Tại sao khi chạy nhanh mặt thường đỏ bừng mồ hôi ra nhiều, thở gấp

Tại sao khi chạy nhanh mặt thường đỏ bừng mồ hôi ra nhiều, thở gấp

Đôi lúc vì thấy mồ hôi ra nhiều quá, bạn coi thế là đủ và không hoàn thành hết bài tập của mình. Cũng có lúc không thấy mồ hôi ra nhiều mà bạn bực bội cho rằng mình đã rất chăm chỉ tập nhưng lại chẳng hiệu quả.

Câu chuyện trên nghe có quen không? Dám chắc rằng rất nhiều người khi mới tập thể thao đã vô thức hình thành quan niệm này. Vậy thực chất, mặt đỏ bừng bừng, mồ hôi tuôn ra ròng ròng với chuyện bạn đã tập đúng và đủ liệu có liên quan đến nhau không?

Quan điểm của các chuyên gia

Trang Women’s Health đã đưa ra hai quan điểm của hai chuyên gia về thể dục thể thao.

“Chảy mồ hôi là một cơ chế điều hòa thân nhiệt, chứ không phải để đánh giá mức độ tập luyện của bạn. Chúng có liên quan đến nhau thật đấy nhưng lại khác nhau hoàn toàn,” – đó là quan điểm của Harry Aitken, nhà khoa học thể thao làm việc cho Auster Fitness.

Còn theo Karen Austin, nhà sáng lập Viện Topaz Fitness thì đổ mồ hôi chỉ là một hình thức giải phóng nước chứ không phải giải phóng mỡ, nên việc gán bất kỳ tác dụng giảm cân lên lượng mồ hôi bạn tiết ra đều là vô lí.

Chảy mồ hôi – giảm cân: cardio – strength training

Đối với những ai đã từng tập cả cardio và strength training sẽ hiểu, dù nâng tạ mệt gần chết nhưng lại ra ít mồ hôi hơn so với chạy bộ rất nhiều. Nhưng dựa theo một nghiên cứu của khoa Y trường ĐH Havard năm 2014, những bài tập cơ bắp lại có tác động lớn hơn trong việc giảm mỡ so với các bài tập cardio.

Theo Aitken, vấn đề mồ hôi nhiều hay ít trong trường này có thể là do trong thời gian tập tạ, bạn sẽ có những quãng nghỉ giữa những bài tập – lúc mà cơ thể bạn được “hạ nhiệt”.

Như vậy, lấy lượng mồ hôi để đánh giá hiệu quả của từng dạng tập thể dục là một sai lầm.

Xem thêm: Giáo án chạy bộ giảm cân nhanh cho người mới bắt đầu trong 7 tuần

Hãy nhớ rằng cơ thể mỗi người là khác nhau

Sẽ là rất khôn ngoan nếu bạn hiểu được rằng mỗi chúng ta có lượng tuyến mồ hôi khác nhau, phụ thuộc vào gen di truyền. Cùng với một lượng và cường độ bài tập giống nhau, người có nhiều tuyến mồ hôi sẽ tiết nhiều mồ hôi hơn, và đương nhiên điều đó không có nghĩa là họ đã chăm chỉ hay cố gắng hơn.

Và đây là lý do thứ hai để khẳng định sai lầm về mối liên hệ giữa mồ hôi và giảm cân của chúng ta.

Tóm lại, lượng mồ hôi không thể được dùng để “cân, đo, đong, đếm” số năng lượng mà bạn đã đốt cháy được. Dù vậy, việc đổ mồ hôi rất có ích không chỉ trong chức năng điều hòa thân nhiệt, mà còn cả với làn da của bạn. Nguyên nhân là bởi vì mồ hôi mang theo những bụi bẩn trên da, sâu trong lỗ chân lông (nhưng chỉ khi bạn lau mồ hôi đi không để nó khô trên da). Đó là lý do tập cardio khiến da của bạn trở nên sáng hơn do bài tập này khiến ta đổ rất nhiều mồ hôi.

Nhưng riêng đối với việc giảm cân, quan trọng là bạn cần phải tìm hiểu tác động của từng dạng bài tập thể dục đến cơ thể và lượng calorie mà nó giúp ta đốt cháy được, chứ không phải là lượng mồ hôi tiết ra được là nhiều hay ít.

Tại sao khi chạy nhanh mặt thường đỏ bừng mồ hôi ra nhiều, thở gấp

- Giải thích vì sao khi luyện tập thể dục thể thao đúng cách, đều đặn từ bé có thể có được dung tích sống lí tưởng?

- Giải thích vì sao khi thở sâu và giảm số nhịp thở trong mỗi phút sẽ làm tăng hiệu quả hô hấp?

- Hãy đề ra các biện pháp luyện tập để có thể có một hệ hô hấp khỏe mạnh.

Đỏ bừng mặt là một dấu hiệu đỏ tạm thời không tự nguyện của da, thường biểu lộ trên mặt. Đỏ bừng mặt có thể kèm theo đỏ bừng ở vùng cổ hoặc ngực,do sự giãn nở của các mạch máu bên dưới bề mặt da.

Trong hầu hết các trường hợp, đỏ bừng mặt xảy ra như là một phản ứng bình thường của cơ thể với hoàn cảnh như tập thể dục, nhiệt độ nóng, hoặc do uống rượu bia hay các thức ăn cay, trạng thái cảm xúc, tiền mãn kinh… nhưng đôi khi nó cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu một bệnh lý có thể nguy hiểm đến tính mạng.

Tại sao khi chạy nhanh mặt thường đỏ bừng mồ hôi ra nhiều, thở gấp

Đỏ mặt đôi khi nó cũng có thể là một triệu chứng báo hiệu một bệnh lý có thể nguy hiểm đến tính mạn


Nguyên nhân gây đỏ bừng mặt?

Nguyên nhân sinh lý thông thường:

Đỏ bừng mặt là cách thức mà cơ thể đáp ứng lại với tình huống hoặc điều kiện hàng ngày hoặc trạng thái bình thường của cơ thể như:

- Uống bia rượu.

- Tập thể dục.

- Nhiệt độ môi trường cao.

- Thay đổi nhiệt độ đột ngột.

- Kích thích tình dục.

- Gia vị cay.

- Xúc động mạnh.

- Mang thai.

Các nguyên nhân liên quan bệnh lý:

- Hội chứng Carcinoid (nhóm các triệu chứng gây ra bởi một khối u tiết ra kích thích tố và các chất có hoạt tính sinh học khác) mà trong đó một khối u sản xuất hoóc-môn dẫn đến những thay đổi mạch máu và đỏ bừng mặt là một đặc điểm, là một dấu hiệu của bệnh.

- Sốt.

- Say nóng hoặc say nắng.

- Cường giáp.

- Hội chứng Dumping: triệu chứng thường gặp là nôn và đau bụng vùng thượng vị sau khi ăn và các rối loạn vận mạch với biểu hiện đỏ bừng mặt, tim đập nhanh, vã mồ hôi, chóng mặt, suy nhược, và bụng khó chịu.

- Bệnh cao huyết áp.

- Tác dụng phụ của thuốc: chẳng hạn như niacin và các loại thuốc được sử dụng để điều trị rối loạn cương dương, các thuốc giãn mạch… có thể gây ra chứng đỏ bừng mặt.

- Thời kỳ mãn kinh.

- Bệnh tế bào bón: khi phơi nhiễm với các kích thích vật lý như nóng, lạnh, cọ xát, áp suất thì vùng da tương ứng sẽ nổi mề đay, ngứa, dấu vẽ da, hồng ban khu trú và đỏ da...

Do dị ứng: đỏ bừng mặt có thể đi kèm với các phản ứng dị ứng,

- Nhồi máu cơ tim.

Những triệu chứng khác có thể xảy ra với  đỏ bừng mặt?

Đỏ bừng mặt có thể kèm theo các triệu chứng khác, tùy thuộc vào các rối loạn tiềm ẩn, bệnh hoặc điều kiện gây ra nó. Chẳng hạn như đỏ bừng mặt, cũng có thể liên quan đến các triệu chứng khác của cơ thể:

- Dị ứng có thể đi kèm ngứa nổi mẩn, nổi mề đay...

- Nhồi máu cơ tim: đau vùng ngực trái đau như dao đâm, khó thở...

- Cao huyết áp: chóng mặt nhức đầu…

- Hội chứng Carcinoid: liên quan đến u carcinoid, đó là các thể ung thư bất thường, tiến triển chậm, nó thường xuất phát từ nhiều cơ quan trong cơ thể nhưng chủ yếu là từ đường tiêu hóa và từ phổi, ngoài ra có thể từ buồng trứng và tinh hoàn. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là những cơn bừng mặt kèm theo rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, đau bụng diễn ra liên tục và tiếp diễn ngày càng tăng, nhịp tim nhanh, đánh trống ngực…

Các triệu chứng nghiêm trọng

Trong một số trường hợp, đỏ bừng mặt có thể xảy ra với các triệu chứng khác có thể gợi ý một tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa tính mạng như: do sốc phản vệ hoặc cơn cao huyết áp, hoặc nhồi máu cơ tim. Trong các trường hợp này bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất hoặc gọi cấp cứu, nếu bạn có các triệu chứng sau đây:

- Đau tức ngực, ngực bị đè nén, đánh trống ngực.

- Triệu chứng về hô hấp: chẳng hạn như khó thở, khó thở, thở dốc, thở khò khè, không thở được hoặc bị ngạt.

- Sưng mặt, môi hay lưỡi.

- Sốt cao (hơn 39oC).

Bác sĩ xử lý như thế nào?

Xử lý triệu chứng đỏ bừng mặt phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra nó. Nếu nguyên nhân là sinh lý thì không cần thiết vì thường nó sẽ không xuất hiện kéo dài và tự chấm dứt, nhưng nếu như nó đi kèm với các dấu hiệu khác gợi ý một bệnh lý nào đó thì các bác sĩ sẽ điều trị bệnh lý đó hay thay đổi tình huống đó, chẳng hạn nếu do thuốc thì đổi thuốc (nếu thấy cần thiết), tương tự do cao huyết áp thì sẽ điều trị cao huyết áp, điều trị cường giáp... Vì vậy, nên khám bệnh kịp thời nếu bạn có dấu hiệu đỏ bừng mặt cùng với các triệu chứng khác. Nếu đỏ bừng mặt xảy ra liên tục hoặc làm cho bạn quan tâm, cũng nên đi khám bác sĩ.

 BS. NGÔ HỮU LỘC