Tại sao chu kỳ kinh nguyệt đến muộn

Tình trạng căng thẳng nghiêm trọng có thể làm rối loạn hormone trong cơ thể của bạn và gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều. Đặc biệt là khi bạn thường xuyên cảm thấy lo lắng, áp lực hoặc đau buồn thì nồng độ nội tiết tố rất dễ bị giảm sút.

Hơn nữa tình trạng căng thẳng cũng gây ra nhiều vấn đề bất lợi cho sức khỏe như khó ngủ, khó tập trung, tăng hoặc giảm cân không lý do… Vì vậy, bạn nên dành thời gian để nghỉ ngơi, tập thể dục hoặc giải trí lành mạnh để giải tỏa cảm xúc tiêu cực và giúp nồng độ hormone ổn định hơn nhé!

7. Kinh nguyệt không đều do tập thể dục cường độ mạnh

Việc tập các bài tập thể dục cường độ mạnh có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Thông thường, tình trạng này xảy ra chủ yếu ở các vận động viên phải luyện tập hàng nhiều giờ mỗi ngày.

Tuy nhiên, việc tập thể dục chỉ ảnh hưởng đến kinh nguyệt khi cơ thể bạn đốt cháy nhiều calo hơn lượng calo được nạp vào. Vì nếu không có đủ năng lượng, cơ thể không sản xuất đủ hormone cần thiết để quá trình rụng trứng diễn ra như bình thường.

8. Hành kinh bất thường do thay đổi cân nặng

Hiện tượng có kinh sớm hoặc trễ đôi khi cũng liên quan đến những thay đổi về cân nặng. Kinh nguyệt không đều thường xảy ra ở những chị em bị tăng cân hoặc sụt cân đột xuất. Đặc biệt là việc giảm cân nhanh chóng do ăn kiêng quá mức, rối loạn ăn uống hoặc sau phẫu thuật cắt dạ dày rất dễ khiến kinh nguyệt không đều.

Nguyên nhân là vì khi cơ thể bị đói thường tự động dự trữ và dùng năng lượng cho các hoạt động quan trọng, chẳng hạn như hô hấp để duy trì sự sống. Những chức năng không quá quan trọng như sản xuất hormone sinh sản sẽ bị ngưng trệ, do đó gây ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi tăng cân quá nhiều, mỡ góp phần tiết hormone estrogen làm ảnh hưởng chu kỳ.

9. Ra huyết âm đạo bất thường do nguyên nhân ác tính

Việc ra huyết âm đạo do môt bệnh lý ác tính, như ung thư cổ tử cung, ung thư nội mạc tử cung. Bệnh thường gặp ở những phụ nữ đã qua độ tuổi sinh sản, lượng xuất huyết có thể bị nhầm lẫn là một kỳ kinh sớm. Máu âm đạo ở giữa của các chu kỳ kinh bình thường, hay ra huyết nhiều hơn ở các kỳ kinh. Nếu bạn chưa có thói quen tầm soát ung thư cổ tử cung hay khám phụ khoa định kỳ thì nên kiểm tra.

Đôi khi rối loạn kinh nguyệt kèm với triệu chứng bỗng nhiên ngực tiết sữa cũng là một gợi ý cho bệnh ung thư tuyến yên. Do đó, bạn cần chú ý nếu không có thai mà vẫn tiết sữa.

Bạn nên làm gì khi có kinh sớm hơn chu kỳ bình thường?

Hầu hết các trường hợp hành kinh sớm ở người dậy thì hay mãn kinh thường không nghiêm trọng và chu kỳ kinh nguyệt của bạn có thể tự trở lại bình thường ở người dậy thì, mãn kinh sẽ thưa dần và mất. Tuy nhiên, trừ trường hợp mắc bệnh phụ khoa hay truyền nhiễm cần phải đi khám thì bạn có thể “đối phó” với chu kỳ kinh không đều bằng một số giải pháp sau:

1. Sử dụng app theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Việc sử dụng một trong các ứng dụng theo dõi chu kỳ kinh có thể giúp bạn biết được mình có kinh sớm hoặc trễ bao nhiêu ngày. Một số app còn cho phép bạn ghi chú lại các triệu chứng hàng ngày hoặc khi hành kinh. Tính năng hữu ích này sẽ giúp bạn lưu lại những thông tin cần thiết khi đi kiểm tra sức khỏe hoặc khám phụ khoa.

2. Luôn có sự chuẩn bị khi ra ngoài

Nếu bạn thường “rụng dâu” không đúng ngày, lúc có kinh sớm lúc lại bị muộn thì nên chuẩn bị sẵn băng vệ sinh hay cốc nguyệt san hoặc tampon… và đồ lót trong túi xách mỗi khi ra ngoài. Đặc biệt là với những chị em bận rộn trong công việc và không chú ý đến ngày “đèn đỏ” thì đây chính là giải pháp an toàn nhất khi bạn bất ngờ bị “rụng dâu”.

3. Ngủ đủ giấc

Tình trạng thiếu ngủ hoặc thời gian ngủ bất thường do công việc sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn. Vì vậy, nếu phải làm việc ca đêm thì bạn hãy cố gắng cải thiện chất lượng giấc ngủ của mình nhiều nhất có thể. Lời khuyên là bạn nên ngủ đủ 8 giờ mỗi ngày và nếu vì tính chất công việc phải ngủ ngày, thức đêm thì bạn nên đảm bảo điều kiện phòng ngủ tối, yên tĩnh và mát mẻ.

4. Ăn uống lành mạnh và đủ chất

Chế độ dinh dưỡng hợp lý và cân bằng là “chìa khóa” giúp bạn khỏe mạnh về thể chất lẫn khả năng sinh sản. Hơn nữa, bạn cần ăn đủ chất, không nên tập thể dục quá sức và ăn kiêng khắc nghiệt để đảm bảo cơ thể luôn có đủ năng lượng dành cho việc sản xuất các hormone cần thiết.

5. Khám tầm soát ung thư định kỳ

Đối với phụ nữ, được khuyên tầm soát ung thư cổ tử cung mỗi 3-5 năm một lần, bạn nên làm định kỳ. Nếu tình trạng kinh nguyệt không đều diễn ra liên tục, cơ thể sụt cân, mệt mỏi thì nên đi khám để được tư vấn.

Việc có kinh sớm hay tới tháng sớm không hẳn là vấn đề nghiêm trọng nếu chỉ thỉnh thoảng xảy ra hoặc không có triệu chứng bất thường đi kèm. Bên cạnh đó, chu kỳ kinh nguyệt ở mỗi phụ nữ cũng khác nhau. Bạn nên xác định được nguyên nhân khiến mình có kinh sớm hoặc trễ để có hướng điều trị và chăm sóc sức khỏe sinh sản phù hợp.

Có hai thời điểm trong cuộc đời của một người phụ nữ khi mà kinh nguyệt không đều và điều này là hoàn toàn bình thường. Đó là lần đầu tiên bắt đầu và khi bắt đầu mãn kinh. Khi cơ thể của phụ nữ trải qua quá trình chuyển đổi, chu kỳ bình thường có thể trở nên bất thường.

Hầu hết phụ nữ chưa đến tuổi mãn kinh thường có chu kỳ kinh nguyệt 28 ngày một lần. Tuy nhiên, một chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh có thể dao động từ 21 - 35 ngày một lần. Nếu chu kỳ kinh nguyệt không nằm trong những khoảng này, thì có thể là do một trong những lý do sau đây:

1.1 Căng thẳng cũng có thể gây chậm kinh

Căng thẳng có thể làm mất nội tiết tố, thay đổi thói quen hàng ngày của phụ nữ và thậm chí ảnh hưởng đến phần não chịu trách nhiệm điều hòa kinh nguyệt - vùng dưới đồi. Theo thời gian, căng thẳng có thể dẫn đến bệnh tật hoặc tăng hoặc giảm cân đột ngột, tất cả đều có thể ảnh hưởng đến chu kỳ của phụ nữ.

Nếu nghĩ rằng căng thẳng có thể làm mất kinh, hãy thử thực hành các kỹ thuật thư giãn và thay đổi lối sống.

1.2 Trọng lượng cơ thể thấp

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt đến muộn

Phụ nữ chán ăn cũng có thể gây ra chậm kinh.

Phụ nữ bị rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chán ăn tâm thần hoặc ăn uống vô độ, có thể bị chậm kinh. Cân nặng thấp hơn 10% so với mức được coi là bình thường đối với chiều cao có thể thay đổi cách cơ thể hoạt động và ngừng rụng trứng. Điều trị chứng rối loạn ăn uống và tăng cân một cách lành mạnh có thể đưa chu kỳ kinh trở lại bình thường. Những phụ nữ tham gia các bài tập thể dục quá sức như chạy marathon cũng có thể bị ngừng kinh.

1.3. Béo phì

Cũng giống như trọng lượng cơ thể thấp có thể gây ra thay đổi nội tiết tố, do đó, thừa cân cũng có thể xảy ra. Bác sĩ sẽ đề nghị một chế độ ăn kiêng và kế hoạch tập thể dục nếu họ xác định rằng béo phì là một yếu tố khiến phụ nữ bị chậm kinh.

Hội chứng buồng trứng đa nang là một tình trạng khiến cơ thể phụ nữ sản xuất nhiều nội tiết tố nam androgen. U nang hình thành trên buồng trứng là kết quả của sự mất cân bằng hormone này. Điều này có thể làm cho quá trình rụng trứng không đều hoặc ngừng hoàn toàn.

Các hormone khác, chẳng hạn như insulin, cũng có thể mất cân bằng. Điều này là do sự kháng insulin, có liên quan đến hội chứng buồng trứng đa nang. Điều trị hội chứng buồng trứng đa nang tập trung vào việc làm giảm các triệu chứng. Bác sĩ có thể kê đơn thuốc ngừa thai hoặc thuốc khác để giúp điều chỉnh chu kỳ kinh.

1.5 Kiểm soát sinh sản

Phụ nữ có thể gặp sự thay đổi trong chu kỳ của mình khi thực hiện hoặc không sử dụng biện pháp tránh thai. Thuốc tránh thai chứa các hormone estrogen và progestin, ngăn cản buồng trứng phóng thích trứng. Có thể mất đến sáu tháng để chu kỳ ổn định trở lại sau khi ngừng thuốc. Các loại biện pháp tránh thai khác được cấy hoặc tiêm cũng có thể gây chậm kinh.

1.6 Các bệnh mạn tính

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt đến muộn

Phụ nữ mắc bệnh đái tháo đường cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.

Các bệnh mạn tính như đái tháo đường và bệnh celiac cũng có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Những thay đổi về lượng đường trong máu có liên quan đến thay đổi nội tiết tố, vì vậy, mặc dù hiếm gặp, nhưng bệnh đái tháo đường được kiểm soát kém có thể khiến kinh nguyệt không đều.

Bệnh Celiac gây ra chứng viêm có thể dẫn đến tổn thương ở ruột non, có thể ngăn cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Điều này có thể gây ra chậm kinh.

1.7 Tiền mãn kinh sớm

Hầu hết phụ nữ bắt đầu mãn kinh trong độ tuổi từ 45 đến 55. Những phụ nữ xuất hiện các triệu chứng vào khoảng 40 tuổi hoặc sớm hơn được coi là tiền mãn kinh sớm. Điều này có nghĩa là nguồn cung cấp trứng đang giảm dần, và kết quả là bị chậm kinh và cuối cùng là kết thúc kinh nguyệt.

1.8 Các vấn đề về tuyến giáp

Tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc kém hoạt động cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến chậm kinh. Tuyến giáp điều chỉnh sự trao đổi chất của cơ thể, do đó, mức độ hormone cũng có thể bị ảnh hưởng. Các vấn đề về tuyến giáp thường có thể được điều trị bằng thuốc. Sau khi điều trị, kinh nguyệt sẽ trở lại bình thường.

2. Khi nào đến gặp bác sĩ?

Bác sĩ có thể chẩn đoán chính xác lý do chậm kinh và nói về các lựa chọn điều trị. Hãy ghi chép lại những thay đổi trong chu kỳ cũng như những thay đổi khác về sức khỏe để cho bác sĩ biết. Điều này sẽ giúp chẩn đoán tốt hơn.

Nếu có các triệu chứng như chảy máu nhiều bất thường, sốt, đau dữ dội, buồn nôn và ói mửa, chảy máu kéo dài hơn bảy ngày, chảy máu sau khi bạn đã bước vào thời kỳ mãn kinh và không có kinh trong một năm hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Tại sao chu kỳ kinh nguyệt đến muộn
Mách phái đẹp cách dùng cốc nguyệt san an toàn khi du xuân

Xem thêm video đang được quan tâm:

Kỳ tích: Vaccine ngừa COVID-19 làm nên lịch sử | SKĐS