để điều tra.

Sau một quá trình điều tra sai phạm tại IPC, tối 14.5 cơ quan cảnh Cơ quan điều tra Công an TPHCM đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Tề Trí Dũng về hành vi tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí. Tề Trí Dũng là Đại biểu HĐND TPHCM khóa IX (nhiệm kỳ 2016 - 2021) và cũng vừa bị đình chỉ tư cách đại biểu HĐND TP.

Tối 14.5, tin từ cơ quan CSĐT Công an TPHCM cho biết đã khởi tố bắt tạm giam ông Tề Trí Dũng - nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Phát triển công nghiệp Tân Thuận (IPC) về hai tội danh: Tham ô tài sản và vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí. VKSND TP cũng đã phê chuẩn quyết định khởi tố bị can đối với ông Dũng. Trước đó ông Dũng đã bị đình chỉ công tác.

Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an Thành phố Hồ Chí Minh đã hoàn tất kết luận điều tra vụ án tham ô tài sản xảy ra tại Công ty trách nhiệm hữu hạn Sepzone Linh Trung.

  • Khởi tố, bắt tạm giam nguyên hiệu trưởng trường tiểu học vì tham ô tài sản

  • Khởi tố bị can Tề Trí Dũng về tội 'Tham ô tài sản'

  • Khởi tố, bắt tạm giam hai đối tượng tham ô tài sản tại Ngân hàng NN và PTNT

Tề trí dũng là ai và vì sao bị bắt
Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tốbị can Tề Trí Dũng. Ảnh tư liệu: Thành Chung/TTXVN

Theo đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra đề nghị Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tốbị can Tề Trí Dũng (nguyên Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phát triển công nghiệp Tân Thuận - IPC, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Sepzone Linh Trung) về tội tham ô tài sản, quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự 2015.

Theo kết quả điều tra, Công ty TNHH Sepzone Linh Trung (Việt Nam) là Công ty TNHH hai thành viên trở lên, liên doanh giữa Việt Nam và Trung Quốc, được thành lập theo Giấy phép đầu tư số 412/GP do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp ngày 31/8/1992 và theo Giấy chứng nhận đầu tư số 412022000362 do Ban Quản lý các Khu chế xuất và Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 31/8/1992. Vốn điều lệ của Công ty TNHH Sepzone Linh Trung hiện tại là 17.000.000 USD, trong đó đại diện phía Việt Nam - Công ty IPC góp 50%, tương đương 8,5 triệu USD. Bị can Tề Trí Dũng giữ chức vụ Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH Sepzone Linh Trung.

Cơ quan điều tra xác định, bản thân Tề Trí Dũng hiểu rõ quy định, trách nhiệm của mình với vai trò người đại diện vốn không chuyên trách của Công ty IPC là phải nộp tiền thù lao và tiền thưởng về Công ty IPC. Để chiếm đoạt, không phải nộp tiền về Công ty IPC, Tề Trí Dũng đã đề nghị các thành viên Hội đồng thành viên Công ty Sepzone lập Bảng “Phân phối lợi nhuận năm 2016 và 2017" không có tên Tề Trí Dũng nhận tiền mà để tên Lê Hoàng Minh và Trần Thiện Trung nhận dưới hình thức chi thưởng thêm để che giấu số tiền Tề Trí Dũng được thưởng, để các cá nhân đứng tên làm thủ tục ký nhận, giao lại cho Tề Trí Dũng chiếm hưởng với tổng số tiền tương đương 60.000 USD. Đồng thời, với chức vụ, quyền hạn của Tổng Giám đốc Công ty IPC, người đại diện 50% vốn góp của Công ty IPC tại Công ty Sepzone Linh Trung, Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty Sepzone Linh Trung, Tề Trí Dũng còn chiếm đoạt các khoản tiền thù lao họp Hội đồng thành viên tổng cộng hơn 227 triệu đồng.

Đối với hai cá nhân Lê Hoàng Minh và Trần Thiện Trung, theo Cơ quan điều tra, đến nay chưa có căn cứ xác định Lê Hoàng Minh, Trần Thiện Trung có ý thức chiếm đoạt tiền hoặc biết được động cơ, mục đích chiếm đoạt của Tề Trí Dũng tại thời điểm ký nhận tiền thay cho Tề Trí Dũng. Lê Hoàng Minh và Trần Thiện Trung không bàn bạc, thỏa thuận với Tề Trí Dũng về việc hợp thức chứng từ để chiếm đoạt tiền, không cùng động cơ, mục đích chiếm đoạt với Tề Trí Dũng. Do đó chưa có căn cứ xử lý hình sự, nhưng Cơ quan điều tra kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý 2 cá nhân này về mặt hành chính.

Thành Chung (TTXVN)

Tề trí dũng là ai và vì sao bị bắt

Bắt tạm giam nhân viên Công ty Lương thực Thoại Sơn tham ô tài sản

Lợi dụng nhiệm vụ được giao, chỉ trong khoảng thời gian ngắn, Trần Duy Quân đã thu công nợ của 12 người dân trên địa bàn huyện Cờ Đỏ, thành phố Cần Thơ với tổng số tiền trên 483 triệu đồng. Tuy nhiên, Quân chỉ nộp lại cho công ty khoảng 164 triệu đồng, số tiền còn lại Quân sử dụng với mục đích cá nhân.

Chia sẻ:

Từ khóa:

  • Kết luận điều tra,
  • Tề Trí Dũng,
  • tham ô tài,
  • Công ty TNHH Sepzone Linh Trung,