Tại sao có sự hút gió

Quạt thông gió là sự lựa chọn đơn giản, hiệu quả và tiết kiệm chi phí tốt nhất so với các loại quạt khác thông dùng cho làm mát. So với hệ thống làm mát như điều hòa thì quạt hút gió công nghiệp có khả năng tiết kiệm tới 60%.
 

Tại sao có sự hút gió


An toàn

Động cơ quạt thông gió được trang bị bộ cảm ứng nhiệt sẽ tự động tắt khi nhiệt độ máy tăng cao. Bên cạnh đó, quạt hút gió còn có cửa sổ tự động mở khi cánh quạt hoạt động và đóng khi cánh quạt ngưng hoạt động mang lại sự an toàn cho người sử dụng.

Không chiếm nhiều không gian

Được thiết kế với khung quạt hình vuông nhỏ đủ để âm vào tường nên không chiếm quá nhiều không gian trong nhà xưởng, nhà kho hoặc phòng ngủ.

Khả năng hút hai chiều giúp không khí trong lành hơn

Những chiếc quạt thông gió thường chỉ sở hữu một chức năng hút không khí từ bên trong ra ngoài. Tuy nhiên, với những sản phẩm quạt thông gió hai chiều còn được tích hợp thêm chế độ quay đảo chiều để lưu chuyển không khí từ bên ngoài vào bên trong tạo nên sự thông thoáng cho những nhà xưởng, nhà kho hoặc bất cứ căn phòng nào ẩm thấp và kín gió.

Với mục đích duy trì nguồn không khí trong lành và loại bỏ các mùi hôi, mùi ẩm và mùi khó chịu gây ô nhiễm. Chính vì vậy mà loại quạt này được sử dụng để gắn âm vào tường trong tất cả không gian kín.’

Tuổi thọ cao, độ bền lâu dài và chịu được áp lực cao

Quạt thông gió công nghiệp được thiết kế với công suất mạnh mẽ và lưu lượng gió thổi lớn. Hiện nay, hầu hết tất cả các loại quạt thông gió công nghiệp đều sử dụng Motor được làm bằng dây đồng, phủ sơn tĩnh điện để giúp cách điện và cách nhiệt an toàn cho người sử dụng và nguồn điện của nhà xưởng.

Trong mỗi quạt thông gió công nghiệp đều được trang bị cầu chì đầy đủ để bảo vệ Motor hoạt động. Điều này giúp quạt thông gió tự ngắt điện khi Motor quá nóng, hạn chế rủi ro về các sự cố liên quan đến cháy nổ. Vì thế, người dùng có thể an tâm về việc cho quạt vận hành liên tục trong môi trường nóng khắc nghiệt mà không sợ quá tải.

Làm thế nào để không gian sống thông thoáng, thoải mái, dễ chịu luôn là vấn đề được các chủ nhà cũng như thợ điện nước quan tâm. Đặc biệt với các kiểu thiết kế nhà ở sát sát và kín mít như hiện nay lại càng được chú ý hơn. Cùng với đó là tình trạng ô nhiễm không khí ngày càng nặng. Không gian trong nhà ngày càng trở nên bí bách, nóng nực, khó chịu. Để khắc phục được tình trạng này, các nhà HVAC đã phải lên phương án thiết kế hệ thống thông gió cho nhà ở và không gian kín. Hãy cùng Soho tìm hiểu để áp dụng trong nhà mình.

Tại sao có sự hút gió

Hệ thống thông gió cho nhà ở là gì?

Trước tiên, phải biết được thông gió là gì?

Thông gió được hiểu đơn giản là việc trao đổi không khí giữa 2 môi trường, 2 không gian khác nhau để cải thiện chất lượng bầu không khí. Chúng lưu chuyển không khí từ môi trường này sang môi trường khác, đẩy không khí cũ từ trong phòng ra bên ngoài và lưu chuyển dòng khí mới vào. Chúng được thực hiện bằng các phương pháp tự nhiên hoặc các sản phẩm cơ khí. Mang đến không gian thông thoáng, thoải mái, an toàn cho người dùng.

Vậy hệ thống thông gió là gì. Chúng là các giải pháp tổng thể, giúp cải thiện chất lượng nguồn khí trong những không gian rộng lớn, ngăn chặn sự trì trệ của luồng khí bên trong nhà. 

Hệ thống thống gió cho nhà ở là các phương pháp lưu chuyển nguồn khí cũ bên trong nhà ra ngoài và cấp nguồn khí mới vào trong nhà. Khác với hệ thống thông gió cho nhà xưởng, đối với nhà ở chúng được thiêt kế nhẹ nhàng hơn

>>> Xem thêm: Hệ Thống Lọc Không Khí Trong Nhà- Lọc Tổng

Tại sao phải lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà ở và không gian kín

Có nhất thiết phải lắp đặt hệ thống thông gió cho nhà ở gia đình không? Câu trả lời là có. Không chỉ là các không gian nhỏ, kín mà các không gian lớn cũng cần phải thông thoáng.

Tại sao có sự hút gió

Nếu không có hệ thống thông gió, sinh hoạt trong nhà 1 thời gian dài sẽ dẫn đến nồng độ bụi, bụi mịn từ các đồ nội thất hoặc từ bên ngoài tích tụ trong phòng sẽ tăng lên. Đồng thời, quá trình hô hấp của con người và động vật cũng làm tăng nồng độ khí CO2, giảm O2 xuống rất nhiều. Cùng với sự ẩm ướt trong nhà làm nấm mốc, vi khuẩn phát triển. Các khí thải độc hại như formaldehyd, virut, phấn hoa, bụi nhà, nấm mốc,... tích tụ ngày một nhiều gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của con người. Lượng bụi bẩn trong phòng tăng lên sẽ là nguy cơ gây các bệnh nguy hiển đến sức khỏe và tính mạng con người. Kết hợp với sự thiếu khí sẽ làm quá trình hô hấp của con người trở nên khó khăn hơn. Do đó, cần phải sử dụng các biện pháp can thiệp kịp thời.

Ưu điểm của hệ thống thông gió đối với nhà ở gia đình

  • Làm không gian trở nên thông thoáng hơn bởi khả năng lưu thông không khí luân phiên. Việc thông gió sẽ đẩy không khí cũ sẽ được đẩy ra ngoài và đưa luồn khí mới vào. Việc trao đổi liên tục dòng khí sẽ làm nhà ở thêm thoáng mát, thoải mái hơn. Loại bỏ sự bí bách, ngột ngạt
  • Hạn chế tích tụ bụi bẩn, nấm mốc và vi khuẩn gây hại. Cùng với luồng khí đi ra, bụi bẩn, nấm mốc, vi khuẩn, khí thải độc hại,... cũng được lưu chuyển 1 phần ra ngoài. Không gian sống sẽ trở nên sạch sẽ hơn.
  • Bảo vệ sức khỏe con người. Bởi không khí sẽ trở nên thông thoáng, thoải mái và sạch hơn, từ đó sức khỏe con người cũng được cải thiện

Tại sao có sự hút gió

Nguyên tắc thông gió nhà ở

Nguyên tắc chung và cơ bản của hệ thống thông gió nhà ở là sự trao đổi không khí giữa trong và ngoài nhà. Đảm bảo không khí trong nhà được lưu thông thường xuyên và liên tục. Tránh sự trì trệ của nguồn khí trong nhà.

Với mỗi cách thức lưu thông không khí khác nhau, sẽ có những nguyên tắc chi tiết để đảm bảo hiệu quả vận hành là tốt nhất.

Các giải pháp thông gió cho nhà ở gia đình

Hiện nay, có 2 biện pháp thường được áp dụng đó là thông gió tự nhiên và thông gió cơ khí (cưỡng bức)

1. Thông gió tự nhiên trong nhà ở

Các phương pháp cải thiện chất lượng nguồn khí 1 cách tự nhiên dã được ông bà áp dụng từ thời xưa và đến nay vẫn được ứng dụng 1 cách hiệu quả. Với phương pháp này, điều cơ bản nhất đó là thiết kế hệ thống các cửa thông thoáng để đón gió và đẩy khí ra ngoài. Chúng khá an toàn và tiết kiệm chi phí. Đặc biệt hiệu quả với những căn hộ đặt ở vị trí thông thoáng, dễ đón gió và không khí bên ngoài khá trong lành.

Nguyên lý của việc thông gió tự nhiên đó là thiết kế các hệ thống cửa sổ và cửa ra vào 1 cách hợp lý để đảm bảo sự trao đổi khí diễn ra dễ dàng. Giúp cho không gian sống trở nên sạch sẽ và an toàn hơn. Do đó, trong quá trình thiết kế, cần phải tính toán để bố trí cửa ra vào, hệ thống cửa sổ một cách hợp lý.

Các phương pháp thiết kế hệ thống thông gió tự nhiên trong nhà ở thường được các kỹ sư HVAC áp dụng là

  • Thông gió tự nhiên với áp lực nhiệt

Nguyên lý thiết kế của hệ thống này dựa trên sự chênh lệch áp suất giữa các môi trường. Gió sẽ di chuyển từ nơi có áp suất cao đến nơi có áp suất thấp. Đồng nghĩa với nó đó là khí nóng sẽ ở phía trên và hơi lạnh sẽ ở phía dưới.

Tại sao có sự hút gió

Dựa trên nguyên tắc này, các kỹ sư về điều hòa thông gió đã thiết kế vị trí đặt cửa sổ dựa trên các tính toán về cách dẫn-thoát khí nóng ra ngoài. Các cửa sổ, cửa ra vào sẽ được tính toán về độ mở, vị trí hứng gió và kích thước. Cửa dẫn gió sẽ được đặt thấp hơn và đặt ở nơi có chiều gió thổi vào mạnh nhất, cùng với hướng gió của bên ngoài. Đồng thời, cửa thoát khí sẽ đặt ở vịt rí cao hơn, thường là trên mái. Theo áp lực nguồn khí, dòng khí nóng sẽ được đẩy ra ngoài.

Với phương pháp này, vị trí cửa cấp gió và hút khí sẽ được đặt đối diện với nhau và phải có tối thiểu 2 cửa. Và đây cũng là giải pháp thông gió cho nhà ống thường được áp dụng. Tuy nhiên, lưu lượng gió cấp vào thấp, không có sự thay đổi nhiều về nhiệt trong phòng.

  •  Thông gió dựa vào áp lực gió

Với phương pháp này, nguyên tắc thông gió dựa vào việc sắp xếp các cửa gió. Có thể sắp xếp chúng theo 2 cách sau dựa theo hiệu quả mong muốn

- Cửa vào và cửa ra bằng nhau, chiều cao như nhau: Với cách đặt cửa gió này sẽ cho lưu lượng gió trung bình

- Vị trí cửa gió vào có kích thước nhỏ hơn và đầu gió ra có chiều cao cao hơn: Với phương pháp này sẽ cho lưu lượng gió cao hơn.

Tại sao có sự hút gió

Để sử dụng được phương pháp này thì yêu cầu phải có là có các mặt đối diện nhau thông thoáng, không tiếp giáp với các công trình khác. Do đó, chúng phù hợp khi thiết kế hệ thống thông gió cho biệt thự và các khu vực có các diện tích cao.

2. Thông gió cưỡng bức

Ngoài các phương pháp thông gió tự nhiên. Để có thể đem lại hiệu quả nguồn khí tốt nhất và có thể kiểm soát được chúng thì hiện nay các phương pháp thông gió cưỡng bức đang được áp dụng rộng rãi trong hầu hết các công trình nhà ở.

Thông gió cưỡng bức chính là việc sử dụng các thiết bị cơ học để để dàng lưu thông không khí trong nhà. Từ các sản phẩm này, con người có thể dễ dàng thiết kế để điều chỉnh hướng cũng như lưu lượng gió cần dùng tùy theo điều kiện địa hình và nhu cầu sử dụng. 

Hiện nay có 3 cách thiết kế hệ thống thông gió cho nhà ở

  • Thiết kế hệ thống thông gió hút mùi

Với phương pháp này, sẽ sử dụng các sản phẩm quạt thông gió trung tâm có công suất lớn. Với 1 máy có thể cấp hút khí cho cả 1 sàn hoặc 1 căn hộ. 

Chức năng chính của dòng thiết bị này là hút mùi, hút ẩm, bụi bẩn và khí nóng ra bên ngoài. Mang đến không gian sống thông thoáng, sạch sẽ, an toàn cho các thành viên trong nhà.

Hệ thống này gồm 1 hoặc nhiều máy thông gió trung tâm tùy vào diện tích lắp đặt và nhu cầu hút khí để tính toán lựa chọn các dòng máy phù hợp. Một máy trung tâm sẽ được chia ra nhiều cửa hút khí khác nhau và 1 đầu xả khí ra ngoài. Các đầu hút khí sẽ lần lượt được dẫn đến các không gian: phòng ngủ, phòng khách, bếp ăn, phòng sinh hoạt chung,....

Tùy vào diện tích không gian sẽ đặt các số lượng mặt gió để đặt vào. Với các phòng ngủ có diện tích khoảng 16-24m2 thì chỉ cần đặt 1 mặt hút là có thể loại bỏ sự bí bách, ngột ngạt vốn có của sản phẩm. Với các phòng rộng hơn thì nên để 2 đầu hút. Bếp ăn và phòng vệ sinh thì chỉ cần 1 mặt hút là được. Đặc biệt với khi vực nấu ăn thì nên lắp đặt quạt hút mùi bếp riêng để nhanh chóng hút khói, mùi đồ ăn và hơi nóng ra ngoài. Với phòng khách gia đình, vì không gian khá rộng nên cần đặt 2 mặt gió để hiệu quả đạt tối ưu nhất. Đây cũng là giải pháp thông gió cho nhà ống và cách thiết kế hệ thống thông khí cho nhà cao tầng cũng như các công trình dân dụng khác thường thấy.

Với hệ thống này, vì lượng không khí hút ra nhiều nên với sự chênh lệch áp suất giữa 2 môi trường trong và ngoài nhà. Một lượng không khí từ bên ngoài sẽ được đẩy vào phòng theo các khe hở để bù đắp cho lượng khí mất đi. Tuy nhiên, lượng khí cấp vào này khá ít và sẽ không đủ để bù đắp được lượng khí đã bị hút ra nếu trong không gian kín.

Tại sao có sự hút gió

  • Hệ thống thông gió nhà ở với máy cấp gió tươi

Trái ngược với hệ thống hút mùi, phương pháp này giúp cung cấp 1 lượng lớn không khí từ bên ngoài vào trong nhà. Thông thường, chúng sẽ có thêm bộ lọc không khí để loại bỏ bụi, bụi PM2.5, chất ô nhiễm và khí thải độc hại trước khi cấp vào sử dụng.

Chức năng chính của dòng thông gió cấp gió tươi nay là cung cấp 1 luồng khí mới, sạch, an toàn đến mọi ngóc ngách của căn hộ. Loại bỏ tình trạng bị khí, thiếu khí, ngột ngạt và ô nhiễm không khí trong nhà. 

Một hệ thống cấp gió tươi 1 chiều bao gồm: Thiết bị cấp gió tươi bao gồm bộ lọc không khí, hệ thống ống dẫn, mặt gió, vent cap và các vật tư phụ khác. 

Nguyên lý hoạt động: Động cơ trong máy sẽ hút không khí từ bên ngoài vào. Luồng khí sẽ đi qua bộ lọc khí trước để loại bỏ bụi, bụi mịn và khí thải độc hại trước khi cấp vào. Luồng khí này sau khi được lọc sạch sẽ được chia ra các cửa gió khác nhau và cấp đế từng phòng. Với những không gian rộng, hoặc có nhiều người sinh hoạt có thể đặt nhiều hơn 1 mặt gió để đảm bảo cung cấp đủ nguồn khí cho sử dụng.

Thông thường, trong 1 căn hộ, các khu vực nên cấp khí tươi sạch là phòng khách, phòng đọc sách, sinh hoạt chung và đặc biệt là phòng ngủ. 

Như vậy, với hệ thống này thì không gian trong nhà sẽ luôn được cung cấp nguồn khí mới, sạch, an toàn cho người dùng. Bên cạnh đó, còn được dùng như 1 máy lọc không khí.

Do việc cấp 1 lượng khí lớn vào nhà nên luồng khí cũ sẽ được ép để đẩy ra ngoài theo các khe hở. Và điều đương nhiên là lượng khí bị ép ra cũng không thể nhiều bằng lượng gió cấp vào. nên để đạt hiệu quả cao nhất, người ta sẽ ưu tiên sử dụng phương án thứ 3.

Tại sao có sự hút gió

  • Thông gió bằng máy cấp gió tươi 2 chiều với bộ lọc trung tâm

Để khắc phục những nhược điểm của 2 phương án trên, các sản phẩm thông gió cấp gió tươi 2 chiều với bộ lọc tổng ra đời. Chúng vừa hút khí cũ từ trong nhà ra ngoài, đồng thời cấp 1 luồng khí mới sạch, an toàn để sử dụng. 2 luồng khí này hoạt động song song giúp không khí trong nhà luôn được cân bằng và ở trạng thái tốt nhất.

Nguyên lý hoạt động. Mỗi máy cấp khí tươi sẽ có 4 đầu dần khí: 1 đầu lấy không khí từ bên ngoài vào, 1 đầu xả khí ra ngoài, 1 đầu cấp khí và 1 đầu hút khí trong nhà. Với 2 đầu cấp hút khí ở trong nhà có thể chia ra nhiều đường khác nhau để dẫn đến các phòng riêng biệt. Không khí sẽ được máy hút vào theo đầu lấy khí, sau đó đi qua bộ lọc không khí để loại bỏ bụi, bụi mịn, mùi hôi, khí ô nhiễm,...  Với các dòng có bộ thu hồi nhiệt, luồng gió này sẽ được tiếp tục đi qua bộ thu hồi nhiệt để giảm nhiệt và cân bằng với nhiệt trong phòng trước khi cấp vào. Sau đó, dòng khí này sẽ được tiếp tục đi vào đầu cấp khí và được chia đến cho các khu vực khác nhau để sử dụng.

Đồng thời với quá trình này, 1 lượng không khí cũ chứa bụi bẩn, vi khẩn, ẩm mốc, mùi hôi,... sẽ được hút ra ngoài theo các cửa hút và đi ra ngoài theo đầu xả khí. Với các dòng máy có thu hồi nhiệt, chúng sẽ đi qua bộ hồi nhiệt để tránh nhiệt bị thấy thoát ra ngoài.

Sơ đồ hệ thống sẽ gồm: máy cấp gió tươi thu hồi nhiệt trung tâm, đường ống dẫn gió, ven cáp và mặt gió. Mỗi phòng sẽ được đặt 1 đầu cấp và 1 đầu hút khí. 2 đầu này sẽ được lắp đặt đối xứng nhau, tránh lắp gần nhau giảm giảm hiệu quả.

Đây được xem là giải pháp thông gió cho phòng kín hiệu quả nhất. Tuy nhiên, chi phí lắp đặt cũng là cao nhất. Nhưng để bảo vệ sức khỏe cho chính bản thân và những người xung quanh, đây là khoản đầu tư có lợi.

Tại sao có sự hút gió

Các yếu tố giúp gia tăng hiệu quả thông gió

Để giúp gia tăng hiệu quả thông gió, hút mùi, khi lên phương án thiết kế thi công hệ thống thông gió nhà ở cần lưu ý các yếu tố sau:

  • Tính toán diện tích lắp đặt để lựa chọn công suất và lưu lượng khí phù hợp
  • Tính toán, xác định vị trí cửa sổ và cửa thông gió phù hợp để kết hợp lấy gió, thông khí trong nhà
  • Lựa chọn loại ống dẫn phù hợp với kích thước ống của máy để đảm bảo hiệu quả thông gió. Nếu lựa chọn ống to quá sẽ dẫn đến lượng gió thất thoát trong đường ống nhiều, giảm hiệu quả cáp hút khí. Ngược lại, nếu đường ống quá nhỏ so với kích thước đầu ống sẽ dẫn đến bị rít gió, tăng tiếng ồn.
  • Không nên để đường ống quá xa, nếu đường ống quá dài sẽ dẫn đến thất thoát gió lớn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về hệ thống thông gió cho nhà ở và không gian kín. Nếu vẫn chưa lựa chọn được cách thức nào để đạt hiệu quả nhất cho không gian của mình. Quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline: 0934.452.678 để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. Soho, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong ngành sẽ đưa đến giải pháp tốt nhất cho quý khách hàng.